Nhiệt độ trung bình năm từ năm 1972 đến 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 51 - 55)

Nhận xét:

Thông qua chuỗi số liệu thu thập ta thấy nhiệt độ của trạm Cà Mau đang có xu hƣớng tăng trung bình 0,03oC/năm. Nếu lấy nhiệt độ trung bình năm 2016 là 28,1oC để tính toán thì tần suất tăng vào khoảng 0,085%/năm và xu thế càng tăng mạnh về thời kỳ sau thì nhiệt độ trung bình tăng khảng 0,03oC/năm, nhƣ vậy đến 2050 thì nhiệt độ trung bình năm tại Cà Mau 29,1oC.

Từ năm 1972 đến 2016 nhiệt độ tăng khoảng 1,2oC và tăng mạnh vào những năm gần đây. Nếu chỉ tính trong năm năm gần nhất từ 2011 đến 2016 thì nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,6oC.

- Nhiệt độ thấp nhất các tháng từ năm 1972 đến 2016 thì các tháng 5 đến tháng 10 nhiêt độ khá ổn định có xu hƣớng tăng nhẹ còn lại các tháng khác trong năm giá trị nhiệt độ tăng lên đáng kể, biên độ dao động nhiệt độ thấp nhất các tháng đạt 8,0oC; với giá trị xuất hiện thấp nhất trên bảng giá trị nhiệt độ thấp nhất các tháng là 17,6oC xuất hiện vào tháng 12 năm 1973 và giá trị cao nhất trên bảng giá trị nhiệt độ thấp nhất các tháng là 25,6oC xuất hiện vào tháng 4 năm 2002.

- Nhiệt độ cao nhất các tháng từ năm 1972 đến 2016 thì các tháng 1, 2 có xu hƣớng giảm, tháng 3 và tháng 12 nhiệt độ cao nhất ít thay đổi còn lại các tháng khác đều có xu hƣớng tăng, tuy nhiên giá trị cao nhất trong năm hầu nhƣ khá ổn định, biên độ dao động nhiệt độ cao nhất các tháng đạt 10,7oC; với giá trị xuất hiện thấp nhất trên bảng giá trị nhiệt độ cao nhất các tháng là 28,1oC xuất hiện vào tháng 3 năm 1989 và giá trị cao nhất trên bảng giá trị nhiệt độ cao nhất các tháng là 38,8oC xuất hiện vào tháng 12 năm 1994.

- Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 1972 đến 2016 thì các tháng có nhiệt độ tăng ít là tháng 7, 8, 9 và tháng 10 còn lại các tháng khác trong năm nhiệt độ trung bình tăng khá mạnh, tăng mạnh nhất vào tháng 12, biên độ dao động nhiệt độ trung bình các tháng đạt 6,3oC. Với giá trị xuất hiện thấp nhất trên bảng giá trị nhiệt độ trung bình các tháng là 23,9oC xuất hiện vào tháng 12 năm 1975 và giá trị cao nhất trên bảng giá trị nhiệt độ cao nhất các tháng là 30,2oC xuất hiện vào tháng 5 năm 2010.

3.1.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản

Kết quả tính nhiệt độ ở Cà Mau trong tƣơng lai từ đƣờng xu thế năm 2020 là 27,8oC, năm 2050 là 28,7oC, năm 2070 là 29,3oC và năm 2100 30,2oC.

Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình năm Cà Mau trong tƣơng lai

Năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ TB 27,8 28,1 28,4 28,7 29,0 29,3 29,6 29,9 30,2

Nguồn: Trung tâm Tài nguyên Nước và Môi trường, năm 2017

Theo không gian các đƣờng đẳng nhiệt độ trung bình ở Cà Mau phân bố khá đều, nhiệt độ thấp nhất (26,80C) trong tỉnh Cà Mau nằm ở phía Đông khu vực các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển và tăng dần đến khoảng 27,50C về khu vực phía Tây của tỉnh gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời.

Các kết quả tính toán nhiệt độ trong tƣơng lai ở Cà Mau theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2016:

- Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh, trong giai đoạn 2016

- 2035, tăng thêm 0,7oC; giai đoạn 2046 - 2065 tăng thêm 1,4oC, giai đoạn 2080 - 2099 tăng thêm 1,8oC.

- Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh, trong giai đoạn 2016

- 2035 tăng thêm 0,9oC; giai đoạn 2046 - 2065 tăng thêm 1,8oC, giai đoạn 2080 - 2099 tăng thêm 3,3oC.

Bảng 3.5. Biến đổi nhiệt độ trung bình so với thời kỳ cơ sở

TT Nhiệt độ (oC) Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5 2016- 2035 2046- 2065 2080- 2099 2016- 2035 2046- 2065 2080- 2099 1 Trung bình năm 28,8 29,5 29,9 28,9 29,9 31,4 2 Mùa Đông 28,9 29,5 30 29 29,6 31,3 3 Mùa Xuân 28,8 29,5 30 28,9 29,9 31,4

4 Mùa Hè 28,9 29,6 30 29,1 30 31,5

5 Mùa Thu 28,8 29,4 29,9 28,9 29,9 31,4

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016

(a) (b)

Hình 3.4. Bản đồ nhiệt độ tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP4.5 (a) và RCP8.5 (b)

3.2. Đánh giá về lƣợng mƣa tỉnh Cà Mau

3.2.1. Xu thế biến đổi lượng mưa đến nay

Lƣợng mƣa hàng năm ở ĐBSCL tƣơng đối lớn vào khoảng 1.500 - 2.000 mm tập trung chủ yếu vào mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 11. Đây là lƣợng nƣớc chủ yếu đẩy lùi sự XNM vào mùa mƣa, đồng thời là lƣợng trữ nƣớc tiếp tục đẩy lùi mặn trong mùa khô. Triều cũng bị ảnh hƣởng bởi lƣợng nƣớc này. Tuy Cà Mau không bị ảnh hƣởng trực tiếp từ chế độ thủy văn của hệ thống sông Cửu Long

nhƣng chịu ảnh hƣởng gián tiếp và nhờ lƣợng mƣa lớn đã hạn chế đƣợc phần nào mặn tiến vào nội đồng, bảo vệ đáng kể diện tích cây trồng, vật nuôi vùng ngọt.

Lƣợng mƣa tại Cà Mau tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11), chiếm từ 90 - 94% lƣợng mƣa năm. Trong tháng 10 là thời kỳ gió mùa Tây Nam suy yếu, tuy nhiên trong thời gian này thì các điều kiện gây mƣa lớn nhƣ dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), bão và có vị trí khá thuận lợi để gây nên tổng lƣợng mƣa lớn trên tỉnh Cà Mau.

Lƣợng mƣa năm bình quân ở tỉnh Cà Mau khá cao ở khu vực Nam Bộ là hơn 1700mm đến gần 2400mm, không có sự phân hóa lớn theo không gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh cà mau dưới tác động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)