Giải pháp trong quy hoạch và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80)

3.6. Đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng với xâm nhập mặn tại Cà Mau

3.6.1. Giải pháp trong quy hoạch và sử dụng đất

Rà soát quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh có xét đến những thay đổi của điều kiện khí hậu và thiên tai. Trong đó cần lƣu ý:

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, mặt nƣớc thủy sản hiệu quả với sự xem xét tác động trƣớc mắt và tác động tiềm tàng của BĐKH đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp - thủy sản ổn định và bền vững:

- Quy hoạch sử dụng đất hợp phù hợp với địa hình, hệ sinh thái của từng khu vực nhằm đảm bảo giữ ổn định hệ sinh thái nƣớc ngọt tại vùng Bắc Cà Mau. Phát triển sản xuất lúa luân canh trên đất nuôi tôm ở những nơi có điều kiện thích hợp vùng Nam Cà Mau.

- Bố trí sử dụng đất theo vùng sinh thái, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất kết hợp, sản xuất luân canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững nhƣ: lúa - cá, lúa - tôm; rừng - tôm, rừng - cá.

3.6.2. Giải pháp đối với nguồn nước

- Tăng cƣờng nhu cầu bể chứa và mái hứng cho hộ gia đình. Trong đó nhà nƣớc cần hỗ trợ kinh phí xây dựng bể chứa, kỹ thuật để xử lý nƣớc mƣa đạt tiêu chuẩn cho sinh hoạt của ngƣời dân. Cụ thể: Quy mô bể chứa: tối thiểu 3m3/hộ (đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho năm hạn nặng) cho tới 2025; 2026 - 2050: 9 m3/hộ; sau 2050: 25m3/hộ. Trƣớc mắt ƣu tiên các khu vực khó khăn về nguồn nƣớc.

- Sử dụng nguồn nƣớc ngầm thông qua các giếng nƣớc tập trung, giếng Unicef có thiết bị xử lý các thành phần ô nhiễm nhƣ Coliform, sắt…

- Phát triển công nghệ cấp nƣớc với các quy mô khác nhau, mở rộng tối đa cấp nƣớc đến các hộ gia đình, hạn chế cấp nƣớc phân tán nhỏ lẻ, không khuyến khích khai thác nƣớc ngầm ở quy mô hộ gia đình.

- Trong nuôi trồng thủy sản điều cần thiết là tăng cƣờng trao đổi nƣớc, hạn chế các vùng giao hội, hạn chế các nguồn nƣớc bẩn.

3.6.3. Giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp

3.6.3.1. Trồng trọt

- Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý, bền vững theo từng vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng đến việc quy hoạch chuyển đổi các loại cây trồng cần tiêu thụ nhiều nƣớc (lúa) sang các loại cây sử dụng nguồn nƣớc ít hơn nhƣng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm hạn chế lƣợng thiếu hụt nguồn nƣớc trong tƣơng lai.

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài; không để xảy ra tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt, kịp thời rà soát, nắm tình hình thực tế trên địa bàn để có kế hoạch, giải pháp hỗ trợ ngƣời dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách ở những nơi không có nguồn nƣớc ngầm sử dụng đƣợc và nguồn nƣớc mặt bị khô cạn, nhiễm phèn, mặn. Tăng cƣờng khuyến cáo ngƣời dân sử dụng nƣớc sinh hoạt tiết kiệm và hạn chế tối đa việc khai thác nƣớc ngầm tại khu vực đã có công trình cấp nƣớc tập trung.

- Quy hoạch vùng sản xuất thành các vùng chuyên canh, phù hợp với tình hình BĐKH và NBD đảm bảo nƣớc tƣới, hạn chế XNM, nâng cao năng suất cây trồng, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất tôm – lúa.

- Nghiên cứu phát triển, nhập khẩu các giống vật nuôi mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt (bò thịt, lợn lai, dê, cừu, gia cầm, thủy cầm, …) để nâng cao giá trị và thị phần của ngành chăn nuôi.

- Nghiên cứu hoàn chỉnh và vận hành hệ thống quan trắc và quản lý dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y để phát triển chăn nuôi bền vững thích ứng với BĐKH.

3.6.3.2. Nuôi trồng thủy hải sản

Trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nuôi các loài nhuyễn thể (chủ yếu là sò huyết, nghêu) vớiphƣơng pháp nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và hình thức phổ biến là nuôi bãi, nuôi giàn mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với diễn biến ngày càng tiêu cực của thời tiết. Ngoài ra, một số huyện còn kết hợp mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cua, tôm (điển hình là huyện Cái Nƣớc). Việc nuôi nhuyễn thể vừa kinh tế, vừa bảo vệ môi trƣờng, đồng thời lại thích nghi tốt với hiện tƣợng NBD.

Trên cơ sở kịch bản NBD, ngành thủy sản của tỉnh kết hợp với UBND các huyện có bãi bồi nghiên cứu và có kế hoạch lâu dài cho các vấn đề sau:

- Quy hoạch tổng thể để tận dụng diện tích bãi bồi trong nuôi nhuyễn thể tại các huyện ven biển: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Trần Văn Thời.

- Quy hoạch chi tiết phân vùng chức năng trong từng dự án nuôi và khai thác loài nhuyễn thể.

- Tổ chức lại các bãi bồi nuôi nghêu theo các mô hình khai thác nuôi trồng thích hợp với địa phƣơng nhƣ mô hình hợp tác xã để vừa hƣớng dẫn khai thác, vừa bảo vệ an ninh, vừa nuôi dƣỡng nghêu.

3.6.4. Giải pháp hạn chế xâm nhập mặn và giữ ngọt

3.6.4.1. Giải pháp công trình

- Chủ động kiểm tra, rà soát các công trình đê, đập, cống, bọng để tu sửa kịp thời những công trình đã xuống cấp và tăng cƣờng công tác sên vét hệ thống kênh mƣơng góp phần rất lớn trong việc chống rò rỉ, thất thoát nƣớc để cung cấp, phân phối nƣớc hợp lý, hiệu quả cũng nhƣ ngăn mặn, giữ ngọt, chống hạn cục bộ ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình, Tp. Cà Mau thuộc vùng Bắc Cà Mau và góp phần làm giảm độ mặn trên các ao đầm nuôi trồng thủy sản ở các huyện vùng Nam Cà Mau (Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nƣớc, một phần huyện Trần Văn Thời và Tp. Cà Mau).

- Sử dụng nguồn vốn miễn giảm thủy lợi phí, vốn vay kiên cố hóa kênh mƣơng, vốn chống hạn và các nguồn vốn khác để nhanh chóng thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy nhằmđảm bảo đủ nguồn nƣớc tƣới. Tiến hành đầu tƣ sên vét hệ thống kênh mƣơng của vùng có hệ sinh thái mặn (vùng Nam Cà Mau) để tăng khả năng trữ nƣớc góp phần giảm độ mặn trong kênh rạch; sên vét hệ thống kênh mƣơng của vùng hệ sinh thái ngọt (vùng Bắc Cà Mau) để trữ nƣớc phục vụ sản xuất, PCCC rừng vào mùa khô; sên vét hệ thống kênh mƣơng của vùng QL-PH để chủ động nguồn nƣớc phục vụ sản xuất lúa - tôm kết hợp, đầu tƣ xây dựng hoàn thiện cống T25, cống Kênh Xáng Mới, hệ thống cống tuyến U Minh - Khánh Hội.

- Tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tƣ các công trình trọng điểm thuộc tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau (vùng ngọt hóa), đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống cống kết hợp với nạo vét hệ thống kênh trục tiểu vùng II, III, IV, VII, XIV Nam Cà Mau theo hình thức bao vừa để chủ động sản xuất (vùng sinh thái mặn).

