7. Kết cấu của luận văn
2.4. Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng
tiến hành một cuộc điều tra khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng, đối tượng chính là những người lao động nhập cư.
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, với những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi lấy ý kiến trực tiến đối tượng cần hỏi. Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu điều tra vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, với cách tiếp cận phi xác xuất.
Theo định hướng trên, chúng tôi chọn thành phố Hà Nội để tiến hành điều tra khảo sát; bởi lẽ, Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là trung tâm quyền lực và đầu não của cả nước, nơi đây có gần 10 triệu dân sinh sống với nhiều tầng lớp dân trí khác nhau. Với vị trí địa lý và tầm quan trọng đặc biệt, Hà Nội có các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các doanh nghiệp đều chọn thủ đô để đặt trụ sở cũng như cơ sở sản xuất, hơn nữa trên địa bàn này còn thu hút rất nhiều dịch vụ cần tới người lao động do vậy nơi đây thu hút một lượng lớn người lao động nhập cư trên địa bàn cả nước. Do đó, kết quả điều tra trên địa bàn này sẽ phản ánh tương đối toàn diện những vấn đề nghiên cứu quan tâm.
Để có kết quả ngẫu nhiên, khách quan, nhưng đảm bảo tính đại diện, chúng tôi đã chọn một quận nội thành Hà Nội là quận Cầu Giấy và một huyện ngoại thành Hà Nội là huyện Đông Anh để tiến hành điều tra khảo sát ý kiến công chúng. Trong 08 phường của quận Cầu Giấy chúng tôi chọn 02 phường để tiến hành khảo sát, đó là phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng; huyện Đông Anh gồm 1 thị trấn và 23 xã, trong đó chúng tôi chọn hai xã Kim Chung và Hải Bối để tiến hành cuộc thăm dò ý kiến. Chúng tôi đã thực hiện bằng cách liên hệ với lãnh đạo các xã, phường nhờ các trưởng thôn, xóm đến các chủ khu nhà trọ phát phiếu cho người lao động nhập cư thuê trọ. Ngoài ra, chúng tôi cũng trực tiếp đến gặp và phát phiếu cho từng người lao động nhập cư để lấy được ý kiến xác thực nhất. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động nhập cư.
Để thấy được rõ thực trạng tiếp nhận thông tin và nhu cầu thông tin của công chúng về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử, từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin về NLĐNC, tác giả đã
khảo sát 200 ý kiến công chúng (các cá nhân có công việc khác nhau, như: công chức, viên chức, sinh viên...). Trong tổng số 200 phiếu thu về thì có 5 phiếu (tỷ lệ 2,5%) là phiếu trắng. Kết quả này có thể hiểu rằng, người dân đã không hiểu biết hoặc e, ngại không muốn trả lời, và cũng có thể cho biết suy nghĩ của họ là không quan tâm đến vấn đề người lao động nhập cư. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả luận văn nhận thấy:
Với câu hỏi: Anh/Chị thƣờng tiếp cận những thông tin về ngƣời nhập cƣ
qua phƣơng tiện truyền thông nào?
Biểu đồ 3.0: Khảo sát phương tiện tiếp cận thông tin về người lao động nhập cư
Từ biểu đồ trên cho thấy, 51.7% ý kiến công chúng cho rằng báo điện tử là phương tiện tiếp cận chính về vấn đề người lao động nhập cư. Khoảng 35.8% cho rằng truyền hình là kênh tiếp cận thông tin về người lao động nhập cư. Còn lại là báo in, phát thanh và các nguồn khác. Như vậy, có thể thấy rằng với sự lên ngôi của báo điện tử thì đây chính là kênh tiếp cận thông tin về vấn đề người lao động nhập cư tốt nhất đến với công chúng hiện nay.
Biểu đồ 3.1: Mức độ quan tâm của độc giả về vấn đề người lao động nhập cư trên các trang báo điện tử được khảo sát
Có thể thấy rằng trong 3 tờ báo điện tử được khảo sát thì tờ Lao động và Người lao động được độc giả quan tâm hơn cả, còn báo điện tử Lao động thủ đô vẫn chưa thu hút được công chúng, chỉ có 5,64% công chúng được khảo sát là quan tâm tới tờ báo điện tử này. Trong tổng thể các gợi ý được đưa ra thì 3 tờ báo điện tử được khảo sát, đại diện cho người lao động trong cả nước vẫn chưa thu hút được độc giả, trong khi đó tờ VietNamnet và các tờ báo điện tử khác chiếm tỷ lệ lần lượt là 45,10% và 24,60%.
