Thu nhập từ tiền đền bù và sử dụng tiền đền bù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the changes in the economy, culture and society of the inhabitant in cam dien commune, cam giang district, hai duong province under the impact (Trang 58 - 62)

- Điểm yếu (Weakness): những tố chất không phù hợp với công việc, tác phong nông nghiệp, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi cao,Ầ

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1.1. Thu nhập từ tiền đền bù và sử dụng tiền đền bù

Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân Cẩm Điền đƣợc đền bù một khoản tiền để nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề mới và ổn định cuộc sống. Qua 3 đợt thu hồi đất, mức giá thu hồi đất có sự thay đổi. Giá đền bù một m2 đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi bao gồm: bồi thƣờng đất, bồi thƣờng hoa màu, hỗ trợ

chuyển đổi nghề. Năm 2003, một m2

đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đƣợc đền bù 23.000 đồng. Năm 2005, mức giá đền bù đất đã tăng lên 47.000 đồng. Năm 2008, mức giá đền bù là 59.000 đồng. Khoản tiền đền bù này khiến cho thu nhập của những hộ gia đình có đất bị thu hồi đột ngột tăng cao.

Trong mỗi nhóm hộ, ngƣời dân có cách thức riêng khi sử dụng số tiền đền bù (bảng 2.1). Ở nhóm hộ 1, số tiền đền bù mỗi hộ nhận đƣợc bình quân là 14,7 triệu. Do số tiền nhận đƣợc không nhiều nên có 138 hộ (88,4%) đã sử dụng số tiền này vào việc chi dùng cho sinh hoạt hằng ngày. Các hộ gia đình ở nhóm 1 rất quan tâm đến việc học tập của con cái họ nên họ không ngần ngại sử dụng số tiền đền bù để đầu tƣ cho con cái học tập văn hóa. Có 121 hộ gia đình (77,5%) sử dụng tiền đền bù để đầu tƣ cho con học văn hóa. Chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là mua sắm đồ dùng sinh hoạt có giá trị cao nhƣ ti vi, tủ lạnh, máy giặt, xe máyẦ Có 103 hộ (66,0%) sử dụng tiền đền bù vào mục đắch mua sắm đồ dùng sinh hoạt có giá trị cao. Nhóm hộ 1 là nhóm hộ

nghề nông và khi nhận đƣợc tiền đền bù đất, họ đã sử dụng khoản tiền đó vào mục đắch mở rộng sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu. Do vậy, số hộ sử dụng tiền đền bù vào mục đắch mở rộng sản xuất nông nghiệp có đến 86 hộ (55,1%). Có 28 hộ gia đình (17,9%) sử dụng tiền đền bù để chi dùng cho chăm sóc sức khỏe. Chỉ có 17 hộ gia đình (11,1%) sử dụng tiền đền bù để sửa chữa nhà cửa. Ở nhóm hộ này, do còn nhiều diện tắch canh tác nên các hộ chƣa nghĩ đến việc mở rộng sản xuất phi nông nghiệp. Do vậy, số hộ sử dụng tiền đền bù vào mục đắch mở rộng sản xuất phi nông nghiệp chỉ có 11 hộ (7,0%). Có 11 hộ gia đình (7,0%) đã sử dụng tiền đền bù vào mục đắch trả nợ. Không có hộ gia đình nào ở nhóm hộ này sử dụng tiền đền bù để xây mới nhà cửa và gửi tiết kiệm.

