Giải pháp 2: Lồng ghép truyền thông trong các hoạt động đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 78)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀNLUẬN

3.3. Giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của

3.3.2. Giải pháp 2: Lồng ghép truyền thông trong các hoạt động đoàn thể

Phụ nữ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và đảm nhiệm các công việc nội trợ nhƣ nấu nƣớng , giă ̣t giũ, chăm sóc con cái và ông bà . Phụ nữ đồng thời cũng phải lo các viê ̣c liên quan đến nhà vê ̣ sinh và nƣớc thải sinh hoa ̣t . Hơn nƣ̃a, phụ nữ cũng không có thời gian để đo ̣c/ nghiên cƣ́u thông tin về cấp nƣớc và vê ̣ sinh . Vì vâ ̣y, Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ và Đô ̣i tuyên truyền viên cần phát đô ̣ng kênh truyền thông trƣ̣c tiếp theo nhóm, bằng cách lồng ghép nô ̣i dung truyền thông vào các hoa ̣t đô ̣ng của hô ̣i , sinh hoạt đoàn thể (nhƣ Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ , Hô ̣i nông dân, Hô ̣i thƣơng binh, Hô ̣i ngƣời cao tuổi , v.v…) và các lớp học ngoại khóa của thôn và làng , và triển khai các hoạt động khác phù hợp với tƣ̀ng nhóm đối tƣợng mu ̣c tiêu khác nhau trong cô ̣ng đồng nhƣ con trai, con gái, đàn ông và phu ̣ nƣ̃ , nhằm ta ̣o cơ hô ̣i cho ho ̣ tiếp câ ̣n với thông tin liên quan đến vấn đề cấp nƣớc và vê ̣ sinh mô ̣t cách hê ̣ thống và hiê ̣u quả (ví dụ nhƣ lồng ghép các tiêu chí “rửa tay bằng xà phòng” vào tiêu chí xét duyệt “gia đình văn hóa mới” , “thôn/làng văn hóa mới").

3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng tham gia của phụ nữ

Cải thiện thực trạng của giới chịu thiệt thòi (nhóm phụ nữ) không thể chỉ đơn thuần bằng việc tăng số lƣợng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào dự án mà còn đòi hỏi phải chú ý đến chất lƣợng của sự tham gia. Cần khuyến khích phụ nữ tự tin thể hiện tiếng nói của cá nhân và quyền làm chủ của mình trong các cuộc họp cộng đồng chứ không chỉ tham gia một cách thụ động, chỉ biết lắng nghe.

Có thể sử dụng cả các hình thức không chính thức nhƣ tham gia đóng góp ý kiến qua đƣờng dây nóng. Mục đích đƣờng dây nóng để phu ̣ nƣ̃ b ị ảnh hƣởng chuyển tải các thông tin và các phát hiện vi phạm liên quan đến cơ quan có th ẩm quyền. Thời điểm sử dụng có thể sƣ̉ du ̣ng ngay t ừ đầu và duy trì trong suốt quá trình th ực hiện dự án. Nội dung thƣờng là cung cấp các thông tin và phát hiện các vi phạm hoặc khiếu nại về đền

bù, tái định cƣ, chất lƣợng xây dựng, tình trạng cấp nƣớc gián đoạn, chất lƣợng nƣớc máy. Cách thƣ́c tổ chƣ́c : số điện thoại đƣờng dây nóng c ủa chủ đầu tƣ, cấp cho cộng đồng trong tời rơi hoặc tờ thông tin về dự án, hoặc để t ại tru ̣ s ở xã,…Đối với phu ̣ nƣ̃ trong cộng đồng, nên thiết lâ ̣p đƣờng dây nóng riêng và mi ễn phí (có thể thông qua h ội phụ nữ đ ịa phƣơng) để khuyến khích họ mạnh dạn cung cấp thông tin . Lƣu ý: sƣ̉ du ̣ng công cu ̣ này cho phép cung c ấp thông tin kịp thời, nhanh chóng và tr ực tiếp. Tuy nhiên, nhiều phu ̣ nƣ̃ thƣờng ái ngại sƣ̉ du ̣ng sợ lộ danh tính hay ngại va chạm. Vì thế cần có cơ chế đảm bảo an toàn cho ngƣời cấp thông tin.

