ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 40 - 45)

2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, tỉnh Nghệ An.

Khách thể nghiên cứu: Ban quản lý dự án tỉnh, Ban nƣớc sạch và vệ sinh xã, Đội tuyên truyền viên nƣớc sạch và vệ sinh, Hội phụ nữ tỉnh, Hội phụ nữ xã, các tổ chức đoàn thể, nam giới và nữ giới, hộ nghèo mà phụ nữ làm chủ, hộ cận nghèo mà phụ nữ làm chủ trong khu vực dự án.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các chiều cạnh về xã hội và giới trong khuôn khổ Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng xã Diễn Yên, tỉnh Nghệ An.

- Quy mô không gian: xã Diễn Yên, tỉnh Nghệ An. - Quy mô thời gian: từ tháng 1/2012 – tháng 12/2015

2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u

2.3.1. Cách tiếp cận

Luận văn này thực hiện dựa trên cách tiếp cận liên ngành và cách tiếp cận hệ thống để phân tích và đánh giá vài trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

2.3.1.1 Tiếp cận liên ngành

Tiếp cận liên ngành là cách tiếp cận một đối tƣợng bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều ngành. Tính liên ngành trong nghiên cứu khoa học là đ ặc điểm nổi trô ̣i của sự phát triển khoa học hiện đại , là xu hƣớng chính trong thế kỷ này . Trả lời câu hỏi tính liên ngành trong sự phát triển của khoa học hiện đại có nhiều cách giải nghĩa, nhƣng về đa ̣i thể nó đƣợc hiểu là sƣ̣ tích hợp , thâm nhâ ̣p giƣ̃a các khoa ho ̣c trong nghiên cƣ́u . Vì vậy về bản chất đó là sự thay đổi “cách nhìn”đối tƣợng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hê ̣ phƣ́c hợp . Sƣ̣ thay đổi đó là không đơn giản , điều này đƣợc thể hiê ̣n không chỉ trong li ̣ch sƣ̉ phát triển của khoa ho ̣c , mà cả trong chính thực hành nghiên cƣ́u. Với cách tiếp cận này, vai trò của phụ nữ trong bối cảnh mọt dự án phát triển không chỉ đƣợc nghiên cứu theo chiều cạnh của khoa học xã hội, giới mà còn đƣợc nghiên cứu dƣới các chiều cạnh khác nhau của các ngành khoa học khác nữa nhƣ khoa học bền

vững, kinh tế học, môi trƣờng. Do đó, cách nhìn nhận vấn đề nghiên cứu của đề tài sẽ khách quan và toàn diện hơn.

2.3.1.2 Tiếp cận hệ thống

“Hệ thống” là một phạm trù đƣợc nhiều học giả quan tâm và bànluận. Bất kỳ một hệ thống nào đều có những điểm chung là nhằm đạt đếnmột sự thành công với các yếu tố quyết định: thích nghi - đạt mục tiêu - tích hợp -duy trì khuôn mẫu (1). Bốn yếu tố này có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, nhằm duy trìsự ổn định và trật tự của xã hội. Quá trình tƣơng tác này diễn ra ở cả hai chiều tíchhợp và phân hóa. Thuật ngữ “hệ thống” - dùng để chỉ cách thức con ngƣời xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình - đã đƣợc sử dụng cả trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng nhƣ trong kỹ thuật. Tƣ duy hệ thống còn đƣợc nhìn nhận nhƣ một hƣớng tiếp cận để giải quyết các vấn đề đặt ra. Thực tế cho thấy, hƣớng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi cùng với sự gia tăng xu hƣớng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu.

Trong vùng nghiên cứu, nếu ta coi nông thôn là một hệ thống thì việc cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân tác động đến xã hội, tác động đến hệ dân cƣ (các đơn vị cộng đồng), hệ lãnh đạo địa phƣơng - là một phần hữu cơ của hệ sinh thái, phúc lợi nhân văn. Các đối tƣợng và vấn đề nhƣ vậy liên kết và ảnh hƣởng tƣơng tác nhau, mang tính liên ngành. Để đánh giá tính bền vững của một xã hội cần phải đánh giá trên cả ba mặt quan trọng nhất là kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Do đó, khi điều kiện sống của con ngƣời (hệ sinh thái) đƣợc cải thiện thì phúc lợi sinh thái (tổ chức xã hội và chất lƣợng môi trƣờng) cùng đồng thời đƣợc cải thiện. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu, học viên đã chú ý phân tích mối quan hệ của các vấn đề nhƣ vậy.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng dữ liệu thuộc Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này kết hợp những phƣơng pháp thu thập dữ liệu sau:

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: số liệu thống kê và báo cáo tiến độ, báo cáo thƣờng niên của BQLDA tỉnh, UBND xã, trung tâm y tế, trƣờng học đƣợc thu thập và phân tích.