Đối với nhóm hộ 2, bình quân mỗi hộ ở nhóm này nhận đƣợc gần 24,5 triệu đồng tiền đền bù. Cũng giống nhƣ các hộ gia đình ở nhóm hộ 1, đa số các hộ đều sử dụng tiền đền bù vào mục đắch chi dùng cho sinh hoạt. Có tới 71 hộ gia đình (88,7%) sử dụng tiền đền bù để chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Nhiều hộ gia đình ở nhóm hộ này vẫn muốn đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nên sau khi nhận đƣợc tiền đền bù, có 71 gia đình (88,7%) sử dụng tiền đền bù để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Cũng nhƣ các hộ gia đình ở nhóm hộ 1, hầu hết các gia đình đều quan tâm đến tƣơng lai của con cái nên có tới 65 hộ (81,2%) sử dụng tiền đền bù để đầu tƣ cho con cái học tập văn hóa, 50 hộ (62,5%) hộ gia đình đầu tƣ cho con học nghề. Khi thu nhập của gia đình đột ngột đƣợc tăng cao nhờ tiền đền bù, 65 hộ gia đình (81,2%) đã trắch một phần từ khoản tiền đền bù để sắm sửa những tiện nghi sinh hoạt có giá trị cao cho gia đình. Có 47 hộ gia đình (58,7%) dùng tiền đền bù để sửa chữa nhà cửa. Vấn đề sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng rất đƣợc quan tâm, do vậy, có 23 hộ gia đình (28,7%) sử dụng tiền đền bù để chi dùng cho việc chăm sóc sức khỏe. Chỉ có 14 gia đình (17,5%) sử dụng tiền đền bù vào mục đắch mở rộng sản xuất phi nông nghiệp. Để trả nợ, có 15 hộ gia đình (18,7%) đã sử dụng tiền đền bù vào mục đắch này. Có 8 hộ gia đình (10%) sử dụng tiền đền bù để gửi tiết kiệm. Số hộ gia đình sử dụng tiền đền bù để xây mới nhà cửa chiếm tỷ lệ thấp nhất bởi đa số các hộ nhận đƣợc số tiền đền bù không lớn nên chỉ có 6 hộ gia đình (7,5%) sử dụng tiền đền bù vào mục đắch này.

Bảng 2.2: Mục đắch sử dụng tiền đền bù ở các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Chung cả 3 nhóm hộ

SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%)