Như vậy, 3 tờ báo điện tử được lựa chọn khảo sát cần nâng cao hơn nữa chất lượng tin, bài cũng như tần suất xuất hiện để thu hút thêm công chúng về báo của mình, cũng như phát huy vai trò là đại diện cho tiếng nói của người lao động trong cả nước.
Với câu hỏi: Ý kiến của Anh/Chị về tần suất xuất hiện các thông tin về
Biểu đồ 3.2: Tần suất xuất hiện các thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử hiện nay
Thông qua biểu đồ trên cho biết, có tới 59,50% độc giả cho rằng tần suất thông tin về NLĐNC là tương đối ít, chỉ có 17,90% độc giả cho rằng thông tin tương đối đầy đủ, còn lại lần lượt là 5,12% - 2,05% - 15,40% độc giả cho rằng thông tin tương đối nhiều – quá nhiều và quá ít. Như vậy, có thể thấy rằng tần suất xuất hiện thông tin về lao động nhập cư tương đối ít trên báo điện tử.
Với câu hỏi: Anh/Chị có thƣờng xuyên tƣơng tác với báo điện từ về
Biểu đồ 3.3:Mức độ tương tác với báo điện từ về thông tin liên quan đến người lao động nhập cư
Có đến 38,50% công chúng chưa bao giờ tương tác thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử. Ngược lại chỉ có 3,07% công chúng thường xuyên tương tác về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử. Có thể đánh giá rằng thông tin về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử chưa thực sự thu hút sự quan tâm, thảo luận của công chúng.
Với câu hỏi: Anh/Chị đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề về ngƣời
lao động nhập cƣ hiện nay?
Bảng 3.1: Tầm quan trọng của các vấn đề về người lao động nhập cư hiện nay
Tầm quan trọng của các
vấn đề về NLĐNC Số lƣợng (ngƣời) Phần trăm (%)
Đời sống văn hóa tinh thần 11 5.64%
Thu nhập và việc làm 124 63.6%
Phân biệt vùng miền 12 6.15%
Chính sách an sinh xã hội 35 17.9%
Dịch vụ xã hội 11 5.64%
Khác 2 1.02%
Theo bảng trên có thể thấy rằng vấn đề thu nhập và việc làm được công
chúng quan tâm nhiều nhất trong tất cả các vấn đề về người lao động nhập cư, chiếm tới 63.6%. Tiếp theo là chính sách an sinh xã hội chiếm 17.9% . Còn lại vấn đề đời sống văn hóa tinh thần, phân biệt vùng miền, dịch vụ xã hội và các vấn đề khác lần lượt chiếm 5.64% - 6.15% - 5.64% - 1.02%. Qua đó, vấn đề thu nhập và việc làm vẫn là yếu tố quan tâm hàng đầu của công chúng khi thông tin về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử. Đây cũng là mối quan tâm chính đáng của đa số người lao động nhập cư tại các đô thị hiện nay.
Với câu hỏi: Báo điện tử cần phải làm để cải thiện và nâng cao hiệu quả
thông tin đối với vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ?
Giải pháp Số lƣợng
(ngƣời)
Phần trăm (%)
Tăng cường số lượng bài viết về chủ đề này 38 19.5% Nói lên tiếng nói của người lao động nhập cư
nhiều hơn 54 27.6%
Tăng cường thông tin chỉ dẫn cho người lao
động nhập cư 53 27.1%
Đấu tranh chống tệ nạn phân biệt vùng miền 20 10.3% Cần có nhiều bài viết phân tích chính sách hơn 18 9.23% Cần cải tiến nội dung và hình thức đưa tin, phản
ánh 6 3.07%
Ý kiến khác 6 3.07%
Tổng 195 100%
Bảng 3.2: Giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả thông tin đối với vấn đề người lao động nhập cư
Kết quả: Có 27.6% công chúng cho rằng cần nói lên tiếng nói của người lao động nhập cư nhiều hơn, để cải thiện và nâng cao hiệu quả thông tin đối với vấn đề này trên báo điện tử hiện nay. Tương đương đó là 27.1% công chúng đề xuất cần
theo cần tăng cường số lượng bài viết về chủ đề này, chiếm 19.5%. Còn lại là các ý kiến khác như: Đấu tranh chống tệ nạn phân biệt vùng miền, cần có nhiều bài viết phân tích chính sách hơn, Cải tiến nội dung và hình thức đưa tin, phản ánh và ý kiến khác chiếm lần lượt là 10.3% - 9.23% - 3.07% - 3.07%. Như vậy, báo điện tử cần đi sâu, đi sát nói lên tiếng nói của người lao động nhập cư nhiều hơn, đồng thời tăng cường thông tin chỉ dẫn cho người lao động nhập cư và nâng cao số lượng bài viết về chủ đề này thì mới nâng cao hiệu quả thông tin đối với vấn đề người lao động nhập cư để thu hút độc giả hơn nữa.