33

- Phƣơng pháp tiếp cận và đánh giá nông thôn có sự tham gia. Phƣơng pháp này đƣợc thiết kế nhằm thu hút đƣợc tất cả các bên liên quan và phân tích đặc điểm/thực trạng của cộng đồng thông qua thảo luận các nhóm đại diện: cán bộ địa phƣơng, nhóm nam, nhóm nữ và nhóm ngƣời nghèo. Nội dung công cụ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu là: Xác định các vấn đề về cấp nƣớc và vệ sinh, xác định vấn đề ƣu tiên, đánh giá khả năng tham gia giải quyết các vấn đề.

- Thảo luận nhóm tập trung: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong giai đoạn khảo sát nền. Các nhóm đƣợc thiết lập từ 4 đến 8 ngƣời, gồm nhóm nam, nhóm nữ, nhóm nghèo, nhóm không nghèo, nhóm cán bộ địa phƣơng. Nội dung thảo luận liên quan đến nhu cầu sử dụng nƣớc, xác định các vấn đề về cấp nƣớc và vệ sinh, xác định vấn đề ƣu tiên, khả năng chi trả dịch vụ và tham gia dự án. Qua đó thu đƣợc thông tin định tính cho đề tài nghiên cứu

- Phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc triển khai ở 2 giai đoạn: giai đoạn khảo sát nền và giai đoạn sau khi dự án kết thúc. Đối tƣợng phỏng vấn sâu là các cán bộ xã, cán bộ thôn và một số ngƣời dân trong khu vực xã. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề các thông tin về tình hình cấp thoát nƣớc, vệ sinh và sức khỏe tại địa phƣơng, mong muốn tham gia các hoạt động vệ sinh tổng thể cộng đồng, các hoạt động đào tạo tập huấn, khả năng tham gia và chi trả trong việc sử dụng các dịch vụ cấp thoát nƣớc và vệ sinh, mức độ hiểu biết và khả năng tiếp tục tham gia các hoạt động sau khi dự án đã kết thúc. Kết quả phỏng vấn sâu ở giai đoạn khảo sát nền đƣợc học viên kế thừa từ nguồn Báo cáo khảo sát nền của dự án. Kết quả phỏng vấn sâu sau khi kết thúc dự án đƣợc học viên tiến hành trên 10 đại diện ngƣời dân trong vùng dự án.

- Phỏng vấn cấu trúc bằng bảng hỏi đƣợc sử dụng nhằm thu thập dữ liệu định lƣợng.

- Quan sát: một số điểm bức xúc về vệ sinh môi trƣờng, các điểm lấy nƣớc tập trung, công trình cấp nƣớc và vệ sinh một số hộ gia đình cũng đƣợc tƣ vấn đến quan sát tại chỗ, ghi chép và chụp ảnh và phỏng vấn nhanh ý kiến của ngƣời dân sống cạnh địa điểm.

- Thu thập thông tin thứ cấp: thiết kế một bảng thu thập các thông tin thống kê cấp xã về tình hình dân số nhân khẩu, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng và bệnh tật ở địa phƣơng tại thời điểm khảo sát.

2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu đƣợc thiết kế là khoảng 5% số hộ trên địa bàn xã Diễn Yên. Để tăng tính hiệu quả của khảo sát, có bốn thôn đƣợc lựa chọn làm đại diện cho xã để thực hiện điều tra, dựa trên tiêu chí: một thôn khá giả hơn và nằm ở địa bàn thuận lợi hơn, một thôn nghèo hơn và nằm ở vị trí kém thuận lợi hơn, và hai thôn trung bình cả trong hai tiêu chí trên. Danh sách những ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc chia cho các thôn theo tỷ lệ dân số giữa các thôn đó. Để đảm bảo dự án có sự tham gia của ngƣời nghèo và phụ nữ trong cộng đồng, trên 20% số ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc lựa chọn là ngƣời nghèo, và trên 30% số ngƣời đƣợc phỏng vấn là phụ nữ (tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ phụ nữ đứng tên chủ hộ). Một danh sách các hộ gia đình đƣợc thiết lập bởi các trƣởng thôn dựa trên các tiêu chí nói trên. Việc lựa chọn các hộ để phỏng vấn theo danh sách sẽ đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số lƣợng đề ra. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn trong thực tế đƣợc thể hiện trong Bảng 2.1 sau đây.