Xây mới nhà 0 0 6 7,5 6 9,3 12 4

Sửa chữa nhà 17 10,8 47 58,7 14 21,8 78 26

Đầu tƣ học văn hóa 121 77,5 65 81,2 38 59,3 224 74,6

Đầu tƣ học nghề 69 44,2 50 62,5 10 15,6 129 43

Mở rộng SXNN 86 55,1 71 88,7 7 10,9 164 54,6

Mở rộng SXPNN 11 7,0 14 17,5 13 20,3 38 12,6

Mua đồ dùng có giá trị cao 103 66,0 65 81,2 29 45,3 197 65,6

Gửi tiết kiệm 0 0 8 10,0 21 32,9 29 9,6

Chi dùng sinh hoạt 138 88,4 71 88,7 46 71,8 255 85

Chăm sóc sức khỏe 28 17,9 23 28,7 12 18,7 63 21

Ở nhóm hộ 3, bình quân một hộ ở nhóm này đƣợc đền bù khoảng 31,9 triệu đồng. Cũng nhƣ hai nhóm hộ trên, ở nhóm hộ 3, mục đắch chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mục đắch sử dụng tiền đền bù. Có 46 hộ gia đình (71,8%) sử dụng tiền đền bù vào mục đắch này. Việc học tập của con cái cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình ở nhóm 3. Do vậy, có tới 38 hộ gia đình (59,3%) dùng tiền đền bù để đầu tƣ cho con học hành. Mua sắm đồ dùng sinh hoạt có giá trị cao cũng đƣợc nhiều gia đình quan tâm. Có 29 hộ gia đình (45,3%) sử dụng tiền đền bù để mua sắm tiện nghi đắt tiền. Với số tiền đền bù khá lớn, 21 hộ gia đình (32,9%) đã quyết định gửi tiết kiệm để lấy lãi xuất. Vấn đề nâng cấp, sửa chữa nhà cửa đƣợc 14 hộ gia đình (21,8%) đầu tƣ từ tiền đền bù. Khi đất nông nghiệp bị thu hẹp hoặc đã mất hoàn toàn, 13 hộ gia đình (20,3%) đã dùng tiền đền bù để đầu tƣ sản xuất phi nông nghiệp. Các hộ này chủ yếu đầu tƣ tiền để mở xƣởng mộc hoặc kinh doanh dịch vụ. Vấn đề chăm sóc sức khỏe đƣợc 12 hộ gia đình (18,7%) quan tâm đầu tƣ từ tiền đền bù. Với 10 hộ gia đình (15,6%) có con cái bắt đầu bƣớc vào độ tuổi lao động, họ đã sử dụng tiền đền bù để đầu tƣ cho con học nghề. Do diện tắch đất canh tác không còn nhiều nên chỉ có 7 hộ (10,9%) sử dụng tiền đền bù để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Tiền đền bù chủ yếu đƣợc các hộ dùng để thuê đất hoặc mua lại đất sản xuất nông nghiệp từ những hộ khác. 6 hộ gia đình (9,3%) có tiền đền bù nhiều đã sử dụng để xây mới nhà ở. Chỉ có 2 gia đình (3,1%) dung tiền đền bù để trả nợ.

Nhận xét chung, ở cả 3 nhóm hộ: Tiền đền bù đƣợc sử dụng vào mục đắch chi dùng cho sinh hoạt hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (255 hộ, chiếm 85%). Bao đời nay, các hộ điều tra đã gắn bó với ruộng vƣờn nhƣng khi đất nông nghiệp bị thu hẹp và trong tƣơng lai chắc chắn sẽ còn bị thu hẹp nhiều hơn nên nhiều hộ gia đình mong muốn con em học tập văn hóa để sau này có đƣợc nghề phi nông nghiệp với mức thu nhập ổn định. Do đó, mục đắch đầu tƣ cho con học văn hóa đƣợc quan tâm thứ hai khi ngƣời nông dân Cẩm Điền sử dụng tiền đền bù (224 hộ, chiếm 74,6%). Mua sắm đồ dùng sinh hoạt có giá trị cao là mối quan tâm đứng thứ ba khiến ngƣời nông dân phải bỏ tiền đền bù ra để chi tiêu (197 hộ, chiếm 65,6%). Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hoặc mở rộng sản xuất phi nông nghiệp chƣa đƣợc ngƣời nông dân

quan tâm đúng mức. Tắnh chung cả 3 nhóm hộ, có 202 hộ (67,3%) số hộ dùng tiền đền bù vào mục đắch đầu tƣ cho sản xuất (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp). Nhƣ vậy, cách sử dụng tiền đền bù của ngƣời nông dân bị thu hồi đất ở Cẩm Điền chƣa đúng với mục đắch đền bù của Nhà nƣớc là để chuyển đổi nghề nghiệp mới hoặc đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu để ổn định cuộc sống. Cách thức sử dụng tiền đền bù của nông dân Cẩm Điền cũng tƣơng tự nhƣ các hộ nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dƣơng. ỘTại Hải Dƣơng, với gần 1.200 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, chiếm tới gần 60% tổng diện tắch ngƣời nông dân đang sử dụng. Sau khi bị thu hồi đất, chƣa tới 48% số tiền đền bù đất đƣợc sử dụng cho mục tiêu phát triển sản xuất, tạo việc làm (trong đó, chỉ có 8,69% số hộ dùng tiền đền bù để học nghề), hơn 52% chi cho tiêu dùng sinh hoạt (nhất là xe máy)Ợ [19, tr.65]. Do mục đắch sử dụng tiền đền bù chƣa hợp lý nên hiệu quả mà số tiền đền bù mang lại không bền vững. Vì vậy, khi đƣợc phỏng vấn, nhiều hộ nông dân than phiền rằng cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn khi họ đã tiêu hết số tiền đền bù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the changes in the economy, culture and society of the inhabitant in cam dien commune, cam giang district, hai duong province under the impact (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)