3.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao quyền làm chủ và kiểm soát công trình của phụ nữ

Hình thức quản lý dựa vào cộng đồng là công cụ phát huy ý thức làm chủ nhằm huy động nội lực của ngƣời dân đóng góp phát triển nông thôn, nâng cao dân chủ, bình đẳng, công bằng trong xã hội. Muốn nâng cao quyền làm chủ và muốn phụ nữ thực hiện quyền làm chủ hay cảm nhận đƣợc quyền làm chủ công trình thì phải công khai thông tin. Mọi thông tin từ các khâu của dự án (chuẩn bị, thực hiện, vận hành và bảo dƣỡng) đều phải đƣợc công khai minh bạch và phải tham vấn ngƣời dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn vận hành và bảo dƣỡng, công trình đã đƣợc bàn giao lại cho Trung tâm nƣớc sạch quản lý và vận hành, ngƣời dân dƣờng nhƣ mất đi cảm nhận làm chủ của mình. Vậy để phụ nữ cảm nhận và thực hiện đƣợc quyền làm chủ và kiểm soát công trình thì dự án cần khuyến khích tham gia vào việc lựa chọn hay đƣợc tuyển vào làm các vị trí công nhân vận hành nhà máy nƣớc, tổ thu tiền phí sử dụng nƣớc, tham gia Ban giám sát cộng đồng để giám sát việc ghi thu tiền nƣớc, giám sát việc kiểm tra chất lƣợng nƣớc, khắc phục sự cố cấp nƣớc. Cần làm cho ngƣời dân hiểu việc sử dụng nƣớc sạch và thanh toán hóa đơn sử dụng nƣớc đúng hạn cũng là một đóng góp vào việc duy trì hiệu quả của công trình cấp nƣớc. Khuyến khích cộng đồng, trong đó có phụ nữ đóng góp chi phí vận hành bảo dƣỡng công trình hay tham gia sửa chữa những hỏng hóc hay những sự cố nhỏ của công trình với ý thức đó là công trình của mình.

3.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường sự tham gia của cả nam và nữ giới vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng

Khuyến khích sự tham gia của cả nam và nữ giới trong cộng đồng vào tiến trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án. Nữ giới luôn chiếm một tỉ lệ nhất định trong số các thành viên của cộng đồng đƣợc mời đến tham gia lập kế hoạch. Những kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau của cả hai giới đều

71

đƣợc sử dụng để xác định khó khăn và đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng của cộng đồng. Khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vệ sinh tổng thể cộng đồng để họ có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trƣờng sống cũng nhƣ bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Qua việc tham gia các hoạt động này cũng giúp cho việc gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng.

3.3.6. Giải pháp 6: Tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực cho cả nam giới và nữ giới. giới.

Cả nam giới và nữ giới nên đƣợc đào tạo cơ bản về quản lý dự án. Việc đào tạo nên bao gồm lý thuyết kiến thức cũng nhƣ kỹ năng thực hành. Bên cạnh các khóa tập huấn về nội dung cộng đồng, giới, an toàn xã hội cần tổ chức thêm các khóa có nội dung về cơ khí, O&M, tài chính, đấu thầu, phát triển sinh kế cho cả hai giới.

Tổ chức các khóa đào tạo nguồn (tập huấn cho ngƣời tập huấn lại) để nội dung tập huấn đƣợc phổ biến rộng rãi.

Các khóa tập huấn cho đối tƣơng là cộng đồng cần lựa chọn thời điểm thích hợp nhƣ nông nhàn, nghỉ hè của học sinh thì phụ nữ có khả năng tham gia nhiều hơn vì không bận công việc đồng áng hay đƣa đón trẻ em đi học.

Các khóa tập huấn và hội thảo cũng nên nhắm vào việc thay đổi nhận thức và thái độ của ngƣời dân đối với phụ nữ lãnh đạo đã đƣợc rập khuôn theo văn hóa và định kiến nhƣ đã thảo luận ở trên.