Bảng 2. 1 Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn Loại hộ gia đình Số lƣợng Tỉ lệ (%) Tổng số hộ đƣợc phỏng vấn, trong đó: 177 5** - Hộ nghèo do nữ làm chủ hộ 17 9.6* - Hộ nghèo do nam làm chủ hộ 60 33.89* - Hộ không nghèo do nữ làm chủ hộ 19 10.73*

- Hộ không nghèo do nam làm chủ hộ

81 45.76*

Tổng số hộ trong xã 3.568

(Ghi chú: * tỉ lệ phần trăm so với tổng số hộ đƣợc phỏng vấn; ** tỉ lệ phần trăm so với tổng số hộ trong xã. Số hộ đƣợc phỏng vấn dựa trên tổng số hộ đƣợc xã thông báo trƣớc cuộc khảo sát. )

2.3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

 Các câu trả lời từ bảng hỏi (phỏng vấn cấu trúc) đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phiên bản 17.0.

 Những thông tin định tính đƣợc xử lý theo hai cách: (i) sử dụng trực tiếp những kĩ thuật tại thực địa nếu có thể áp dụng; (ii) những lời trích và những nghiên cứu trƣờng hợp đƣợc sử dụng nhằm làm cho thông tin định lƣợng rõ ràng hơn.

35

 Các thông tin định lƣợng khi phân tích sẽ đƣợc xét tƣơng quan với nhóm thu nhập và giới tính của chủ hộ (xét tƣơng quan trong quá trình phân tích sẽ căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê p1 và xét hệ số tƣơng quan (r) Cramer‟s V). Khi phân tích tƣơng quan, thu nhập đƣợc chia thành 5 nhóm ngƣời bằng nhau (ngũ phân vị) bao gồm: 20% nhóm ngƣời nghèo nhất, 20% nhóm ngƣời gần nghèo nhất, 20% nhóm trung bình, 20% nhóm gần giàu nhất, và 20% nhóm giàu nhất.

Tại Nghệ An, các nhóm thu nhập chia theo ngũ phân vị cụ thể nhƣ sau: - Nhóm 1 (nhóm nghèo) nhỏ hơn hoặc bằng 380.000VND/ngƣời/tháng - Nhóm 2 (nhóm cận nghèo): từ 381.000 đến 505.000 VND/ngƣời/tháng - Nhóm 3 (nhóm trung bình): từ 506.000 đến 675.000 VND/ngƣời/tháng - Nhóm 4 (nhóm khá): từ 676.000 đến 1.042.000 VND/ngƣời/tháng - Nhóm 5 (nhóm giàu): trên 1.042.000 VND/ngƣời/tháng

Việc phân tích thu nhập theo ngũ phân vị đƣợc dựa trên cơ sở phân chia của Tổng cục thống kê trong cuộc điều tra mức sống dân cƣ đƣợc tổ chức hàng 2 năm 1 lần tại Việt Nam, việc phân chia này là cơ sở có thể so sánh với số liệu của các tỉnh/thành trong cả nƣớc. Trung bình thu nhập của nhóm 1,2,3,4,5 trong khảo sát lần lƣợt là 285 nghìn/ngƣời/tháng, 450 nghìn/ngƣời/tháng, 593 nghìn/ngƣời/tháng, 844 nghìn/ngƣời/tháng, 1 triệu 753 nghìn/ngƣời/tháng; Còn theo số liệu của khảo sát mức sống dân cƣ năm 2010 của tổng cục thống kê cho tỉnh Nghệ An, thu nhập trung bình của nhóm 1,2,3,4,5 lần lƣợt là 260 nghìn/ngƣời/tháng, 488 nghìn/ngƣời/tháng, 756 nghìn/ngƣời/tháng, 1.138 nghìn/ngƣời/tháng, 1 triệu 955 nghìn/ngƣời/tháng. Điều này là do, trong khảo sát mẫu tập trung hơn đến ngƣời nghèo.

 Thống kê bằng phần mềm excel đối với các số liệu tổng hợp từ các Sổ theo dõi tình hình sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh cấp thôn, xã và Sổ theo dõi đánh giá cấp tỉnh hàng quý và hàng năm do Đội tuyên truyền viên nƣớc sạch và vệ sinh, Ban nƣớc sạch và vệ sinh sinh xã, Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện.

1 Nếu p<=0,05: mối tƣơng quan giữa hai biến có ý nghĩa về mặt thống kê Nếu p>0,05: tƣơng quan giữa hai biến không có ý nghĩa về mặt thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)