Sơ đồ xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 28 - 30)

Những năm gần đây, tình hình hạn hán, triều cƣờng và XNM trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp và tăng lên rõ rệt so với những năm trƣớc đây, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo số liệu quan trắc cho thấy: Lƣợng mƣa trong tỉnh năm 2016 là 2.260,8mm; nhiệt độ cao nhất năm 2016 là 36,1oC; riêng tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ cao nhất lên tới 35,8 -

36,1oC. Nhiệt độ tăng cao, làm cho lƣợng nƣớc bị bốc hơi rất nhanh, gây khô hạn nghiêm trọng và gia tăng độ muối của lƣợng nƣớc trong đồng.

1.4.3. Triều cường và ngập úng đô thị

Triều cƣờng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lƣờng đã ảnh hƣởng lớn đến đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân. Triều cƣờng năm 2016 dâng cao hơn các năm trƣớc đây, trong tháng 11 mực nƣớc tại Năm Căn đạt mức kỷ lục (cao 1,66m).

Độ mặn trên các sông, rạch dao động từ 23 - 30‰, cao hơn trung bình hàng năm từ 3 - 4‰. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, những tháng cuối năm 2016, triều cƣờng dâng cao làm tràn hàng trăm km bờ bao, làm bể 14.013 m bờ bao, thiệt hại 2.373 ha đất sản xuất nông nghiệp và NTTS của ngƣời dân, thiệt hại trên 25,2 tỷ đồng.

Triều cƣờng tăng cao, mƣa thất thƣờng cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, còn nhiều hạn chế gây nên tình trạng ngập úng, nhất là tại các đô thị, tỷ lệ bê tông hóa cao làm giảm khả năng thấm nƣớc. Ở thành phố Cà Mau, nhiều tuyến đƣờng bị triều cƣờng gây ngập 5 - 10cm (trời không mƣa), nếu có mƣa lớn thì ngập sâu từ 25 - 40cm.

Nhìn chung những diễn biến bất lợi về thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, công nghiệp, dân sinh, bảo vệ an toàn đời sống, tài sản của nhân dân và Nhà nƣớc.

Năm 2016, các hiện tƣợng thời tiết tiêu cực xảy ra trên địa bàn tỉnh làm chết 6 ngƣời, mất tích 4 ngƣời. Có 23 phƣơng tiện bị chìm, 2 phƣơng tiện hƣ hỏng; tốc mái 344 căn nhà, sập 93 căn, sạt lở đất ven sông 4.681 m. Tổng thiệt hại về tài sản 1.427,6 tỷ đồng, trong đó, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra chiếm 1.412,44 tỷ đồng.

CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận

Luận văn tiếp cận theo phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng dựa trên những cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội thống kê và dữ liệu các địa phƣơng cung cấp. Ngoài ra nguồn dữ liệu về BĐKH, NBD luận văn cũng khai thác nguồn dữ liệu đã có và cập nhật hiện nay tại Bộ TNMT.

Theo khung tiếp cận chung của IPCC (Hình 2.1), đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên và xã hội gồm 3 thành phần quan trọng, đó là:

• Xây dựng kịch bản về BĐKH, NBD cho khu vực nghiên cứu.

• Xác định các tác động của BĐKH đối với hệ thống tự nhiên và các tác động tiềm tàng đối với hệ thống xã hội của khu vực nghiên cứu.

• Đánh giá tác động của BĐKH thông qua việc xác định TDBTT và đánh giá rủi ro do BĐKH để từ đó đƣa ra các biện pháp thích ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 28 - 30)