TT Vị trí Tần suất đo Hiệu chỉnh Kiểm định 2005 2004 2015
NSE PBIAS NSE PBIAS NSE PBIAS
1 Cà Mau Giờ 0,55 3,81 0,59 7,05 0,68 -9,83
2 Năm Căn Giờ 0,77 -5,85 0,62 -9,99 0,84 -4,62
Từ kết quả hiệu chỉnh và kiểm định nhƣ đã nêu thì có thể thấy rằng, mô hình có khả năng mô phỏng tin cậy diễn biến thủy lực và XNM ở vùng Bán đảo Cà Mau nói chung, toàn tỉnh Cà Mau nói riêng và có thể sử dụng để xem xét, đánh giá các phƣơng án mô phỏng diễn biến nguồn nƣớc và độ mặn vùng Bán đảo Cà Mau nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng theo điều kiện thủy văn khác nhau theo các kịch bản phát triển trong tƣơng lai.
2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Nghiên cứu xác định khu vực nghiên cứu điển hình là hai xã Khánh An, huyện U Minh và xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Theo ý kiến đề xuất của các cán bộ quản lý ở cấp tỉnh nhƣ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Phòng chống lụt bão và các cán bộ của Ủy ban Nhân dân huyện thì hai xã này có các số liệu, tài liệu thực tế mang tính đại diện và điển hình đối với nghiên cứu.
Sau khi đi khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu điển hình, nghiên cứu cũng đã tổng hợp đƣợc các số liệu chủ yếu và cần thiết để thực hiện.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Để đánh giá đƣợc tính chính xác và cần thiết của số thông tin thu thập đƣợc, nghiên cứu áp dựng phƣơng pháp chuyên gia. Từ đó đánh giá đƣợc độ tin cậy của
những thông tin thu thập đƣợc từ các hộ gia đình tại khu vực khảo sát vì kiến thức của thành viên các hộ đƣợc phỏng vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức và quan niệm chƣa đúng.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Mã hóa biến nghiên cứu - Nhập số liệu
- Xử lý số liệu: các số liệu đƣợc quản lý và xử lý bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (SPSS), phiên bản 2015. Trình ứng dụng thống kê mô tả đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình xử lý số liệu.
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP
MẶN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Đánh giá về nhiệt độ tỉnh Cà Mau
3.1.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ đến nay
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trƣng khí hậu của vùng ĐBSCL, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình cao nhất xuất hiện vào các tháng 4, 5 do nửa đầu tháng 5 khu vực Nam Bộ còn chịu sự chi phối của hệ thống cao áp Tây Thái Bình Dƣơng và áp thấp nóng phía Tây.
Các dữ liệu quan trắc về bức xạ và lƣợng mây cũng cho thấy ngoài nhân tố bình lƣu thì nhiệt do bức xạ là nhân tố quan trọng làm gia tăng nhiệt độ trong các tháng mùa khô. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thƣờng là vào tháng giêng. Trong thời gian này, không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam gây ra gió mùa Đông Bắc, thƣờng thể hiện dƣới dạng một "lƣỡi cao áp lạnh".
Từ 1972 đến 2016 nhiệt độ trung bình năm ở Cà Mau có xu thế tăng rõ rệt và càng có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong cả thời kỳ 1972 - 2016 là 28oC vào năm 1998, đây là năm ảnh hƣởng bởi pha nóng của ENSO (El-Nino 1997 - 1998).
Kết quả thống kê số liệu thu thập nhiệt độ tại trạm khí tƣợng Cà Mau từ 1972 đến 2016: