Vấn đề an sinh xã hội của ngƣời lao động nhập cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Ngƣờ

2.2.2.2. Vấn đề an sinh xã hội của ngƣời lao động nhập cƣ

Bên cạnh những vấn đề về việc làm và tiền lương thì các chế độ, chính sách an sinh xã hội đối với người lao động nhập cư cũng dành được nhiều quan tâm từ phía các tác giả, đã có 37 tác phẩm (chiếm 22,4%) trong tổng số các nhóm vấn đề viết về NLĐNC trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát.

Các báo điện tử được khảo sát cũng tích cực thông tin tuyên truyền về nội dung này, cụ thể có một số bài viết nổi bật như sau:“Lao động nữ nhập cƣ rất thiệt thòi”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 02/04/2016);“Lao động di cƣ chƣa đƣợc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội đầy đủ” (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 26/12/2015); “Rạng rỡ và sôi động ở “đô thị rẻ nhất Việt Nam!”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 02/04/2015);“Ngƣời lao động di cƣ: 90% không đƣợc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội”(báo điện tử Lao động, ngày 09/12/2015);“Lao động di cƣ còn thiệt thòi”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 17/12/2015); “Ngƣời lao động di cƣ khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện”(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 23/06/2015);“Thiếu sản phẩm nhà ở cho giới trẻ”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 17/10/2016);“Bảo hiểm xã hội cho lao động di cƣ, sao không?(báo điện tử Lao động, ngày 10/06/2015); “Sân chơi bổ ích cho lao động di cƣ” (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 16/12/2015);“Thách thức đảm bảo an sinh xã hội”?(báo điện tử Lao động, ngày 13/09/2016) “Ở lậu” tràn lan!(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 07/09/2015); Nhà trẻ mẫu giáo trong KCN: Hé mở nhiều hy vọng (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 04/06/2015); “Lo bằng đƣợc chỗ ở cho công nhân”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 23/08/2016);....

Trong bài viết “Ngƣời lao động di cƣ: 90% không đƣợc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội”đăng tải trên báo điện tử Lao động, ngày 09/12/2015 của tác giả Xuân Trường đề cập tới thực trạng người lao động di cư không được tiếp cận các dịch vụ

động (NLĐ) di cư đóng góp tới 20% cho tổng GDP. Tuy vậy có tới 90% số NLĐ di cư không được tiếp cận với dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Bởi vậy, mong muốn của NLĐ di cư là được tiếp cận bình đẳng tới hệ thống an sinh xã hội.

Bài viết “Ngƣời lao động di cƣ:90% không đƣợc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội” đăng trên báo Lao động, ngày 09/12/2015 tác giả Xuân Trƣờng

Trao đổi về quyền được tiếp cận an sinh xã hội của NLĐ di cư, đặc biệt, đối với việc thực hiện BHXH, bà Nguyễn Bích Ngọc - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội (Bộ LĐTBXH) - nhấn mạnh, NLĐ di cư có thể tham gia BHXH tự nguyện, nhưng thủ tục còn phức tạp do yêu cầu phải đăng ký tạm trú. Đối với BHYT cũng tương tự vì NLĐ di cư không có đăng ký tạm trú. Tuy nhiên có một thực tế nan giải là nếu hỗ trợ NLĐ di cư tốt quá, vô hình trung lại khuyến khích họ bỏ làng quê lên thành phố. Do đó, hỗ trợ NLĐ tại chính làng quê của họ là tốt hơn, vì các loại chính sách cho bản thân họ và con em họ đều được đảm bảo.

Cũng với chủ đề này trên báo điện tử Người lao động có bài viết “Ở lậu” tràn lan!”của tác giả Như Phú đăng vào ngày 07/09/2015. Trong bìa viết này tác

không có sổ đỏ vì mua đất trái phép, đây đều là đất nông nghiệp được các đầu nậu thu gom rồi phân lô bán giá rẻ cho người lao động nhập cư.

Bài viết “Ở lậu” tràn lan!”đăng trên báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 07/09/2015 tác giả Nhƣ Phú

Nhiều trường hợp xây trót lọt, được cán bộ địa phương du di cho ở nhưng phải chịu cảnh xài đồng hồ điện chung với giá cao, không được cấp nước máy, không được công nhận và hưởng quyền lợi như dân địa phương. Phân lô bán nền trên đất nông nghiệp là trái pháp luật nhưng những đầu nậu hoạt động khá ngang nhiên và rầm rộ tại tỉnh Bình Dương. Quanh các tuyến đường gần những KCN ở các thị xã Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên… treo đầy rẫy các áp phích rao bán đất với giá thấp hơn 100 triệu đồng, thậm chí thấp hơn 50 triệu đồng.

Theo thống kê tỉnh Bình Dương có hơn 800.000 lao động nhập cư. Nhiều công nhân cho biết họ không mua được nhà ở xã hội nên đã chọn đất phân lô bán nền. Theo số liệu của Tỉnh ủy Bình Dương, trong giai đoạn 2011-2015, địa phương này có 56 dự án nhà ở xã hội đã và sẽ đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 111.000 người. Trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên quỹ đất với vị trí thuận lợi và huy động nhiều nguồn lực để xây nhà ở xã hội.

động di cƣ khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện”đăng trên báo điện tử Lao động thủ đô ngày 23/06/2015.

Theo khảo sát của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) và Trung tâm Giới, gia đình và phát triển cộng Đồng vừa công bố thì có đến 91% người lao động di cư chưa biết đến các quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012 và 93,3% người lao động di cư chưa từng biết đến Luật BHXH, BHYT.

Bài viết “Ngƣời lao động di cƣ khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện”đăng trên báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 23/06/2015 của tác giả Ngô Hùng

Khảo sát do LIGHT thực hiện tại phường Chương Dương và Phúc Tân, Hoàn Kiếm đã cho một kết quả giật mình. Với 210 lao động di cư tự do được phỏng vấn thì có đến 69% NLĐ cho rằng tư vấn và đăng ký tạm trú là cần thiết đối với họ; tiếp theo là dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe (SKSS) (55,2%), tư vấn và mua BHYT tự nguyện (48,1%), và dịch vụ tư vấn pháp luật, chính sách (40,5%), thấp nhất là dịch vụ tư vấn, mua BHXH (25,5%). Có tới 91% NLĐ chưa từng biết đến các quy định Bộ luật Lao động 2012; 91,45% chưa từng biết đến Luật BHXH và 93,3% chưa từng biết đến Luật BHYT.

Theo kết quả khảo sát, NLĐ di cư có thẻ BHYT rất ít: 13,1% có thẻ BHYT dành cho hộ nghèo; 1,9% có thẻ BHYT dành cho gia đình chính sách; 17% lao động di cư có thẻ BHYT tự nguyện. Thực tế này cho thấy NLĐ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng tới tài chính và sức khỏe, khả năng lao động khi gặp tai nạn, rủi ro. Cụ thể, phải có những cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng để tìm ra những rào cản của lao động di cư để từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời để lao động di cư tiếp cận được với chính sách bảo hiểm tự nguyện, an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)