3.6.4.2. Giải pháp phi công trình

- Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nƣớc hợp lý, tƣới tiết kiệm nƣớc, bố trí thời vụ canh tác và chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trƣờng sử dụng nƣớc, đặc biệt tuyên truyền cho dân nắm về tác hại của việc tự phát đƣa nƣớc mặn vào vùng ngọt hóa, vùng sản xuất lúa 2 vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm... qua đó vận động nhân dân thực hiện đúng quy hoạch sản xuất đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với vùng ngọt hóa của haihuyện U Minh và Trần Văn Thời đề nghị các địa phƣơng tăng cƣờng công tác kiểm tra hệ thống đê bao ngoài, các công trình đầu mối (cống, đập) để chủ động xử lý kịp thời khi có hiện tƣợng rò rỉ xâm nhập mặn xảy ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu “Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Cà Mau dƣới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình BĐKH tại Việt Nam và tại tỉnh Cà Mau nói riêng một cách rõ nét, giúp nhà quản lý và ngƣời dân hiểu đƣợc những tác động do BĐKH đến phát triển KTXH, đời sống, môi trƣờng của tỉnh.

2. Đƣa ra các đánh giá và xu hƣớng về nhiệt độ, lƣợng mƣa, xâm nhập mặn dựa trên các kịch bản BĐKH và NBD của Bộ TN&MT công bố làm cơ sở cho các tính toán chạy mô hình dựa trên 3 kịch bản Thấp (RPC 4.5), Trung bình (RPC6.5), Cao (RPC.8.5) vào các mốc thời gian là 2030, 2050, 2070 và 2100. Kịch bản đã cho thấy những vùng chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn. Đồng thời đƣa ra các cơ sở để nhà quản lý tại địa phƣơng thấy đƣợc những ảnh hƣởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn đến nền kinh tế, sức khỏe, an ninh xã hội của tỉnh trong tƣơng lai. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hữu hiệu giúp tỉnh có thể giảm nhẹ những thiệt hại và thích ứng với những thay đổi của thời tiết.

3. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động của xâm nhập mặn đến các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhƣ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đời sống văn hóa, xã hội của ngƣời dân.

Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho thấy tình hình xâm nhập mặn tại tỉnh Cà Mau hiện đang ở mức trung bình trở lên. Các huyện có mức độ tổn thƣơng trung bình là Cái Nƣớc, Thới Bình và U Minh. Các huyện có mức độ tổn thƣơng cao là Cà Mau, Đầm Dơi, Năm Căn và Phú Tân. Đặc biệt là ở Ngọc Hiển, do diện tích tiếp giáp biển là lớn nhất nên đang phải chịu tác động nặng nề bởi xâm nhập mặn và tính tổn thƣơng là rất cao.

Kiến nghị

- Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các số liệu đáng tin cậy và đƣợc sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Do vậy, đây là cơ sở khoa học cho địa phƣơng xây dựng các chính sách phù hợp để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng.

- Trong giai đoạn tới các sở, ngành, địa phƣơng của tỉnh Cà Mau cần phải xây dựng cơ chế, chính sách để tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh, để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

- Trong hệ thống các giải pháp ứng phó với BĐKH của tỉnh, những giải pháp về thích ứng với BĐKH liên quan đến nâng cao chất lƣợng đời sống sinh hoạt của ngƣời dân ven biển cần đƣợc ƣu tiên hơn cả.

Do giới hạn về thời gian, kinh phí, điều kiện nghiên cứu nên luận văn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì thế, trong tƣơng lai cần tiếp tục có những nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến các lĩnh vực khác nhau để có một cái nhìn tổng quan về xâm nhập mặn tại tỉnh Cà Mau, và giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra những giải pháp cụ thể, thỏa đáng hơn giúp cho đời sống ngƣời dân tại khu vực bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn đƣợc nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. AECOM Asia, “Nghiên cứu và xác định những huyện dễ bị tổn thƣơng nhất đối với các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, đời sống, sinh kế của ngƣời dân và môi trƣờng sống tại tỉnh Bến Tre, 2011.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam, 2016.