Kết quả khảo sát trên đã cho tác giả luận văn thấy rằng: Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, nhất là sự ra đời của mạng xã hội nhưng công chúng vẫn thường xuyên tiếp cận các thông tin thời sự, chính trị xã hội. Báo điện tử vẫn là loại hình báo chí được độc giả quan tâm đón đọc nhiều nhất để tìm kiếm thông tin về người lao động nhập cư.
Tần xuất xuất hiện thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử chưa đạt yêu cầu, tương đối ít, còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Chất lượng thông tin của báo điện tử đối với vấn đề người lao động nhập cư chưa tương xứng với tầm quan trọng của người lao động nhập cư đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thu nhập và việc làm là vấn đề quan trọng nhất của người lao động nhập cư đồng thời cũng là vấn đề được độc giả quan tâm, mong muốn phản ánh nhiều nhất trên báo điện tử. Báo điện tử cần phải nói lên tiếng nói của người lao động nhập cư nhiều hơn để cải thiện và nâng cao hiệu quả thông tin đối với vấn đề người lao động nhập cư.
Công chúng ít khi tương tác hoặc trao đổi thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử. Đồng thời công chúng chưa thật thỏa mãn với thông tin đã có về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử hiện nay, có nhu cầu được cung cấp nhiều hơn, chất lượng hơn về nội dung và hình thức thông tin về lao động nhập cư. Rõ ràng là, báo điện tử cần phải phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thông tin sâu sắc và toàn diện hơn nữa về vấn đề NLĐNC, dự báo và cung cấp
nhanh hơn nữa các thông tin về NLĐNC đang diễn ra. Chỉ có như vậy, mới thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao, càng khó tính của công chúng.
Tiểu kết chƣơng 2
Thông qua khảo sát thực tế cũng như phân tích, đánh giá hoạt động thông tin về người lao động nhập cư trên ba tờ báo điện tử Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô, chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái quát 3 tờ báo được khảo sát và đánh giá được tần xuất thông tin về lao động nhập cư, mức độ quan tâm của độc giả đối với lao động nhập cư; khảo sát thực tế cũng như phân tích, đánh giá về mặt nội dung, hình thức thể hiện tin bài về lao động nhập cư trên ba tờ báo được khảo sát.
Qua đó, tác giả luận văn đã tổng hợp lại những nội dung về lao động nhập cư được ba báo thông tin, chất lượng thông tin ra sao, hình thức thể hiện như thế nào. Trong đó, có trích dẫn một số tác phẩm về lao động nhập cư trên báo điện tử để phân tích, so sánh, đánh giá, minh họa cho nhận định được rút ra trong khi tác giả luận văn thực hiện khảo sát về thực trạng của hoạt động thông tin về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
Đồng thời, tập trung phân tích nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả báo điện tử về lao động nhập cư để có nhận xét xem việc thông tin về người lao động nhập cư hiện nay đã đáp ứng được thi hiếu của công chúng chưa, hiệu quả tác động của nó đến đâu.
Ngoài ra, tác giả luận văn còn thăm dò ý kiến của những người làm thông tin, tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử, nhằm hiểu những khó khăn của họ trong khi tác nghiệp. Tóm lại, chương 2 của luận văn đã đánh giá một cách chân thực khách quan về thực trạng báo điện tử với vấn đề người lao động nhập cư tại Việt Nam hiện nay. Như vậy, sẽ chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Những kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là cơ sở cho việc đặt ra các vấn đề cần giải quyết và định hướng các giải pháp ở chương 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỀ VẤN ĐỀ LAO
ĐỘNG NHẬP CƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY