Thay đổi diện tích ảnh hƣởng mặn theo kịch bản RCP8.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 63 - 73)

Nồng độ mặn lớn nhất (g/l) Diện tích (ha) RCP8.5+30s RCP8.5+50s RCP8.5+70s RCP8.5+100s Không mặn 83.781 83.691 83.691 83.507 1,0 đến 2,0 1.646 1.640 1.640 1.597 2,0 đến 3,0 1.464 1.465 1.465 1.456 3,0 đến 4,0 1.173 1.160 1.160 1.148 4,0 đến 7,0 3.223 3.158 3.158 3.041 7,0 đến 10,0 71.914 70.397 70.397 53.577 1,0 đến 14,0 60.182 61.692 61.692 77.732 trên 14,0 306.016 306.197 306.197 307.342

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.12. Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP4.5 (a) đến 2030; (b) đến 2050; (c) đến 2070 và (d) đến 2100

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.13. Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP8.5 (a) đến 2030; (b) đến 2050; (c) đến 2070 và (d) đến 2100

3.4. Ảnh hƣởng của nhiễm mặn và xâm nhập mặn tại Cà Mau

3.4.1. Ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp

3.4.1.1. Đối với ngành trồng trọt

+ Thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Diện tích gieo trồng chủ yếu phân bố tập trung tại vùng đồng bằng thấp trũng của các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và một phần ở Tp. Cà Mau (các huyện phía Bắc Cà Mau). Toàn tỉnh hiện có 146.899ha đất nông nghiệp, trong đó 123.240,3ha đƣợc sử dụng để trồng trọt cây hằng năm và 16.119,4ha sử dụng để trồng cây lâu năm. Đây là vùng đất thấp trũng với cao độ trung bình từ 0,2 - 0,8 m, hệ thống đê bao thấp, do đó chịu ảnh hƣởng khá lớn bởi hiện tƣợng ngập do NBD và XNM. Từ năm 2010 đến năm 2016, diện tích trổng lúa của tỉnh giảm 19.327,5 ha; diện tích trồng dừa giảm mạnh, giảm 11.454 ha; diện tích trồng mía năm 2016 chỉ còn bằng 1/5 so với năm 2010, với diện tích giảm từ 5.327 ha xuống còn 1.041,5 ha.

Bảng 3.12. Biến động diện tích một số cây trồng chính giai đoạn 2001 - 2016

Đơn vị: ha

Danh mục Lúa Ngô Dừa Cây ăn

quả khác Mía 2001 131.570 252 18.868 8.833 5.327 2002 130.563 505 12.067 6.046 5.988 2003 107.009 507 10.755 6.160 4.899 2004 131.659 213 10.206 6.514 3.357 2005 109.640 221 9.585 6.680 3.422 2006 115.409 237 9.180 7.006 3.620 2007 123.111 190 7.989 7.088 2.898 2008 132.891 190 7.893 7.383 1.857 2009 139.017 202 7.889 7.558 1.813 2010 125.581 316 8.080 5.619 1.803 2014 127.356 498 7.535 8.480 2.131 2015 126.587 486 7.526 8.453 1.216 2016 112.242,5 525,3 7.414 8.602,7 1.041,5 -14,68% +108,45% -60,65% -2,61% -80,44%

Theo “Quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau đến năm 2020”, diện tích đất trồng lúa của tỉnh sẽ không thay đổi lớn so với hiện tại, chủ yếu tập trung tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và Tp. Cà Mau. Tuy nhiên, theo kịch bản BĐKH Cà Mau năm 2016, khi mực NBD kết hợp với thời tiết khô hạn sẽ dẫn đến hiện tƣợng nƣớc XNM sâu vào nội đồng, thời gian chịu ảnh hƣởng của XNM tại Cà Mau cũng kéo dài lâu hơn so với các năm trƣớc đây. Dự đoán đến năm 2020 phần lớn diện tích đất nông nghiệp của tỉnh bị nhiễm mặn từ 10 - 25‰. Với dự đoán trên, nếu tỉnh không có giải pháp thích hợp trong việc xây dựng đê bao khép kín, bảo vệ vùng ngọt thì trong tƣơng lai diện tích vùng sản xuất lúa sẽ giảm đi rất lớn.

+ Gia tăng sâu bệnh trên cây trồng

Tình hình phát triển sâu bệnh trên cây trồng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, độ ẩm không khí, lƣợng mƣa. Sự gia tăng nhiệt độ không khí và lƣợng mƣa chính là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển nhanh, đồng thời xuất hiện nhiều chủng loại gây hại rất khó lƣờng. Tiêu biểu nhƣ tình hình dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở Cà Mau trong thờigian gần đây diễn biễn ngày càng phức tạp, ảnh hƣởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lƣợng cây trồng tại một số vùng. Một số bệnh gây hại chủ yếu trên cây lúa trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhƣ rầy nâu, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt. Theo thống kê, diện tích bị sâu bệnh năm 2016 là 12.118,5 ha, tập trung tại các xã Trần Hợi, Khánh Hƣng, Khánh Lộc, Khánh Hải, Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và thị trấn Trần Văn Thời thuộc huyện Trần Văn Thời.

Trong tƣơng lai khi nhiệt độ tăng, mƣa lớn do BĐKH sẽ tạo nên môi trƣờng nóng ẩm, đây là một trong những điều kiện rất thích hợp cho rầy nâu, rầy lƣng trắng phát triển. Bên cạnh đó, còn làm phát sinh một số chủng loại sâu mới gây hại không những trong sản xuất mà còn trong bảo quản nông sản, thực phẩm. Đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển, tăng trƣởng và phân bố của các sinh vật gây hại, dẫn đến nguy cơ lan rộng thành dịch gây hại lớn, gây nên tình trạng suy giảm tốc độ sinh trƣởng, năng suất của cây trồng, chi phí đầu tƣ của ngƣời dân ngày càng

tăng cao, làm suy giảm thu nhập của ngƣời nông dân, gây ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau.

+ Thay đổi thời vụ gieo trồng và sinh trƣởng cây trồng

Yếu tố nhiệt độ, mƣa và mặn là các yếu tố quan trọng trong việc quyết định thời vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nhiệt độ cao, thời tiết khô hạn kết hợp với XNM ngày càng sâu vào đất liền trong những năm gần đây đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến thời vụ và sinh trƣởng cây trồng. Điều này thể hiện rất rõ tại vùng trồng lúa huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời.

Thời vụ chính trong năm của tỉnh Cà Mau là Hè Thu và vụ Mùa nhƣng những năm gần đây do ảnh hƣởng bởi BĐKH khiến mùa mƣa đến chậm hơn, lƣợng mƣa ít hơn, dẫn đến sự biến động trong thời vụ gieo trồng của địa phƣơng nhằm tránh mặn, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển.

+ Giảm năng suất cây trồng

Kết quả quan trắc của tỉnh cho thấy, đỉnh triều cƣờng và mức độ thiệt hại năm sau thƣờng cao hơn năm trƣớc. Cụ thể, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2007 mực nƣớc dâng 1,5m so với mực nƣớc biển, thiệt hại gần 4.886 ha; năm 2008 nƣớc dâng lên 1,6m làm thiệt hại hơn 10.632ha; năm 2011 mực nƣớc tiếp tục dâng lên 2,1m, làm thiệt hại gần 19.700ha đất sản xuất.

Năm 2016, theo thống kê tổng thiệt hại do XNM cho thấy:

- Diện tích lúa bị thiệt hại: 51.100,891ha của 36.214 hộ; bao gồm: 12.461ha lúa đông xuân, 38.639.891ha lúa trên đất nuôi tôm và lúa mùa. Trong đó thiệt hại 30- 70% là 18.323,327ha; trên 70% là 32.777,564ha.

- Diện tích cây trồng khác bị ảnh hƣởng thiệt hại: 15.000ha (5.000ha rau màu các loại; 10.000ha cây ăn trái).

Tại các khu vực tôm lúa nhƣ Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời... độ mặn trong nƣớc và đất tăng cao sẽ làm giảm quá trình sinh trƣởng của cây lúa, dẫn đến năng suất thấp, nếu độ mặn cao gặp thời kỳ lúa trổ bông thì năng suất lúa gần nhƣ

mất trắng. Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa nhƣ giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, sự tăng trƣởng và nở bụi bị đình trệ, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hóa đạm trong đất, dẫn đến giảm năng suất lúa.

Theo kết quả nghiên cứu của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lƣơng thực ở vùng nhiệt đới cho thấy nhiệt độ tăng 1oC sẽ làm giảm năng suất ngô từ 5 - 20% và có thể giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm 4oC. Tƣơng tự, năng suất lúa có thể giảm 10% đối với mỗi độ tăng lên. Nhƣ vậy, theo kịch bản BĐKH 2016, đến năm 2035 nhiệt độ tỉnh Cà Mau tăng thêm 0,7oC (kịch bản RCP4.5), sản lƣợng ngô của tỉnh chỉ còn 39,57 - 35,26 tạ/ha, sản lƣợng lúa còn 35,39 tạ/ha; đến năm 2099 nhiệt độ tỉnh Cà Mau tăng thêm 1,8oC (kịch bản RCP4.5), sản lƣợng ngô của tỉnh giảm còn 37,31 - 26,24 tạ/ha, sản lƣợng lúa còn 31,2 tạ/ha (so với năng suất năm 2016).

Bên cạnh đó, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, XNM, giông lốc cũng làm ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. Theo ngành nông nghiệp Cà Mau, năm 2016, tỉnh này có trên 49.300 ha lúa bị thiệt hại do nắng hạn và XNM. Trong đó, trên 35.220ha lúa trồng dƣới ao nuôi tôm, còn lại là trà lúa Đông - Xuân. Địa bàn có diện tích lúa bị thiệt hại nhiều là vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau (gồm các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời).

3.4.1.2. Đối với ngành chăn nuôi

Đàn gia cầm có những biến động mạnh là do ảnh hƣởng của chuyển đổi môi trƣờng đất, nƣớc và các dịch bệnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Cà Mau thƣờng có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do nhiễm bệnh cao, dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm H5N1 tiềm ẩn và luôn có nguy cơ bùng phát, đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp. Nhiều trƣờng hợp dịch bệnh xuất hiện rất khó kiểm kiểm soát. Nhƣ bệnh cúm H5N1, dịch heo tai xanh đã xuất hiện từ các năm trƣớc, gây thiệt hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi của tỉnh.

Trong năm 2015, dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh ở heo xuất hiện trên địa bàn tỉnh, thực hiện tiêu hủy hơn 1.000 con. Trong năm 2016, phát hiện đàn gia cầm

của ông Lê Văn Út (ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) dƣơng tính với virus cúm gia cầm Subtype H5N1, thực hiện tiêu hủy 800 con gia cầm. Tình hình này sẽ tiếp tục tái diễn trong những năm tới do sự thay đổi thất thƣờng của khí hậu và nhiệt độ không khí gia tăng. Điều này sẽ làm nguy cơ xuất hiện các chủng loại bệnh mới trên gia cầm và gia súc, gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh.

Ngoài ra, theo kịch bản BĐKH mức phát thải trung bình thì đến năm 2035 nhiệt độ tỉnh sẽ tăng thêm 0,7oC, năm 2099 nhiệt độ sẽ tăng thêm 1,8oC (kịch bản RCP4.5) và tăng thêm 0,9oC, năm 2099 tăng thêm 3,3oC (kịch bản RCP8.5), điều này sẽ gây những tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi của tỉnh Cà Mau nhƣ biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên làm giảm năng suất và sản lƣợng một số loại vật nuôi. Nhiệt độ tăng, XNM sâu vào nội đồng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng, tốc độ sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi, diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, nguồn nƣớc ngọt dành cho chăn nuôi giảm.

3.4.2. Ảnh hưởng đến ngành ngư nghiệp

3.4.2.1 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản

+ Chuyển dịch cơ cấu NTTS do ảnh hƣởng bởi NBD và XNM

Hiện nay do ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng BĐKH, hiện tƣợng XNM diễn ra ngày càng sâu sắc nên nhiều diện tích đất nông nghiệp của ngƣời dân đã đƣợc thay thế dần bằng diện tích NTTS. Diện tích này ngày càng đƣợc mở rộng, khi ngƣời dân chủ động dẫn nƣớc mặn vào để nuôi trồng.

Theo thống kê cho thấy, nếu năm 2000 diện tích là 204.381ha, đến năm 2010 tăng lên 296.300ha (trong đó có 268.208ha nuôi nƣớc mặn, lợ và 28.092ha nuôi nƣớc ngọt), năm 2014 tăng lên 298.138ha và năm 2016 là 301.509ha (trong đó có 281.098ha nuôi nƣớc mặn, lợ và 20.411ha nuôi nƣớc ngọt. Nhƣ vậy, có thể thấy quá trình XNM đã tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nƣớc mặn, lợ.

Ngƣợc lại, sự gia tăng độ mặn trong các nguồn nƣớc sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Theo dự đoán ranh mặn ngày càng lấn sâu

vào đất liền, tiến dần về phía Bắc. Sự kết hợp giữa XNM và hạn hán sẽ gây bất lợi cho sự sinh trƣởng và phân bố của các loài thủy sản, mất môi trƣờng sống của loài cá đồng ở rừng U Minh Hạ và các kênh mƣơng, ao hồ trong vùng sinh thái ngọt nhƣ Tp. Cà Mau, Thới Bình.

+ Giảm năng suất NTTS do ảnh hƣởng bởi sự thay đổi thời tiết

Trong năm 2016, do thời tiết thất thƣờng, ảnh hƣởng thiên tai nên tình hình dịch bệnh ngành NTTS, đặc biệt là trên tôm diễn biến khá phức tạp, có hơn 12.000ha tôm bị bệnh, ƣớc năng suất khi thu hoạch giảm từ 30 - 70%. Trong đó, diện tích tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh khoảng 503 ha, chủ yếu bệnh đốm trắng 27ha, hoại tử gan tụy 385ha và bệnh khác 91ha.

Bên cạnh đó, do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt đã làm cho ngành NTTS bị thiệt hại nghiêm trọng, 158.000ha thủy sản, trong đó diện tích tôm nuôi khoảng 155.890ha bị ảnh hƣởng.

Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2016, UBND tỉnh Cà Mau.

3.4.2.2. Đối với nghề cá

+ Gia tăng thiệt hại của ngành đánh bắt, giảm giá trị sản xuất của ngành

Năm 2016, tổng sản lƣợng khai thác 209.000 tấn, tăng 55.286 tấn so với năm 2010 và 10.046 tấn so với năm 2014, với giá trị sản xuất đạt 5.417.388 triệu đồng (giá so sánh 2010). Tuy nhiên, ngành khai thác thủy hải sản của tỉnh cũng chịu ảnh hƣởng không ít bởi BĐKH:

- BĐKH làm giảm nguồn lợi thủy sản vốn rất phong phú và đa dạng của vùng biển tỉnh Cà Mau thông qua hiện tƣợng tăng hàm lƣợng CO2, nhiệt độ.

- Tần suất và cƣờng độ bão gia tăng dẫn đến nguy cơ vỡ, đắm tàu thuyền; đặc biệt là đối với các thuyền đánh bắt quy mô nhỏ sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành, cho ngƣời dân tại các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, thiệt hại về tàu thuyền lớn nhất vẫn là năm 1997 với cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào tỉnh Cà Mau, gây thiệt hại rất lớn về tàu thuyền và tính mạng ngƣ dân.

- Sản lƣợng thủy sản giảm dẫn đến thời gian đánh bắt trong mỗi chuyến ra khơi sẽ phải dài hơn. Chi phí đầu tƣ cho mỗi chuyến đánh bắt sẽ gia tăng, dẫn đến giảm lợi nhuận đánh bắt.

Bảng 3.13. Thống kê số lƣợng tàu thuyền bị ảnh hƣởng bởi thiên tai từ năm 1997 đến năm 2016

Đơn vị tính: chiếc

Nă m Bão Lin da 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 Chìm 265 63 51 32 6 36 7 21 43 43 25 50 18 18 30 34 29 Hƣ hỏng 401 4 3 8 - 1 8 7 18 7 - 1 - - - - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác PCLB-GNTT năm 2001-2009

Những tác động này sẽ làm thiệt hại lớn cho ngành khai thác thủy sản của tỉnh, lợi nhuận thu đƣợc từ đánh bắt thủy hải sản giảm do gia tăng mức độ đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật, chi phí nhiên liệu, vật tƣ. Điều quan trọng là tính mạng các ngƣ dân trong tỉnh bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể dự đoán, trong tƣơng lai, khi xu thế bão ngày càng chuyển dịch về phía Nam và tần suất cũng nhƣ cƣờng độ xuất hiện khó lƣờng trƣớc thì những thiệt hại do ảnh hƣởng của BĐKH đến ngành khai thác thủy hải sản sẽ càng lớn, dẫn đến giá trị sản xuất của ngành sẽ giảm, gây ảnh hƣởng đến đời sống của các ngƣ dân vùng ven biển.

+ Giảm nguồn lợi thủy sản tại vùng biển

Sự suy giảm nguồn tài nguyên thủy hải sản sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn lợi khai thác của nghề cá. Tuy những năm gần đây, sản lƣợng đánh bắt thủy hải sản luôn có sự gia tăng nhƣng trong tƣơng lai đến năm 2020 và xa hơn nữa, dự đoán sản lƣợng khai thác sẽ giảm rất nhiều so với hiện nay.

Hiện tƣợng NBD, hạn hán kéo dài trong tƣơng lai sẽ làm độ mặn trong nƣớc tăng cao và mặn tiến sâu vào đất liền về phía thƣợng nguồn các nhánh sông, kênh rạch. Ranh mặn ngọt tại các sông Cửa Lớn, sông Ông Đốc, sông Trẹm... sẽ thay đổi, các loài thủy sinh nƣớc ngọt chuyển dịch về phía Bắc và ngày càng bị thu hẹp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)