Sự chuyển dịch về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the changes in the economy, culture and society of the inhabitant in cam dien commune, cam giang district, hai duong province under the impact (Trang 48 - 55)

- Điểm yếu (Weakness): những tố chất không phù hợp với công việc, tác phong nông nghiệp, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi cao,Ầ

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự chuyển dịch về việc làm

Cẩm Điền là một xã thuần nông nên trƣớc khi diễn ra các đợt thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng các KCN, các hộ trong xã chủ yếu là hộ thuần nông, một số ắt là hộ kiêm nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, từ khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, ngành nghề của các hộ trong xã có nhiều biến động.

Trƣớc và sau khi thu hồi đất, cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra ở Cẩm Điền đã có sự thay đổi theo hƣớng giảm dần các hộ thuần nông, tăng nhanh các hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp, tăng dần các hộ phi nông nghiệp (hình 2.5).

Biến động mạnh mẽ nhất là ở nhóm hộ 3. Trƣớc khi thu hồi đất năm 2002, trong nhóm hộ này có 60 hộ thuần nông (chiếm 93,8%). Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, số hộ thuần nông giảm mạnh, chỉ còn 3 hộ (chiếm 4,7%). Số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp giảm nhẹ từ 4 hộ (6,2%) năm 2002 xuống còn 3 hộ (4,7%) năm 2012. Do số hộ thuần nông và số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp giảm đi nên số hộ thuần phi nông nghiệp của nhóm hộ này đƣợc gia tăng nhanh chóng. Số hộ thuần phi nông nghiệp gia tăng nhanh mạnh mẽ nhất, từ chỗ không có hộ nào thuần phi nông nghiệp ở nhóm hộ này năm 2002 đã tăng lên 58 hộ (90,6%) vào năm 2012. Nhƣ vậy, sau khi thu hồi đất, cơ cấu ngành nghề của nhóm hộ 3 trở nên đa dạng hơn có đủ cả hộ thuần nông, hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp và hộ thuần phi nông nghiệp. Đây là nhóm hộ bị thu hồi diện tắch đất nhiều nhất so với 2 nhóm hộ còn lại nên sau khi thu hồi đất, diện tắch đất nông nghiệp không còn nhiều, họ không thể tiếp tục trông chờ vào sản xuất nông nghiệp nên buộc phải chuyển đổi

sang nghề khác hoặc vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp, vừa làm thêm các ngành nghề khác mới đảm bảo cuộc sống. Cũng có nhiều hộ dân, do diện tắch còn quá ắt, họ cùng với hợp tác xã thực hiện biện pháp dồn điền đổi thửa, chuyển nhƣợng đất nông nghiệp của gia đình mình cho các hộ khác có nhu cầu sử dụng nên dù không bị thu hồi đất 100% thì họ cũng không tiếp tục sản xuất nông nghiệp nữa. Vì vậy, số hộ thuần nông của nhóm hộ 3 giảm mạnh và thay thế vào đó là sự gia tăng số hộ thuần phi nông nghiệp.

Hình 2.5: Biến động cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra giai đoạn 2002 Ờ 2012 (Đ.v: hộ)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình năm 2012

Nhóm hộ 2 có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp tƣơng đối nhanh. Số hộ thuần nông giảm từ 72 hộ (90%) năm 2002 xuống còn 8 hộ (10%) năm 2012. Số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng từ 8 hộ (10%) năm 2002 lên 52 hộ (65%) năm 2008. Số hộ thuần phi nông nghiệp từ chỗ chƣa có hộ nào vào năm 2002 đã tăng lên 20 hộ (25%) năm 2012. Nhƣ vậy, ở nhóm hộ 2, sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất, từ chỗ chỉ có hộ thuần nông và hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp đã trở nên đầy đủ cả 3 loại hộ: thuần nông, phi nông nghiệp, kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Nhóm hộ 1 2002 Nhóm hộ 1 2012 Nhóm hộ 2 2002 Nhóm hộ 2 2012 Nhóm hộ 3 2002 Nhóm hộ 3 2012 Thuần nông Kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp Thuần phi nông nghiệp

Nhóm hộ 1 có sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp chậm nhất so với hai nhóm hộ còn lại. Số hộ thuần nông giảm từ 137 hộ (87,8%) năm 2002 xuống còn 45 hộ (28,8%) năm 2012. Số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng từ 19 hộ (7,4%) năm 2002 lên 111 hộ (71,2%) năm 2012. Số hộ thuần phi nông nghiệp trƣớc và sau khi thu hồi đất đều chƣa có. Nhìn chung, nhóm hộ này chỉ bị thu hồi dƣới 50% diện tắch canh tác nên họ vẫn còn đất để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, với diện tắch đất nông nghiệp còn lại, cuộc sống gia đình vẫn đƣợc đảm bảo nên họ vẫn chƣa cần phải tìm kiếm công việc mới. Vì vậy, trong nhóm hộ này có nhiều hộ vẫn là hộ thuần nông nhƣng cũng có nhiều hộ đã tìm thêm công việc khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.

