Nhận thức của cán bộ quản lý và cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 74)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀNLUẬN

3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và cộng đồng

Hiện trong dự án việc tham gia của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định còn hạn chế. Nam giới giữ hầu hết các vị trí chủ chốt lãnh đạo trong các đơn vị của dự án nhƣ PPMU, WSCC, đội trƣởng đội HSP trừ các vị trí nhƣ hội trƣởng hội phụ nữ hay tổ trƣởng tổ tiết kiệm – tín dụng. Có nhiều lý do lý giải tình trạng này nhƣ làm dự án phát triển cộng đồng thì không có tiền (làm tình nguyện) nên phải lồng ghép công việc nên các lãnh đạo tỉnh, xã sẽ kiêm nhiệm luôn các vị trí trong các đơn vị của dự án. Nhƣng có 1 lý do mà bản thân các cán bộ quản lý không nói ra nhƣng họ vẫn ngầm hiểu phụ nữ kém quyết đoán hơn nam giới, phụ nữ thiếu kinh nghiệm hoạt động xã hội, nam giới có tố chất làm lãnh đạo hơn nữ giới. Ngay trong dự án vấn đề giới cũng chƣa đƣợc quan tâm thực sự. Cán bộ chuyên trách về Giới còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên cũng không có nhiều thời gian giành cho các hoạt động lồng ghép giới trong dự án.

3.2.3. Sự đa dạng về văn hóa và hệ tư tưởng phong kiến

Vấn đề giới là vấn đề xã hội có liên quan mật thiết với đặc điểm văn hóa của từng cộng đồng khác nhau. Miền Trung cũng là cái nôi của chế độ phong kiến: tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ và đề cao vị trí của nam giới trong gia đình và cả ngoài xã hôị vẫn tồn tại rõ nét. Đây cũng chính là một thử thách lớn để có thể đƣa vấn đề giới vào các hoạt động của dự án.

3.2.4. Trình độ học vấn, nhận thức, khả năng giao tiếp của phụ nữ

Ở nông thôn, ngoài thời gian lao động sản xuất, ngƣời phụ nữ dƣờng nhƣ ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hƣởng thụ văn hóa tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kến thức thức xã hội và họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạnh chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Mặc dù nam giới và nữ giới và nữ giới có số giờ làm việc và trả lƣơng tƣơng tự nhƣ nhau song nữ giới phải làm việc không đƣợc trả lƣơng nhiều hơn. Các công việc gia đình không đƣợc trả lƣơng này đƣơng nhiên đƣợc mặc định là việc của phụ nữ. Do vậy, muốn tham gia công tác xã hội, phụ nữ phải tự cân đối công việc xã hội và việc nhà.

Do định kiến “ trong nam khinh nữ” ăn sâu vào trong quan hệ ứng xử, nên phụ nữ nông thôn thƣờng ít giao tiếp chỗ đông ngƣời, hoặc do hạn chế về hiểu biết phụ nữ ít thể hiện ra bên ngoài khả năng của mình.

Không ít phụ nữ ở cộng đồng khi tham gia hay trao đổi ý kiến trong các cuộc họp thƣờng trình bày không rõ ràng, dùng ngôn từ chƣa chuẩn xác, thiếu tự tin, cởi mở.

Một yếu tố khác không thể nhắc đến đó là nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra. Đó là quan niệm lệch lạc giới. Ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái... là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về ngƣời đàn ông thạo bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc trách nhiệm cho mình. Việc tham gia các công việc cộng đồng chỉ là mất thời gian không mang lại lợi ích kinh tế. Thậm chí nhiều phụ nữ còn kỳ thị ngay cả với chính giới của mình nhƣ không ủng hộ với các phụ nữ quá năng nổ tham gia công việc cộng đồng hay không phục các lãnh đạo là nữ.

3.3. Giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, của Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Thông qua việc nghiên cứu thực tế tại Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng môi trƣờng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An học viên nhận thấy lồng ghép giới trong dự án đã đƣợc quan tâm. Vai trò của phụ nữ trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực so với giai đoạn chuẩn bị dự án. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ vẫn bị hạn chế và chƣa đƣợc phát huy thực sự hiệu quả vì tính bền vững của dự án.

