Đối với tòa soạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 125 - 126)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Những ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tác phẩm báo chí

3.3.1. Đối với tòa soạn

- Xây dựng tính chuyên nghiệp từ trong tòa soạn từ khâu bồi dưỡng báo chí, khâu tác nghiệp của phóng viên, khâu chỉ đạo và điều hành bộ máy ở các cơ quan báo chí, cho đến công tác quản lý và chỉ đạo báo chí. Tất cả các khâu trên đều có mối quan hệ móc xích với nhau và đều nhằm tạo ra một môi trường báo chí thuận lợi trong xã hội. Bởi tính chuyên nghiệp không đơn thuần chỉ là sự tác nghiệp của phóng viên hay việc sử dụng các phương tiện, máy móc để hành nghề mà đó là sự toàn diện trong mọi khâu của đời sống báo chí. Vì vậy, để xây dựng tính chuyên nghiệp cho tờ báo thì trước hết phải đào tạo những nhà báo chuyên nghiệp.

- Cần thiết lập một cơ chế động lực - khuyến khích các phóng viên, biên tập viên nghiên cứu và phát hiện các vấn đề nóng bỏng đang diễn ra liên quan đến người lao động nhập cư. Đi sâu tìm hiểu thực tế người lao động nhập cư làm việc ở điều kiện như thế nào, chất lượng cuộc sống của họ ra sao, chế độ chính sách của chủ sử dụng lao động nhập cư có hướng đến quyền lợi người lao động hay không. Tất cả những thông tin đó sẽ giúp cho đội ngũ phóng viên phản ánh được những thông tin chân thực nhất.

- Tòa soạn thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng các khóa đào tạo ngắn hạn để đội ngũ phóng viên, biên tập viên được thảo luận và phát hiện những ý tưởng, phương pháp, số liệu và những nguồn thông tin mới liên quan đến người lao động nhập cư trên khắp mọi miền tổ quốc. Đồng thời, xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, phòng viên, nhân viên trong cơ quan mình theo quy định của pháp luật và đáp ứng những yêu cầu đặt ra của tòa soạn. Trên cở sở đó, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn.

- Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý báo chí với các nước trong khu vực và trên thế giới để đội ngũ phóng viên, biên tập viên được học hỏi tích lũy thêm những kinh nghiệm phục vụ cho việc tác nghiệp.

- Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, khả năng chi phối thông tin của tờ báo. Cần phải coi trọng các biện pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn, khả năng chiếm lĩnh thị trường của tờ báo. Sắp xếp, chấn chỉnh, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng nội dung, nhất là chất lượng thông tin phản ánh trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động nhập cư và cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại, mở rộng tờ báo ra nhiều thứ tiếng khác nhau phục vụ bà con kiều bào trên toàn thế giới, tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh về những phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam đến bạn bè thế giới nhằm thu hút những nhà đầu tư nước ngoài.

- Chủ động, tích cực hội nhập báo chí thế giới trên cở sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản chất cách mạng của báo chí Việt Nam. Tăng cường trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác, tiếp thu thành tựu, bài học tốt của báo chí nước ngoài.

- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho tòa soạn. Nghiên cứu đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị theo hướng hiện đại để các phóng viên, biên tập viên đi tác nghiệp thu được nhiều thong tin, hình ảnh chất lượng phục vụ cho bài viết.

- Tăng cường tính tương tác hơn nữa với độc giả, nên có nghiên cứu, đánh giá, phân tích công chúng một cách chuyên nghiệp, nghiêm túc.

- Cần sớm xây dựng kế hoạch, định hướng tuyên truyền những vấn đề về người lao động nhập cư theo từng giai đoạn, từng thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)