7. Kết cấu của luận văn
1.2. Vùng văn hóa và vấn đề bản sắc văn hóa của ngƣời lao động nhập cƣ
1.2.1. Quan niệm vùng văn hóa
Xét về mặt từ nguyên “Vùng” - Region, được hiểu là một khu vực địa lý, như vùng đất, vùng trời, vùng biển, không gắn với một cấp hành chính nhà nước. Trong khi đó, thuật ngữ “lãnh thổ” - Territoire, được hiểu là một vùng hay khu vực địa lý thuộc một cấp quản lý hành chính nhà nước. Do đó trong một vùng có thể có nhiều lãnh thổ.
Thuật ngữ “khu vực” được hiểu, được sử dụng với những biến thái khác nhau: có thể nhỏ hơn vùng như khu Tả ngạn, Hữu ngạn sông Hồng, khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây ở Hà Nội..., hoặc tương đương vùng, ví dụ khu vực (hay vùng) Tây Bắc; cũng có thể lớn hơn vùng và tương đương miền, ví dụ khu vực (hay miền) Bắc, Trung, Nam. Thuật ngữ “miền” thì rõ ràng là lớn hơn “vùng”.
Ở nước ta, do yếu tố lịch sử để lại, cho đến nay dưới lãnh thổ quốc gia là các cấp độ: “miền” - tương đương với khu vực, dưới “vùng” có thuật ngữ “tiểu vùng”, “tiểu khu” với biến thái khá lớn tương tự như biến thái của thuật ngữ “khu vực”. Ngoài ra còn thuật ngữ “xứ” trong lịch sử, và được dùng ở mọi cấp độ khác nhau, từ miền, vùng đến tiểu vùng, như “xứ Bắc Kỳ”, “xứ Quảng”, “xứ Huế”, v.v... Cũng cần nói thêm rằng, thuật ngữ “vùng” không chỉ liên quan đến vùng kinh tế, mà cơ bản dùng để chỉ một vùng văn hóa. Ở phương Tây, từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện lý thuyết văn hóa vùng (Culture area). Năm 1894, O.T.Mason, lần đầu tiên trình bày lý thuyết văn hóa vùng trong tạp chí American Anthrôpohogist (Nhân loại học Mỹ), để làm cơ sở phân loại các bộ lạc thổ dân da đỏ. Tiếp đó, vào những năm 1950, giới dân tộc học ở Liên Xô cũ, trước tiên là các giáo sư N.N.Trebôcxarốp và M.G. Lêvin, đã xây dựng lý thuyết về loại hình kinh
tế - văn hóa và khu vực lịch sử - dân tộc học, hay có thể gọi chung là lý thuyết lịch sử - văn hóa.
Các lý thuyết trên mặc dù khác nhau nhưng về cơ bản đều dựa vào trình độ sản xuất các phương tiện sinh sống để phân chia các loại hình kinh tế - văn hóa; ngoài ra còn chú ý đến các yếu tố cảnh quan - lãnh thổ, quá trình cộng cư lâu dài, cùng chung vận mệnh lịch sử trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của các vùng văn hóa. Giới dân tộc học, văn hóa học nước ta nhìn chung chịu ảnh hưởng nhiều của lý thuyết lịch sử - văn hóa của các nhà khoa học Xô-viết.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà khoa học ở Việt Nam đều có chung quan điểm về kết quả phân vùng văn hóa. Chẳng hạn, tác giả Ngô Đức Thịnh (năm 1993) cho rằng ở nước ta có 7 vùng văn hóa là: Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Bộ. Các tác giả Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận năm 1995 xác định nước ta có 10 vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng miền Bắc, Vùng Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Các tác giả Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (năm 1995) xem xét văn hóa Việt Nam là tổng hòa các vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả Trần Quốc Vượng (năm 1997) phân văn hóa Việt Nam thành 6 vùng: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Đây có thể là cách phân chia hợp lý về văn hóa nói chung. Nhưng nếu chú ý đến sự khác biệt về mặt kinh tế và từ đó cũng có sự khác biệt nhất định về mặt văn hóa thì nên tiếp tục chia Trung Bộ thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ; và cũng tiếp tục chia Nam Bộ thành 2 vùng: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy sẽ có 8 vùng kinh tế - văn hóa: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay quan niệm về 8 vùng kinh tế - văn hóa được thừa nhận rộng rãi. Chỉ có một bất cập là dùng thuật ngữ “Đồng bằng sông Hồng” để chỉ cả lưu vực châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, là chưa chính xác. Đúng ra phải dùng thuật ngữ “Đồng bằng Bắc Bộ” để định danh cho cả vùng châu thổ này.
Cuối cùng, có thể quan niệm “vùng văn hóa” là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Những biểu hiện của văn hóa vùng mang tính đa vẻ thể hiện trên toàn bộ các mặt của đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc trưng hơn cả là lối sống, nếp sống của cư dân, như việc làm lụng, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội; các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, nhất là văn hóa nghệ thuật dân gian như văn học dân gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian và chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý của con người.
