7. Kết cấu của luận văn
2.2. Kết quả khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Ngƣờ
2.2.3.3. Về cách thức tƣơng tác với độc giả
Báo điện tử là loại hình báo chí có tính tương tác cao hơn bất cứ loại hình báo chí khác. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao các tin, bài được đăng tải theo giờ, trên các chuyên mục một cách có hệ thống, khoa học, có đường link rõ ràng. Bạn đọc chủ động tìm kiếm thông tin và lựa chọn những bài báo theo ý muốn, hơn nữa công chúng của báo điện tử có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả bằng những thao tác đơn giản, thuận tiện.
Tòa soạn hầu như nhận được ngay tức thời những ý kiến phản hồi và quá trình xử lý, sàng lọc, lưu trữ, phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Thông qua email, tòa soạn có thể gửi đến từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết kiệm thời gian và gắn kết hơn với tờ báo. Cũng nhờ vào khả năng tương tác mà tờ báo có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu cho công tác điều tra xã hội học trở nên vô cùng đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.
Thông tin về lao động nhập cư phải có sự tương tác cao với độc giả, nghĩa là phải tạo khả năng phản hồi, trao đổi thông tin nhanh chóng và được thể hiện ở mọi mặt, mọi góc độ giữa tờ báo với công chúng, giữa nhà báo với công chúng và giữa công chúng với công chúng. Hiện nay, cả 3 báo điện tử được khảo sát đều tổ chức nhiều phương thức, công cụ để hỗ trợ tương tác với độc giả. Hệ thống thư điện tử (E - mail) giúp người đọc có thể góp ý, phản hồi, thắc mắc… trực tiếp đến địa chỉ mail của mỗi cơ quan báo chí. Các box phản hồi (Comment) đặt ngay dưới nội dung các bài viết. Thông qua các ý kiến nhận xét, bình luận, góp ý tòa soạn có thể định hướng thông tin tuyên truyền, phát hiện ra vấn đề liên quan đến lao động nhập cư hoặc tiếp tục đi sâu vào các nội dung mà độc giả quan tâm, thắc mắc.
Các cuộc giao lưu, bàn tròn trực tuyến (online seminars) đã tạo cơ hội để nhiều bạn đọc cùng lúc có thể tham gia đặt câu hỏi, bày tỏ chính kiến của mình đối với nhân vật, vấn đề về người lao động nhập cư. Phản hồi qua đường dây nóng, qua đường thư tín vẫn phát huy hiệu quả đối với báo điện tử. Bình chọn, thăm dò dư luận để thu thập thông tin về lao động nhập cư về chính tờ báo điện tử mà bạn đọc đang truy nhập.
Ngoài ra, việc kết nối bài báo với các trang mạng xã hội đã được tận dụng tối đa, ví dụ như chia sẻ bài viết với các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tweet…Truyền thông xã hội giúp các cơ quan báo điện tử phân chia các nhóm công chúng một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Điều đó khiến các hãng truyền thông lớn đều dựa vào từng mảng tin để tạo ra các chuyên trang (page) khác nhau, mỗi chuyên trang này lại ứng với một “tài khoản” (ID) trên nền mạng xã hội đặc biệt là Facebook. Theo thống kê của Facebook tại Việt Nam, tới tháng 8/2016, hơn 34 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam (chiếm 37% dân số) truy cập Facebook với thời gian trung bình là 2,5 giờ mỗi ngày. Và trong vài năm gần đây, với sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động thông minh thì con số này gia tăng mạnh hơn nữa, người dùng Facebook truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Google, Twitter, email. Một số tờ báo lập các trang fanpage, chọn lọc chia sẻ các bài báo nổi bật nhất trong ngày để tăng kênh truyền tải thông tin. Độc giả có thể phản hồi thông tin bằng cách comment ngay dưới bài viết. Không những thế, các báo điện tử còn có thể chia sẻ link các bài báo nổi bật, kèm bình luận cùng những câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài viết để thu hút người dùng Facebook truy cập vào trang chủ của mình. Đây là cách làm mới nhằm thu hút một lượng lớn độc giả về cho báo mình.
Ngoài việc thu hút lượng độc giả, các báo điện tử cũng có thể lợi dụng truyền thông xã hội để thực hiện sự tương tác, tốt hơn với công chúng. Sự tương tác này vừa thể hiện ở việc lắng nghe những lời bình luận của công chúng, đồng thời cũng thúc đẩy công chúng tham gia vào quá trình sản xuất, truyền phát thông tin. Công chúng có thể đưa ra bình luận tức thời về tác phẩm báo chí, chỉ cần có thiết bị di động thông minh có kết nối Internet. Trong nhiều trường hợp, những ý kiến quý báu của công chúng giúp nhà báo có thể mở rộng đề tài và góc nhìn, tổ chức những tuyến bài mới có chiều sâu, tăng tính thuyết phục cho bài báo.
Fanpage là môi trường để báo điện tử tương tác hai chiều với bạn đọc, qua đó giữ bạn đọc lại trong dòng thông tin chính thống, góp phần giảm nhiễu với “biển” thông tin xô bồ trong thế giới mạng hiện nay.
Theo khảo sát thì 2 tờ báo điện tử Lao động và Người lao động làm rất tốt trang fanpage của mình trên Facebook, hàng giờ đều đăng tải bài báo của mình để truyền tải thông tin. Tuy nhiên báo điện tử Lao động thủ đô lại chưa chăm sóc fanpage của mình được tốt, lượng tương tác còn ít, quá trình cập nhật bài viết mới còn thưa thớt chưa có tính thời sự cao.
Fanpage hiện nay đóng vai trò lớn trong việc phát huy tính tương tác giữa các cơ quan báo chí với độc giả. Song, những mặt trái, rủi ro và thách thức của nó không hề nhỏ. Các tờ báo điện tử cần đầu tư cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tìm ra định hướng riêng cho việc tương tác để phù hợp với thực tế, nguồn lực và tiềm năng của chính mình.
Về cơ bản, hiện nay hình thức chính khi thông tin về lao động nhập cư ở các báo điện tử vẫn là dạng text kèm ảnh với chất lượng ảnh khá tốt hoặc dạng text hoặc phóng sự ảnh; còn hạn chế việc đăng bài viết kèm theo ảnh audio/video hoặc biểu đồ nếu có chủ yếu là video còn ở dạng thô chưa qua biên tập. Các tờ báo điện tử Lao động và Người lao động đã “lôi kéo” được công chúng của mình nhập cuộc vào dòng thông tin tạo tính tương tác khá tốt với độc giả.
Qua đó, cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía độc giả để hoàn thiện và xây dựng tờ báo hấp dẫn hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công chúng báo điện tử. Song vẫn còn hạn chế là chưa sáng tạo trong phương thức thể hiện, tận dụng và phát huy tối đa ưu thế của báo điện tử. Còn với báo điện tử Lao động thủ đô mặc dù đã cố gắng phát huy hết thế mạnh đa phương tiện của báo điện tử nhưng vẫn chưa nâng cao hiệu quả tương tác giữa tòa soạn, nhà báo với độc giả hay giữa các độc giả với nhau.