Hình 2.6: Tình hình biến động việc làm ở các hộ điều tra

trƣớc và sau thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các KCN (Đơn vị: người) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình và phiếu điều tra lao động, việc làm năm 2012

0 50 100 150 200 250 300 Nhóm hộ 1 2002 Nhóm hộ 1 2012 Nhóm hộ 2 2002 Nhóm hộ 2 2012 Nhóm hộ 3 2002 Nhóm hộ 3 2012

Làm Nhà nước Công nhân Làm mộc Kinh doanh dịch vụ

Nhận xét chung cả 3 nhóm hộ: Trƣớc và sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất, sự chuyển dịch về nghề nghiệp diễn ra theo hƣớng giảm mạnh số hộ thuần nông, tăng nhanh số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp và số hộ phi nông nghiệp. Số hộ thuần nông giảm từ 269 hộ (89,7%) xuống còn 56 hộ (18,6%). Số hộ kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng từ 31 hộ (10,3%) lên 166 hộ (55,4%). Số hộ thuần phi nông nghiệp tăng từ chỗ không có hộ nào lên 78 hộ (26%). Có thể nhận thấy rằng, xu hƣớng biến đổi cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc. Tuy nhiên, mức độ biến đổi ở mỗi nhóm hộ không giống nhau. Đối với nhóm hộ 1, sự biến đổi trong cơ cấu ngành nghề diễn ra tƣơng đối chậm và chƣa đa dạng, tỷ lệ số hộ thuần nông vẫn ở mức cao hơn so với hai nhóm còn lại. Bởi lẽ, đây là nhóm hộ ắt chịu ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất. Đối với nhóm hộ 2, cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi khá nhanh. Số hộ thuần nông giảm mạnh, số hộ thuần phi nông nghiệp và kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng khá nhanh. Đối với nhóm hộ 3, cơ cấu ngành nghề có sự biến động đa dạng và mạnh mẽ. Số hộ thuần nông giảm rất mạnh, số hộ thuần phi nông nghiệp tăng rất nhanh. Do diện tắch đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nên ngƣời dân buộc phải chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp hoặc kết hợp sản xuất nông nghiệp với sản xuất phi nông nghiệp.

Tóm lại, xem xét chung ở cả 3 nhóm hộ ta thấy: cơ cấu việc làm ở các hộ điều tra có xu hƣớng giảm dần các hộ thuần nông, tăng các hộ kiêm nông nghiệp với phi nông nghiệp và các hộ phi nông nghiệp. Nhƣ đã trình bày ở phần 2.1: Giới thiệu chung về xã Cẩm Điền, trƣớc khi diễn ra quá trình thu hồi đất để xây dựng các KCN, Cẩm Điền là một xã thuần nông. Vì vậy, trƣớc khi thu hồi đất, số lƣợng lao động làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời nông dân không còn hoặc bị cắt giảm tƣ liệu sản xuất. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống, họ buộc phải làm thêm nghề khác hoặc chuyển hẳn sang làm công việc mới. Do đó, từ sau khi diễn ra các đợt thu hồi đất đến nay, việc làm của lao động ở Cẩm Điền đã có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng gia tăng lao động trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp, giảm dần lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này có sự khác biệt giữa các nhóm hộ.

Đối với nhóm hộ 1, sự chuyển dịch về nghề nghiệp diễn ra tƣơng đối chậm. Bởi lẽ, đây là nhóm hộ ắt chịu ảnh hƣởng của việc thu hồi đất nông nghiệp. Năm 2002, nhóm hộ 1 có 314 lao động. Số lao động này tăng lên thành 330 ngƣời vào năm 2012. Trong đó, lao động làm nhà nƣớc tăng từ 12 ngƣời (3,8%) lên thành 22 ngƣời (6,6%). Lao động là công nhân từ chỗ chƣa có ngƣời nào năm 2002 tăng lên 34 ngƣời (10,3%) vào năm 2012. Lao động làm nghề mộc tăng từ 15 ngƣời (4,7%) lên 29 ngƣời (8,8%). Lao động KDDV vào năm 2002 có 2 ngƣời (0,6%) đã tăng lên 18 ngƣời (5,5%) vào năm 2012. Lao động làm thuê tăng từ 2 ngƣời (0,6%) lên 3 ngƣời (0,9%). Năm 2002, ở nhóm hộ 1 chƣa có LĐXK nhƣng đến năm 2012 đã có 24 LĐXK (7,3%). Lao động sản xuất nông nghiệp giảm từ 283 ngƣời (90,3%) xuống còn 188 ngƣời (56,9%). Số lao động bị thất nghiệp sau thu hồi đất đến nay là 12 ngƣời (3,6%). Nhƣ vậy, ở nhóm hộ 1, lao động ở các lĩnh vực: lao động làm nhà nƣớc, công nhân, nghề mộc, KDDV, làm thuê, LĐXK đều gia tăng về số lƣợng. Tuy nhiên, lao động sản xuất nông nghiệp bị giảm số lƣợng một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngƣời nông dân bị thu hồi một phần tƣ liệu sản xuất. Do vậy, sản xuất nông nghiệp không còn đủ để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình. Ngƣời lao động phải rời bỏ nghề nông để tìm kiếm công việc mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Đối với nhóm hộ 2, sự chuyển dịch về nghề nghiệp của lao động diễn ra tƣơng đối nhanh và rõ nét hơn so với nhóm hộ 1. Năm 2002, nhóm hộ này có 212 lao động. Sau 10 năm, đến năm 2012, số lao động của nhóm này tăng lên thành 220 lao động. Sau khi thu hồi đất, lao động làm nhà nƣớc tăng từ 3 ngƣời (1,5%) lên thành 4 ngƣời (1,8%). Lao động là công nhân tăng từ chỗ chƣa có ngƣời nào năm 2002 lên 17 ngƣời (7,8%). Lao động làm nghề mộc tăng từ 5 ngƣời (10,9%) lên thành 54 ngƣời (2,3%). Lao động KDDV tăng từ 2 ngƣời (0,9%) lên 5 ngƣời (2,3%). Lao động làm thuê tăng chỗ chƣa có ngƣời nào lên thành 4 ngƣời (1,8%). LĐXK tăng từ chỗ chƣa có ngƣời nào lên thành 32 ngƣời (14,5%). Lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 202 ngƣời (95,2%) xuống còn 76 ngƣời (34,5%). Nhƣ vậy, so

động bị thất nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở nhóm 2 nhiều nhất so với 2 nhóm còn lại. Hiện tại, trong nhóm này có 28 lao động bị thất nghiệp (8,4%).

Đối với nhóm hộ 3, việc làm của lao động có sự chuyển biến nhanh và mạnh hơn so với 2 nhóm trên. Bởi trong nhóm hộ này, có nhiều hộ bị thu hồi hoàn toàn hoặc gần nhƣ toàn bộ diện tắch đất canh tác nên lao động trong hộ buộc phải tìm kiếm nghề mới để ổn định cuộc sống. Năm 2002, số lao động trong nhóm hộ 3 chỉ có 132 ngƣời. Sau 10 năm, số lao động trong nhóm này tăng lên thành 144 ngƣời. Trƣớc khi thu hồi đất, lao động làm Nhà nƣớc ở nhóm này chỉ có 2 ngƣời (1,5%); sau khi thu hồi đất, lao động làm Nhà nƣớc ở nhóm này tăng lên thành 3 ngƣời (2,0%). Cũng nhƣ hai nhóm hộ trên, năm 2002, lao động là công nhân ở nhóm hộ này không có. Tuy nhiên, sau khi các doanh nghiệp ở KCN đi vào hoạt động, số lƣợng công nhân ở nhóm hộ này tăng lên nhanh chóng. Hiện tại, ở nhóm hộ 3 có 44 công nhân (30,5%). Lao động làm nghề mộc tăng từ 7 ngƣời (5,4%) lên 30 ngƣời (20,8%). Lao động KDDV tăng từ chỗ chƣa có ngƣời nào lên thành 8 ngƣời (5,6%). Lao động làm thuê tăng từ 5 ngƣời (3,7%) lên 6 ngƣời (4,2%). LĐXK tăng từ 4 ngƣời (3,0%) lên 37 ngƣời (25,7%). Lao động làm nông nghiệp giảm mạnh mẽ từ 114 ngƣời (86,4%) xuống còn 10 ngƣời (6,9%). Lao động bị thất nghiệp ở nhóm này hiện tại là 6 ngƣời (4,1%).