Trong mỗi một vùng văn hóa, lại có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá. Khái niệm tiểu vùng văn hoá để chỉ những bộ phận hợp thành vùng văn hoá. Mỗi tiểu vùng được xác định với những nét đặc thù bị chi phối bởi không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển của vùng. Việc phân loại tiểu vùng văn hoá hoàn toàn không phá vỡ tính thống nhất của tổng thể một vùng văn hoá.
Các vùng văn hóa dẫu sao cũng không phải là những “ốc đảo”. Các đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình của vùng, như thực tế trong và ngoài nước đều cho thấy, chủ yếu là kết quả tiếp biến từ hai, ba vùng khác nhau liền kề vùng đó. Trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, những đặc điểm, kể cả những đặc trưng điển hình, có thể đã và sẽ mai một ở
đồng thời ngày càng bộc lộ rõ trên nhiều phương diện. Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là phải chú trọng bảo tồn, phát triển những đặc điểm, đặc trưng điển hình với tính cách là những lợi thế so sánh, nhằm thúc đẩy các vùng văn hóa phát triển nhanh, ổn định trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng.
1.2.2. Vấn đề bản sắc văn hóa vùng của người lao động nhập cư
Bản sắc dân tộc hiện hữu khá rõ nét qua biểu hiện của văn hóa vùng. Vùng văn hóa trước hết là nơi tụ cư của một tập hợp người có quan hệ nguồn gốc và lịch sử, đó chính là văn hóa làng - hình thành ngay từ thời kì con người chuyển từ hình thức săn bắt hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, chuyển từ lối sống du canh du cư sang lối sống định canh định cư.
Văn hóa vùng giữ vai trò là gạch nối giữa văn hóa làng và văn hóa quốc gia- dân tộc trên hai phương diện: Kết nối sự rời rạc của các làng xã; giữ cân bằng cho mối quan hệ giữa đa dạng và thống nhất văn hóa. Vùng văn hóa còn là nơi gắn kết các tộc người anh em.
Nhìn chung, văn hóa vùng giữ vị trí, vai trò thứ hai trong quá trình tiếp biến, tổng hợp văn hóa quốc gia – dân tộc. Kết quả là các dân tộc sinh sống trong vùng ít nhiều cũng chịu sự tác động của văn hóa vùng. Người Kinh sống ở Tây Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng này với nhiều sắc thái của các dân tộc Thái, Mường. Cũng như thế, các dân tộc phía Bắc di cư vào Tây Nguyên, ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Nguyên, và do đó ít nhiều mang bản sắc văn hóa Ba Na, Ê đê, Gia Rai…Như vậy đã tạo nên sự giao lưu về văn hóa, đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển.
Có một thực tế là do quá trình di dân diễn ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nên hiện nay không có một đô thị lớn nào trên thế giới mà cư dân chỉ có duy nhất thành viên của một tộc người. Thông thường các đô thị là mái nhà chung đa tộc người. Họ sinh sống xen kẽ dẫn đến sự hình thành một xã hội đa văn hoá và nảy sinh hiện tượng giao lưu, thẩm thấu văn hoá giữa các tộc người. Quan
sát các đô thị lớn trên thế giới, dù là ở châu Âu, Bắc Mỹ hay các nước lân cận, chúng ta dễ dàng nhận ra sự đa dạng văn hoá này.
Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn.
Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, những con người của nền văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhu cầu mới. Những nhu cầu mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nẩy sinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn hẳn.
Đây chính là ưu điểm mà người lao động nhập cư mang lại cho địa phương tiếp nhận họ. Sự đa dạng về văn hóa của tất cả các vùng trong cả nước thông qua “đại sứ” chính là những người lao động nhập cư, họ đem bản sắc vùng miền của mình đến vùng văn hóa mới tạo nên sự đa dạng, giao thoa về văn hóa từ đó xây dựng nên một cộng đồng đa văn hóa, đa sắc tộc làm phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng phát triển.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay do đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa đi kèm diễn ra mạnh mẽ, lại chịu tác động trực tiếp của toàn cầu hóa. Làn sóng nhập cư tăng lên có nghĩa là đô thị trở thành những vùng đa văn hoá.
Do vậy, cần tìm kiếm sự cân bằng gi ữa các nhóm văn hoá, tránh sự phân chia, tách biệt các nhóm cư dân trong đô thị, hạn chế tình trạng phân biệt, kỳ thị vùng miền giữa người dân bản địa và người nhập cư, đặc biệt là những người lao động nhập cư nghèo, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Có như vậy mới giải
quyết mọi căn nguyên về những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong xã hội mà nguyên nhân là do xung - khắc giữa văn hóa các vùng miền với nhau.