Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 126 - 129)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Những ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tác phẩm báo chí

3.3.2. Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên

- Để xây dựng một đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, thì bản thân mỗi cá nhân của tòa soạn phải tự hoàn thiện và đảm bảo được các yếu tố: phẩm chất chính trị - xã hội, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp, cách

thức tiến hành một cách khoa học, hiệu quả; sự hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ, cơ chế vận hành trong lĩnh vực báo chí; sự tinh thông thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp; khả năng sử dụng và thích nghi với các loại hình phương tiện kkỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp…

- Các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn cần xây dựng và hoàn thiện bản lĩnh chính trị. Đó là khả năng phát hiện, phán đoán, phân tích nhanh và tìm ra bản chất, xu hướng vận động của vấn đề. Độ nhạy bén chính trị đòi hỏi nhà báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm cũng như tìm được cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả. Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc đồng tình, trước hết tác phẩm đó đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra cộng với sự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu, sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.

- Tự học hỏi và trau dồi kiến thức, một phông kiến thức sâu rộng với hệ thống tri thức phong phú, đa dạng sẽ mang lại cho các nhà báo, phóng viên cái nhìn toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tri thức đó mang tính bách khoa về nhiều lĩnh vực khác nhau do nghề nghiệp đòi hỏi hàng ngày phải xử lý nhanh nhạy, kịp thời các sự kiện thời sự. Những kiến thức đó sẽ giúp nhà báo hiểu rõ được tính tổng thể của mọi tình huống trong cuộc sống, phân biệt được bản chất và hiện tượng của sự việc, vấn đề, giải thích được các mối quan hệ phức tạp. Có thể nói, nó giống như “chìa khóa vạn năng” giúp nhà báo nhận thức rõ được cuộc sống. Phông kiến thức này không thể có một sớm một chiều, mà nhà báo phải rèn luyện, học tập suốt đời.

- Nâng cao và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành báo chí. Những kiến thức cơ bản về báo chí là các kiến thức chuyên ngành, hệ thống các kỹ năng, phương pháp nghề nghiệp để trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những hiểu biết về các kỹ năng để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp như kỹ năng giao tiếp, tiếp cận nguồn tin, khai thác tài liệu, quan sát hoặc phỏng vấn, kỹ năng xử lý thông

sâu sắc về nghề với nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động… của báo chí. Ngoài ra, đó còn là những kiến thức cần thiết về luật pháp, luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp. Điều này quyết định đến việc giải quyết mối quan hệ giữa đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác với đúng định hướng chính trị, là sự khác nhau giữa những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

- Xây dựng đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đặt lợi ích của số đông, của công chúng, nhân dân lên trên, biết rung cảm trước những đớn đau của xã hội, đồng cảm với những tiếng nói của những người lao động nhập cư bị áp bức trong các doanh nghiệp. Cùng lúc báo chí có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội, nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nên những người làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xẩy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả. Vì vậy, đạo đức của người làm báo là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.

- Một nhà báo chuyên nghiệp không thể thiếu trách nhiệm xã hội, vì vậy các nhà báo, phóng viên, biên tập viên cần phải nhận thức được rõ hơn về vấn đề này. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một nhà báo phải thực hiện đối với xã hội. Muốn trở thành nhà báo chân chính, mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình và phải thực hiện tốt nhất trách nhiệm đó. Có trách nhiệm đối với xã hội là tăng tới mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm thiểu tối đa các hậu quả tiêu cực cho xã hội. Trong điều kiện hiện nay, trách nhiệm xã hội của nà báo cần được nhấn mạnh ở một số lĩnh vực sau: Trách nhiệm xã hội trong lựa chọn, cung cấp thông tin; góp phần nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân; củng cố và bảo vệ sự ổn định của xã hội; đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ; cổ vũ các nhân tố mới; chống các hiện tượng tiêu cực; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; bảo vệ môi trường; phát triển bền vững…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)