67

- Vai trò sản xuất: Xét trong phạm vi các lợi ích mà dự án đem lại thì phụ nữ đã đƣợc tham gia các nhóm tiết kiệm tín dụng để vay vốn từ Quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng để xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh hộ gia đình hay đƣợc các nhà thầu xây dựng thuê tuyển. Tuy nhiên số lƣợng phụ nữ đƣợc các nhà thầu thuê tuyển còn chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới ( 21%). Không có số liệu thống kê về tiền lƣơng chi trả cho các công nhân nam và nữ.

- Vai trò tái sản xuất : Dự án cung cấp nƣớc sạch cho 98% hộ dân trong vùng dự án, đấu nối miễn phí cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo có phụ nữ làm chủ hộ. Phụ nữ và trẻ em gái không còn mất thời gian vào việc đi lấy nƣớc có thời gian để nghỉ ngơi, làm kinh tế, học hành. Việc cung cấp phần ngầm nhà tiêu miễn phí cho các hộ nghèo và hộ có phụ nữ làm chủ hộ hay cho vay vốn từ Quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng để xây dựng nhà tiêu đã giảm thiểu hành vi xấu nhƣ đi vệ sinh bừa bãi, bảo vệ môi trƣờng, giảm những bất tiện cho phụ nữ và trẻ em gái khi gia đình không có nhà tiêu riêng. Phụ nữ đã đƣợc huy động và tham gia tích cực vào các hoạt động CBA_IEC của dự án. Nhận thức của phụ nữ về vấn đề nƣớc sạch và giữ gìn vệ sinh đã tăng lên. Số ca nhiễm bệnh liên quan đến nƣớc giảm giúp phụ nữ không bị gián đoạn công việc do phải chăm ngƣời thân bị ốm hay tiết kiệm chi phí thuốc men. Thông qua việc tham gia các hoạt động về IEC chị em có thể nâng cao hiểu biết về cách giữ vệ sinh chung, chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình đúng cách.

- Vai trò xã hội: Phụ nữ đã đƣợc tham gia vào các đơn vị của dự án nhƣ PPMU, WSCC, HSP, Ban quản lý quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng với tỷ lệ tham gia cao hơn yêu cầu của nhà tài trợ. Tuy nhiên, phụ nữ không đƣợc giữ các chức vụ trƣởng ban mà chỉ là thành viên (trừ Ban quản lý quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng). Do đó tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định còn hạn chế. Hay nói 1 cách khác, tiếp cận trao quyền cho phụ nữ chỉ là danh nghĩa. Phụ nữ thực sự vẫn chƣa có tiếng nói. Hơn nữa, tỷ lệ tham gia quá cao của phụ nữ trong WSCC và HSP cho thấy mặt khác của vấn đề là dƣờng nhƣ phụ nữ đang bị chất thêm gánh nặng. Các công việc vệ sinh cộng đồng là nặng nhọc và bẩn thỉu thì phụ nữ lại là ngƣời tham gia đông nhất ( > 70% phụ nữ tham gia ngày thứ 7 xanh). Vậy việc phân công công việc của dự án phải đƣợc xem xét trên góc độ cân bằng giữa 2 giới. Dự án triển khai 2 hợp phần 4 và 5 về nâng cao năng lực quản lý ngành và nâng cao năng lực quản lý dự án. Rất nhiều các khóa tập huấn đã đƣợc tổ chức để nân g cao năng lực cho các cán bộ của PPMU, WSCC và HSP. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu

cho thấy phụ nữ dƣờng nhƣ chỉ đƣợc tham gia các khóa tập huấn mang nội dung cộng đồng, giới, hay an toàn xã hội. Thành viên tham gia các khóa tập huấn mang tính chất chuyên môn nhƣ tài chính, đấu thầu, theo dõi giám sát, O&M lại phần lớn là nam giới. Nhƣ vậy, trao quyền là hình thức cao nhất mà phụ nữ mong đợi một lần nữa lại bị ngăn cản bởi khi không đƣợc tập huấn để năm bắt các vấn đề này thì làm sao phụ nữ có thể tham gia vào các quyết định có liên quan đến quản lý dự án, quản lý công trình xây dựng.

