Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 112 - 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ

Hiện nay vấn đề lao động nhập cư đang nổi lên như một vấn đề mang tính toàn cầu, những cuộc khủng hoảng về di cư liên tiếp xảy ra trở thành thách thức mới cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Do vậy sức ép về việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lao động nhập cư đến cộng đồng đang là thách thức lớn đối với hệ thống báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

Trước tiên, việc tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, dễ vào lòng người nhưng đồng thời cũng cần sự sâu sắc, đi trúng vấn đề. Thông tin đưa ra phải trung thực, đúng mức để người đọc tiếp nhận. Bên cạnh đó, cần thiết thực hơn về công tác tuyên truyền các chính sách, đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc thực thi chính sách, pháp luật về người lao động nhập cư.

Trong quá trình tác nghiệp, nhiều nhà báo khó tiếp cận được nguồn tin từ cơ quan chức năng, nhiều nơi không có người phát ngôn, không sẵn sàng hợp tác, cung cấp thông tin. Thiếu thông tin về người lao động nhập cư là một khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về người lao động nhập cư.

Vấn đề người lao động nhập cư bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội, mỗi nhà báo vì thế khó trang bị đủ kiến thức để hiểu biết đầy đủ về lao động nhập cư khi mới tiếp cận. Một số cơ quan chức năng chưa chủ động cung cấp thông tin hoặc thông tin không đầy đủ về thực trạng người lao động nhập cư, gây khó khăn cho báo chí trong thông tin, tuyên truyền.

Vẫn còn đó hiện tượng một số lãnh đạo cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng, cần thiết trong việc thông tin, tuyên truyền về người lao động nhập cư cho cộng đồng; đội ngũ phóng viên, biên tập viên đa số chưa có kiến thức sâu về lao động nhập cư; chưa tổ chức được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, cộng tác viên ổn định tham gia vào hoạt động này;

chuyên trang, chuyên mục chưa có hoặc không ổn định; số lượng tin, bài, ảnh... chưa thường xuyên; thiếu tính chuyên nghiệp; nội dung và hình thức chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Ngoài ra, một số hạn chế cũng thường gặp hiện nay đó là báo chí chỉ tập trung thông tin về người lao động nhập cư theo phong trào, từng đợt thiếu tính thường xuyên và liên tục. Mặt khác, do áp lực về tài chính mà một số báo điện tử chỉ tập trung khai thác những vấn đề nóng thu hút được sự quan tâm của công chúng, với mục đích tăng lượt xem trang, tăng quảng cáo đồng nghĩa với tăng doanh thu cho tờ báo. Do vậy việc thông tin về vấn đề người lao động nhập cư còn thờ ơ, lạnh nhạt không được đầu tư, quan tâm, chú trọng đúng mức.

Hơn nữa, hiện nay còn tồn tại nhiều cơ quan báo chí còn lúng túng trong việc thông tin các vấn đề gây tranh cãi, các ý kiến trái chiều; có nhiều bài viết về chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, nhưng lại ít các bài viết tiếp cận trực tiếp những vấn đề liên quan đến người lao động nhập cư như: thu nhập, việc làm, đời sống an sinh xã hội, đời sống văn hóa tinh thần…hoặc chỉ mô tả hoạt động, quan điểm, nguyện vọng của người lao động nói chung mà không chú trọng đến đối tượng đó là những người lao động nhập cư.

Thứ hai, là những thách thức từ phía độc giả: Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội để tiếp cận với báo chí. Tiện ích của các phương tiện truyền thông mới đã góp phần tạo ra những nhóm công chúng mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn, đặc biệt là với công chúng báo điện tử. Cùng với việc các cơ quan báo chí, các tờ báo điện tử đang phải tự làm mới mình từng giây phút để phục vụ công chúng hiệu quả hơn. Mặt khác, công chúng hiện nay có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin. Họ đòi hỏi khả năng tương tác với tòa soạn, phóng viên, biên tập viên ngày càng cao, ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn. Hơn nữa độc giả hiện nay đòi hỏi thông tin phải chính xác, nhanh, và mới. Tính đối tượng, sự hấp dẫn và cập nhật thông tin trở thành thách thức lớn từ phía độc giả; đòi hỏi cả chất lượng nội dung, hình thức thể hiện của tác phẩm sao

Vấn đề thứ ba đặt ra đó là các báo điện tử cần tiến hành nghiên cứu công chúng báo điện tử mục tiêu trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư. Chúng ta đã biết “Công chúng báo điện tử là những ngƣời tiếp nhận, sử dụng thông tin của báo điện tử và đƣợc báo điện tử tác động hoặc hƣớng vào tác động.” [ 33, tr126 ]. Công chúng báo điện tử có những đặc điểm như sau: Có trình độ nhận thức và văn hóa nhất định so với mặt bằng chung của xã hội, có điều kiện và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại, có khả năng tự nhận biết và xử lý thông tin, có quỹ thời gian hạn hẹp song lại có nhu cầu thông tin cao, có tuổi đời trung bình từ 15 đến 30 tuổi.

Nghiên cứu công chúng báo điện tử mục tiêu trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư là tìm hiểu xem nhóm công chúng này gồm những ai? họ có nhu cầu tiếp nhận về lao động nhập cư như thế nào? Có mong muốn và chờ đợi điều gì từ phía cơ quan báo điện tử khi thông tin về lao động nhập cư….Để từ đó đề ra cách tiếp cận công chúng nhanh và hiệu quả nhất cũng như tìm được giải pháp tiếp thị hình ảnh và thương hiệu của mỗi tờ báo điện tử đến độc giả. Giúp họ có nhận định tờ báo điện tử nào có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin về lao động nhập cư họ đang cần. Ngoài ra nghiên cứu công chúng chuẩn xác sẽ giúp tòa soạn vạch ra được kế hoạch, chiến lược thông tin về lao động nhập cư khả thi nhất.

Thứ tƣ, nhu cầu thông tin về lao động nhập cư của con người trong xã hội hiện nay là cần thiết nhưng với tư cách là một phương tiện truyền thông hiện đại có nhiều thế mạnh vượt trội so với các loại hình báo chí khác, báo điện tử vẫn chưa quyết liệt nhập cuộc nên chưa có chiến lược, kế hoạch tuyên truyền cụ thể nên dẫn đến thực trạng thông tin, tuyên truyền còn có những hạn chế nhất định. Vấn đề đặt ra đối với báo điện tử hiện nay là mỗi tòa soạn cần xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mình để đề ra kế hoạch cụ thể phù hợp trong việc thông tin về lao động nhập cư. Từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các thành phần, lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp với báo mình nhằm nâng cao hơn hiệu quả thông tin tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử.

Mỗi tòa soạn cần có chiến lược truyền thông để tiếp cận độc giả. Những chính sách liên quan đến vấn người lao động nhập cư, trong đó có xác định về vai trò, nhiệm vụ của truyền thông đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý, của cộng đồng cần được bám sát. Truyền thông cần phải trở thành cầu nối đưa chính sách vào trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời, phản ánh kịp thời những tác động của chính sách để có những thay đổi phù hợp với thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao, cũng như nâng cao được vai trò, hiệu quả của truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)