Nhận xét chung cả 3 nhóm hộ: sự chuyển dịch nghề nghiệp của lao động diễn ra mạnh mẽ nhất ở lĩnh vực lao động nông nghiệp, công nhân, lao động xuất khẩu và nghề mộc. Tuy nhiên, chỉ có lao động nông nghiệp giảm sút mạnh mẽ (giảm 40,9%). Trong đó, lao động nông nghiệp ở nhóm 3 giảm mạnh nhất (giảm 78%), nhóm 2 giảm tƣơng đối mạnh (giảm 37,1%), nhóm 1 giảm ắt nhất so với 2 nhóm còn lại (chỉ giảm 29,7%). Tắnh chung cả 3 nhóm hộ, lao động nông nghiệp giảm 50,4%. Ở các lĩnh vực khác, số lƣợng ngƣời lao động đều tăng. Sự gia tăng nhiều nhất ở những lao động làm công nhân trong các doanh nghiệp ở các KCN (tăng 13,7%). Tiếp theo là lao động làm nghề mộc (tăng 12,4%), LĐXK (tăng 9,3%). Số lao động bị thất nghiệp tăng 8,1%.

Hộp 2.1: ỘCó vẻ, hướng xuất khẩu lao động ở những thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đang là hướng lựa chọn số 1 của một số vùng quê.

Có một vùng quê đang đổi đời nhờ sự lựa chọn số 1 này trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đó là thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương. Thôn có khoảng 2.000 khẩu thì có tới 1.000 người đi xuất khẩu lao động ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ 5-6 năm trở lại đây, Hoàng Xá trung bình mỗi năm có 20 gia đình xây nhà cao tầng từ vài trăm triệu cho đến cả tỷ đồng mỗi nhà. Nguồn tiền chủ yếu do từ xuất khẩu lao động.

Thu nhập cao, ổn định nên dù chi phắ lớn, khoảng 300 triệu (trong đó có 12 ngàn USD đặt cọc, khoảng 5 ngàn USD cho chi phắ môi giới) với mỗi suất đi Nhật hoặc Hàn Quốc nhưng đi những nước này vẫn là sự lựa chọn số 1 của người dân Hoàng Xá. Có gia đình tới 2-3 người đang lao động tại Nhật hoặc Hàn Quốc. Làng có khoảng chục người từ đi xuất khẩu lao động đã lấy vợ hoặc chồng ở những nước nàyỢ [75].

Tóm lại, qua kết quả điều tra ở cả 3 nhóm hộ ta thấy: Lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp không còn hấp dẫn ngƣời lao động. Bởi lẽ, diện tắch đất canh tác sau khi bị thu hồi không còn nhiều. Do vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả cao nhƣ các ngành nghề phi nông nghiệp. Trƣớc thực tế đó, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời nông dân ở Cẩm Điền đã tìm kiếm cho mình công việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Nếu nhƣ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị giảm sút thì lao động ở lĩnh vực phi nông nghiệp lại không ngừng gia tăng. Tỷ lệ gia tăng nhiều nhất thuộc về lao động là công nhân ở các KCN, tiếp theo là lao động làm nghề mộc và LĐXK. Những đóng góp của LĐXK đối với nền kinh tế của địa phƣơng trong những năm gần đây là hết sức to lớn và dễ dàng nhận thấy. Nhiều hộ gia đình đã xây đƣợc nhà cao tầng hoặc biệt thự từ những khoản tiền gửi về của thành viên đi XKLĐ. Lao động ở các ngành nghề khác nhƣ: KDDV, làm thuê, làm Nhà nƣớc cũng có sự gia tăng nhƣng mức độ gia tăng không đáng kể. Dù đã 4 năm sau đợt thu hồi đất cuối cùng nhƣng hiện tại vẫn còn nhiều lao động trong các hộ điều

tra bị thất nghiệp. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng hầu hết các hộ điều tra đều đã rất nỗ lực để tìm kiếm việc làm mới, sinh kế mới để ổn định cuộc sống. Vì thế, ngành nghề mà họ tham gia vào sau khi bị thu hồi đất rất đa dạng và họ đang nỗ lực để phát huy ƣu thế của các loại tài sản sinh kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the changes in the economy, culture and society of the inhabitant in cam dien commune, cam giang district, hai duong province under the impact (Trang 48 - 55)