3.6. Đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng với xâm nhập mặn tại Cà Mau
3.6.3. Giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp
3.6.3.1. Trồng trọt
- Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý, bền vững theo từng vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng đến việc quy hoạch chuyển đổi các loại cây trồng cần tiêu thụ nhiều nƣớc (lúa) sang các loại cây sử dụng nguồn nƣớc ít hơn nhƣng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm hạn chế lƣợng thiếu hụt nguồn nƣớc trong tƣơng lai.
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài; không để xảy ra tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt, kịp thời rà soát, nắm tình hình thực tế trên địa bàn để có kế hoạch, giải pháp hỗ trợ ngƣời dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách ở những nơi không có nguồn nƣớc ngầm sử dụng đƣợc và nguồn nƣớc mặt bị khô cạn, nhiễm phèn, mặn. Tăng cƣờng khuyến cáo ngƣời dân sử dụng nƣớc sinh hoạt tiết kiệm và hạn chế tối đa việc khai thác nƣớc ngầm tại khu vực đã có công trình cấp nƣớc tập trung.
- Quy hoạch vùng sản xuất thành các vùng chuyên canh, phù hợp với tình hình BĐKH và NBD đảm bảo nƣớc tƣới, hạn chế XNM, nâng cao năng suất cây trồng, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất tôm – lúa.
- Nghiên cứu phát triển, nhập khẩu các giống vật nuôi mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt (bò thịt, lợn lai, dê, cừu, gia cầm, thủy cầm, …) để nâng cao giá trị và thị phần của ngành chăn nuôi.
- Nghiên cứu hoàn chỉnh và vận hành hệ thống quan trắc và quản lý dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y để phát triển chăn nuôi bền vững thích ứng với BĐKH.
3.6.3.2. Nuôi trồng thủy hải sản
Trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nuôi các loài nhuyễn thể (chủ yếu là sò huyết, nghêu) vớiphƣơng pháp nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và hình thức phổ biến là nuôi bãi, nuôi giàn mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với diễn biến ngày càng tiêu cực của thời tiết. Ngoài ra, một số huyện còn kết hợp mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cua, tôm (điển hình là huyện Cái Nƣớc). Việc nuôi nhuyễn thể vừa kinh tế, vừa bảo vệ môi trƣờng, đồng thời lại thích nghi tốt với hiện tƣợng NBD.
Trên cơ sở kịch bản NBD, ngành thủy sản của tỉnh kết hợp với UBND các huyện có bãi bồi nghiên cứu và có kế hoạch lâu dài cho các vấn đề sau:
- Quy hoạch tổng thể để tận dụng diện tích bãi bồi trong nuôi nhuyễn thể tại các huyện ven biển: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Trần Văn Thời.
- Quy hoạch chi tiết phân vùng chức năng trong từng dự án nuôi và khai thác loài nhuyễn thể.
- Tổ chức lại các bãi bồi nuôi nghêu theo các mô hình khai thác nuôi trồng thích hợp với địa phƣơng nhƣ mô hình hợp tác xã để vừa hƣớng dẫn khai thác, vừa bảo vệ an ninh, vừa nuôi dƣỡng nghêu.