3. Đài khí tƣợng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, Báo cáo thống kê năm 2017. 4. Lê Thị Thu Hiền 2005 đới ven biển Hải Phòng

5. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, “Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến các tỉnh vùng ĐBSCL”, 2011.

6. Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2016.

7. Phân viện Khoa học KTTV&BĐKH, Dự án “Cập nhật kịch bản BĐKH cho tỉnh Cà Mau”, 2016.

8. Quỹ Rokefeller, “Nghiên cứu đánh giá TDBTT và các tác động của BĐKH tại Cần Thơ”, 2009.

9. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Dự án điều chỉnh quy hoạch thủy lợi Cà Mau đến năm 2020.

10.Sở NN & PTNT tỉnh Cà Mau, Báo cáo tình hình hạn hán xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, 2016.

11.Sở NN & PTNT tỉnh Cà Mau, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

12.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cà Mau, Báo cáo tóm tắt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Cà Mau.

13.Tỉnh Cà Mau, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho tỉnh Cà Mau, 2012.

15.UBND tỉnh Cà Mau, Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2016.

16.UBND tỉnh Cà Mau, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 – 2020.

17.UBND tỉnh Cà Mau, Báo cáo tổng kết công tác PCLB-GNTT năm 2001- 2009.

Tài liệu tiếng Anh

18.Adger, W. N. (1996). Approaches to Vulnerability to Climate Change, CSERGE Working Paper GEC 96-05, Centre for Social and Economic Research on the Global Environment, University of East Anglia, Norwich, and University College London.

19.Adger, W. N., Brooks, N., Kelly M., Bentham G., Agnew, M. and Eriksen, S. (2004). New indicators of Adaptability and Vulnerability. Tyndall Center's Technical Research Report on Climate Change; 7. Tyndall Center Research on Climate Change, Norwich, UK.

20.Blaikie, P., Cannon, T., Davis, I., Wisner, B. (1994). At Risk: Natural Hazards, People Vulnerability and Disasters 1st edition.

21.Bohle, H-G. (2001). "Vulnerability and criticality: Perspectives from social geography. International Human Dimensions Programme on Global Environmental Change (IHDP)." Managing the risks of extreme events and disasters to advance climate chance adatation (SREX)

22.Chamber, R., 1983. Rural Development: Putting the Last First, Essex: Longman.

23.IPCC, Fourth Assessment Report of the Intergovemental Panel on Climate Change: WGI: The Physical Science of Climate Change, WGII: Impacts, Adaptation & Vulnerability, WGIII: Mitigation of Climate Change, 2007. 24.Iyengar, N.S. and P. Sudarshan. 1982. „A Method of Classifying Regions

from Multivariate Data‟, Economic and Political Weekly, Special Article: 2048-52.

25.Kasperson, J.X., R.E.Kasperson, B.L.Turner, W.Hsieh, and A.Schiller, 2000. “Vulnerability to Global Environmental Change”, The Human Dimensions of Global. Environmental Change, Cambridge, MIT Press.

26.Ron Benioff, Vulnerability and Adaptation Assessmen, Country Studies Management Team, U.S.Department of Energy, Washington, DC, U.S.A, 1996.

27.Van der Leeuw , Sander E., and Chr. Aschan-Leygonie. (2000). A Long- Term Perspective on Resilience in Socio-Natural Systems. Santa Fe Institute. 28.Watson, R.T., M.C.Zinyowera and R.H.Moss, 1996. “Climate Change 1995: Impacts, Adaptations and Mitigation of Climate Change: Scientific- Technical Analyses”, Cambridge University Press, Cambridge.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)