Chỉ số dễ bị tổn thƣơng do XNM tại Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)

Huyện (E.) (S.) (AC.) (VI.) Mức độ

Cà Mau 0,72 0,33 0,70 0,45 Trung Bình

Cái Nƣớc 0,54 0,50 0,51 0,51 Trung Bình

Đầm Dơi 0,75 0,59 0,60 0,58 Cao

Năm Căn 0,81 0,62 0,72 0,57 Cao

Ngọc Hiển 0,84 0,70 0,69 0,62 Cao Phú Tân 0,69 0,58 0,45 0,61 Cao Thới Bình 0,59 0,35 0,60 0,45 Trung Bình Trần Văn Thời 0,49 0,21 0,51 0,40 Trung Bình U Minh 0,55 0,34 0,51 0,46 Trung Bình

Sự phân bổ tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế và nông nghiệp là chức năng cơ bản của các chỉ số đƣợc thể hiện các bảng trên, bên cạnh chỉ số về mức độ nghiêm trọng của xâm nhập mặn, đánh giá tính dể bị tổn thƣơng hiện tại ở khu vực nông nghiệp là cơ sở căn bản cho đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu trong tƣơng lai.

Qua phân tích dựa trên xếp loại các huyện trong vùng nghiên cứu theo mối quan hệ với hiện tƣợng xâm nhập mặn, mối quan hệ tƣơng tác liên ngành và đạt đƣợc nhận thức về tang trƣởng dân số và phát triển vùng sẽ tạo nên thay đổi trong hợp phần và cấu trúc của cộng đồng nông thôn, nông nghiệp và công nghiệp theo thời gian.

Do vậy, các ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu là các thành phần quan trọng của mạng lƣới phức tạp gồm nhiều yếu tố ảnh hƣởng lên sinh kế của ngƣời dân và các hệ thống nông nghiệp vốn đã kết nối và phục thuộc lẫn nhau.

Mức phơi lộ với các nguy cơ nhƣ xâm nhập mặn và sự phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để sinh sống khiến cho cộng đồng nông thôn dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên trên thực tế, tính dễ bị tổn thƣơng của nông nghiệp và sinh kế trên tổng thể của tất cả các huyện đƣợc đánh giá ở mức thấp đến trung bình – chủ yếu là do mức độ của các biện pháp kiểm soát, thích ứng và khả năng chống chịu ở tất cả các huyện ngoại trừ huyện Ngọc Hiển. Xa hơn nữa, tình thế này sẽ thay đổi cho đến năm 2030 và đến năm 2050 tất cả các huyện sẽ xếp hạng từ trung bình đến cao chủ yếu là do tăng mức phơi lộ với lũ lụt và ngập lụt làm tăng độ nhiễm mặn, ảnh hƣởng đến các nguồn sinh kế liên quan đến đất đai, nƣớc và liên quan đến các hệ thống nông nghiệp.

Các hộ gia đình ở nông thôn có xu hƣớng chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên nhậy cảm với khí hậu nhƣ đất nông nghiệp và các hoạt động có tính nhậy cảm với khí hậu nhƣ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Tác động của biến đổi khí hậu nhƣ lũ lụt và ngập lụt, xâm nhập mặn và nƣớc dâng do bão làm giảm tính sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên này, hạn chế các lựa chọn của các hộ gia đình nông thôn vốn tiêu thụ và tạo thu nhập dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các hộ dễ bị tổn thƣơng nhất là các huyện có nhiều hộ gia đình sống phụ thuộc nhiều vào các hệ thống canh tác liên quan đến nƣớc (nhƣ hệ thống trồng lúa), và các hộ bị phơi lộ với lũ lụt và ngập lụt từ song ngòi nhiều nhất. Các huyện ven biển lại chịu tác động tiêu cực bởi xâm nhập mặn và nƣớc dâng do bão vốn đƣợc đánh giá là ít bị tổn thƣơng hơn do đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống kè biển kiểm soát và bảo vệ ở mức độ cao và hệ thống cống ngăn mặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)