Để phụ nữ phát huy thực sự vai trò của mình không chỉ trong dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An mà còn làm bài học kinh nghiệm cho các tiểu dự án còn lại đang tiếp tục triển khai, học viên xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng cơ chế tham gia cho phụ nữ

Xây dựng một cơ chế tham gia cho phụ nữ và nam giới trong các giai đoạn của dự án, tránh hi vọng quá cao vào việc phụ nữ tham gia vì phụ nữ thƣờng gặp những trở ngại về tài chính và thời gian. Cơ chế đó phải tính đến:

- Sắp xếp tổ chức: Tăng cƣờng sự đại diện của phụ nữ vào ban điều hành nhƣ chủ tịch, phó chủ tịch. Xem xét đƣa ra quy định về số ngƣời bắt buộc phải là phụ nữ tham gia vào vị trí đó để đảm bảo phụ nữ có tiếng nói quyết định. Thành phần nữ tham gia các đơn vị của dự án vẫn duy trì theo yêu cầu của nhà tài trợ là 30% đối với PPMU, 40% và 50% với lần lƣợt WSCC và HSP. Sai số cho phép không vƣợt quá 5% để tránh tình trạng mất cân bằng, huy động quá nhiều nam hay nữ.

- Tuyển các cán bộ chuyên trách về Giới có kiến thức thực sự về Giới để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ trong quá trình tham gia.

- Quá trình xây dựng: Đảm bảo điều kiện làm việc có lợi cho sự tham gia của phụ nữ nhƣ tiền lƣơng ngang nhau cho cả hai giới, ƣu tiên thuê tuyển lao động địa phƣơng là nữ vào công việc xây dựng phù hợp. Nếu thích hợp có thể đƣa ra một tỷ lệ tối thiểu về số lao động là nữ, cấm sử dụng lao động là trẻ em trong các hợp đồng xây lắp.

- Vận hành và bảo dƣỡng: Chỉ định ngƣời vận hành máy bơm là nữ, ngƣời trông trẻ và ngƣời giám sát nguồn nƣớc ở những nơi có thể.

- Vệ sinh cộng đồng: Sử dụng phụ nữ là đại diện tích cực nhƣng phải đảm bảo lôi cuốn các ông chồng và các lãnh đạo là nam giới vào các hoạt động vệ sinh cộng đồng nhƣ ngày thứ bảy xanh, lễ ra quân quét dọn đƣờng làng ngõ xóm,...

69

- Giám sát và đánh giá: Xây dựng cơ chế phản hồi trong đó những ngƣời hƣởng lợi là phụ nữ và nam giới đều có tiếng nói của mình.

- Đào tạo và tập huấn: Trong modun của các khóa tập huấn sẽ yêu cầu cụ thể ít nhất bao nhiêu % là phụ nữ phải tham gia các khóa tập huấn/ đào tạo đặc biệt là các khóa có nội dung về cơ khí, O&M, tài chính, đấu thầu, giám sát và đánh giá.

- Đảm bảo ngân sách đủ và linh hoạt để cho phép thực hiện cách tiếp cận “học hỏi” nhƣ ngân sách đào tạo, ngân sách dịch vụ tƣ vấn cho các tổ chức phụ nữ.

3.3.2. Giải pháp 2: Lồng ghép truyền thông trong các hoạt động đoàn thể

Phụ nữ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và đảm nhiệm các công việc nội trợ nhƣ nấu nƣớng , giă ̣t giũ, chăm sóc con cái và ông bà . Phụ nữ đồng thời cũng phải lo các viê ̣c liên quan đến nhà vê ̣ sinh và nƣớc thải sinh hoa ̣t . Hơn nƣ̃a, phụ nữ cũng không có thời gian để đo ̣c/ nghiên cƣ́u thông tin về cấp nƣớc và vê ̣ sinh . Vì vâ ̣y, Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ và Đô ̣i tuyên truyền viên cần phát đô ̣ng kênh truyền thông trƣ̣c tiếp theo nhóm, bằng cách lồng ghép nô ̣i dung truyền thông vào các hoa ̣t đô ̣ng của hô ̣i , sinh hoạt đoàn thể (nhƣ Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ , Hô ̣i nông dân, Hô ̣i thƣơng binh, Hô ̣i ngƣời cao tuổi , v.v…) và các lớp học ngoại khóa của thôn và làng , và triển khai các hoạt động khác phù hợp với tƣ̀ng nhóm đối tƣợng mu ̣c tiêu khác nhau trong cô ̣ng đồng nhƣ con trai, con gái, đàn ông và phu ̣ nƣ̃ , nhằm ta ̣o cơ hô ̣i cho ho ̣ tiếp câ ̣n với thông tin liên quan đến vấn đề cấp nƣớc và vê ̣ sinh mô ̣t cách hê ̣ thống và hiê ̣u quả (ví dụ nhƣ lồng ghép các tiêu chí “rửa tay bằng xà phòng” vào tiêu chí xét duyệt “gia đình văn hóa mới” , “thôn/làng văn hóa mới").

3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng tham gia của phụ nữ

Cải thiện thực trạng của giới chịu thiệt thòi (nhóm phụ nữ) không thể chỉ đơn thuần bằng việc tăng số lƣợng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào dự án mà còn đòi hỏi phải chú ý đến chất lƣợng của sự tham gia. Cần khuyến khích phụ nữ tự tin thể hiện tiếng nói của cá nhân và quyền làm chủ của mình trong các cuộc họp cộng đồng chứ không chỉ tham gia một cách thụ động, chỉ biết lắng nghe.

Có thể sử dụng cả các hình thức không chính thức nhƣ tham gia đóng góp ý kiến qua đƣờng dây nóng. Mục đích đƣờng dây nóng để phu ̣ nƣ̃ b ị ảnh hƣởng chuyển tải các thông tin và các phát hiện vi phạm liên quan đến cơ quan có th ẩm quyền. Thời điểm sử dụng có thể sƣ̉ du ̣ng ngay t ừ đầu và duy trì trong suốt quá trình th ực hiện dự án. Nội dung thƣờng là cung cấp các thông tin và phát hiện các vi phạm hoặc khiếu nại về đền

bù, tái định cƣ, chất lƣợng xây dựng, tình trạng cấp nƣớc gián đoạn, chất lƣợng nƣớc máy. Cách thƣ́c tổ chƣ́c : số điện thoại đƣờng dây nóng c ủa chủ đầu tƣ, cấp cho cộng đồng trong tời rơi hoặc tờ thông tin về dự án, hoặc để t ại tru ̣ s ở xã,…Đối với phu ̣ nƣ̃ trong cộng đồng, nên thiết lâ ̣p đƣờng dây nóng riêng và mi ễn phí (có thể thông qua h ội phụ nữ đ ịa phƣơng) để khuyến khích họ mạnh dạn cung cấp thông tin . Lƣu ý: sƣ̉ du ̣ng công cu ̣ này cho phép cung c ấp thông tin kịp thời, nhanh chóng và tr ực tiếp. Tuy nhiên, nhiều phu ̣ nƣ̃ thƣờng ái ngại sƣ̉ du ̣ng sợ lộ danh tính hay ngại va chạm. Vì thế cần có cơ chế đảm bảo an toàn cho ngƣời cấp thông tin.

3.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao quyền làm chủ và kiểm soát công trình của phụ nữ

Hình thức quản lý dựa vào cộng đồng là công cụ phát huy ý thức làm chủ nhằm huy động nội lực của ngƣời dân đóng góp phát triển nông thôn, nâng cao dân chủ, bình đẳng, công bằng trong xã hội. Muốn nâng cao quyền làm chủ và muốn phụ nữ thực hiện quyền làm chủ hay cảm nhận đƣợc quyền làm chủ công trình thì phải công khai thông tin. Mọi thông tin từ các khâu của dự án (chuẩn bị, thực hiện, vận hành và bảo dƣỡng) đều phải đƣợc công khai minh bạch và phải tham vấn ngƣời dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn vận hành và bảo dƣỡng, công trình đã đƣợc bàn giao lại cho Trung tâm nƣớc sạch quản lý và vận hành, ngƣời dân dƣờng nhƣ mất đi cảm nhận làm chủ của mình. Vậy để phụ nữ cảm nhận và thực hiện đƣợc quyền làm chủ và kiểm soát công trình thì dự án cần khuyến khích tham gia vào việc lựa chọn hay đƣợc tuyển vào làm các vị trí công nhân vận hành nhà máy nƣớc, tổ thu tiền phí sử dụng nƣớc, tham gia Ban giám sát cộng đồng để giám sát việc ghi thu tiền nƣớc, giám sát việc kiểm tra chất lƣợng nƣớc, khắc phục sự cố cấp nƣớc. Cần làm cho ngƣời dân hiểu việc sử dụng nƣớc sạch và thanh toán hóa đơn sử dụng nƣớc đúng hạn cũng là một đóng góp vào việc duy trì hiệu quả của công trình cấp nƣớc. Khuyến khích cộng đồng, trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)