3.3.7. Giải pháp 7: Tập huấn và nâng cao năng lực về giới cho các cán bộ của các cơ quan quản lý dự án.

Các cán bộ của cơ quan chủ đầu tƣ, ban quản lý d ự án thƣờng ít có kiến thức và kỹ năng về giới nhƣ cách thu thâ ̣p thông tin ch ƣa phản ánh số li ệu phân tách giới, ít chú ý đến tỷ lệ phụ nữ tham gia, chƣa có kinh nghiệm khích lệ phụ nữ thể hiện chính kiến tại các cuộc họp, vv… Vì vâ ̣y , chủ đầu tƣ cần thu hút chuyên gia giới hỗ trợ t ƣ vấn trong một số hoạt động sẽ tạo thuâ ̣n lợi cho việc thúc đẩy sự tham gia của phu ̣ nữ. Tổ chức tập huấn về giới cho các cá nhân có liên quan đến dự án thuộc các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao nhâ ̣n thức về giới và vai trò của phu ̣ nƣ̃ qua đó tăng cƣờng sự ủng hộ của họ đối với tham gia của phu ̣ nƣ̃ trong dự án. Thời điểm tổ chức tập huấn nên tiến hành ngay ở giai đoạn chuẩn bị dự án. Cần đề xuất với chủ đầu tƣ hay nhà tài trơ ̣ v ề sự cần thiết của tâ ̣p hu ấn giới cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án. Nếu có sự

ủng hộ của chủ đầu tƣ, cần đƣa hoạt động này vào Kế hoạch tham gia của phu ̣ nƣ̃ và xác định các cá nhân có liên quan đ ến dự án thuộc các cơ quan này: chủ đầu tƣ, Trung tâm nƣớc sạch và vệ sinh tỉnh, chính quyền địa phƣơng có liên quan. Có thể tổ chức tâ ̣p huấn riêng cho từng nhóm đối t ƣợng hoặc tổ chức chung, tùy theo điều kiện từng dự án. Cần có sự hỗ trơ ̣ c ủa chuyên gia giới cho tâ ̣p hu ấn. Sự hỗ trợ, thúc đẩy của các chuyên gia phát triển bên ngoài là hết sức quan trọng cho việc cải thiện thực trạng công bằng giới. Tuy nhiên, ở bất kỳ đâu và với bất kỳ dự án nào, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy từ bên ngoài không thể kéo dài mãi. Vì vậy xây dựng năng lực và sự tự tin cho ngƣời phụ nữ là chiến lƣợc quan trọng và bền vững để cải thiện ... của họ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội.

73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận.

Cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn đã và đang là vấn đề mà Chính phủ Việt Nam quan tâm sâu sắc. Hoàn thành một dự án cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn đòi hỏi nhiều nỗ lực nhƣng để duy trì tính bền vững của dự án cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế cho thấy nhiều dự án cấp nƣớc sạch với hƣớng tiếp cận từ trên xuống chứ không phải tiếp cận từ dƣới lên, tiếp cận công đồng, tiếp cận dựa theo nhu cầu của ngƣời sử dụng đã vấp phải những thất bại. Hệ thống cấp nƣớc và các công trình vệ sinh có thể sẽ bị xuống cấp nhanh do ý thức làm chủ của công đồng không đƣợc phát huy. Do đó phát huy sự tham gia của cộng đồng trong các quá trình của dự án sẽ là một yếu tố tích cực để đảm bảo tính bền vững lâu dài của công trình. Trong đó không thể kể đến vai trò của phụ nữ, những ngƣời chịu trách nhiệm chính về việc vận chuyển, quản lý nƣớc và vệ sinh trong gia đình tại nông thôn. Phát huy vai trò của phụ nữ trƣớc, trong và sau khi dự án kết thúc sẽ góp phần vào việc duy trì tính bền vững của dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng.

Thông qua quá trình nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:

 Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng. Trong đó:

- Luận văn đã làm rõ khái niệm vai trò giới của phụ nữ, khái niệm cấp nƣớc nông thôn, vệ sinh nông thôn, tính bền vững của dự án cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn dựa trên 3 tiêu chí: kinh tế-kỹ thuật, xã hội và môi trƣờng. Từ đó cho thấy mối quan hệ giữa vai trò của phụ nữ trong việc duy trì tính bền vững của dự án cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn.

- Luận văn làm rõ các lý thuyết tiếp cận khi phân tích các vấn đề liên quan đến giới và phụ nữ: Phụ nữ trong phát triển (WID), Giới và Phát triển (GAD), Lý thuyết tiếp cận có sự tham gia

- Luận văn đã phân tích các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến giới, sự tham gia và vai trò của phụ nữ đặc biệt là sự tham gia và

vai trò của phụ nữ trong các dự án phát triển, dự án cấp nƣớc và vệ sinh. Các bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu đã đƣợc bàn luận.

 Luận văn xác định vai trò của phụ nữ khi tham gia dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diên Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gồm 3 vai trò : vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò xã hội. Tác giả đã phân tích sự chuyển biến của các vai trò này trong từng giai đoạn của dự án ( chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án).

 Các yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của phụ nữ đã đƣợc xác định gồm: Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam, nhận thức của cán bộ quản lý và cộng đồng, sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng, hệ tƣ tƣởng phong kiến ở miền Trung và trình độ học vấn, nhận thức, khả năng giao tiếp của phụ nữ.

 Luận văn cũng đã chỉ ra nhƣng hạn chế trong việc huy động phụ nữ trong các giai đoạn của dự án còn thiếu sự cân bằng về giới đặc biệt là trong các hoạt động vệ sinh tổng thể cộng đồng, hoạt động tập huấn và nhấn mạnh việc phải trao quyền thực sự cho phụ nữ.

 Nhằm nâng cao hiệu quả bền vững của dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nói riêng và các Dự án cấp nƣớc vệ sinh môi trƣờng nói chung luận văn đã đƣa ra 7 nhóm giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong việc duy trì tính bền vững của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu , tỉnh Nghệ An. 7 nhóm giải pháp bao gồm: 1) Xây dựng cơ chế tham gia cho phụ nữ. 2) Lồng ghép truyền thông trong các hoạt động đoàn thể. 3) Nâng cao chất lƣợng tham gia của phụ nữ. 4) Nâng cao quyền làm chủ và kiểm soát công trình của phụ nữ 5)Tăng cƣờng sự tham gia của cả nam và nữ giới vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng. 6) Tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực cho cả giới. 7) Tập huấn và nâng cao năng lực về giới cho các cán bộ của các cơ quan quản lý dự án.

Khuyến nghị

Trên cơ sở nhƣng nghiên cứu tình hình thực tế về vai trò của phụ nữ trong tiểu dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tác giả xin có một vài kiến nghị nhƣ sau:

- Các dự án cần đảm bảo phân bổ ngân sách đủ để đào tạo về giới và sự tham gia của phụ nữ.

75

- Xây dựng năng lực về giới và sự tham gia cho các cơ quan chủ quản dự án: Tiến hành đào tạo về sự tham gia và giới cho tất cả các quan chức và nhân viên của các cơ quan chủ quản dự án.

- Cần có một nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này với phạm vi rộng hơn không chỉ trong từng dự án riêng lẻ mà là cả chuỗi các Dự án thuộc Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn vùng miền Trung (gồm 14 tiểu dự án tại 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. ADB,DFID,CIDA(2006), Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội.

2. ADB (2006), Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển.

3. Báo cáo tiến độ quý 4 năm 2012,2013,2014,2015 của Tƣ vấn PIA. 4. Báo cáo đánh giá kết quả các khóa tập huấn của Tƣ vấn PIA.

5. Chính phủ Việt Nam(2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

6. Chính phủ Việt Nam(2012), Thực hiện phát triển bền vững tại Việt Nam.

Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cao cấp của Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững RIO+20.

7. Chính phủ Việt Nam(2012), Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam 2011-2020.

8. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)