Phát triển, đổi mới chuyên mục Công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 129 - 171)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Những ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tác phẩm báo chí

3.3.3. Phát triển, đổi mới chuyên mục Công đoàn

Chuyên mục Công đoàn có thể được xem là bộ mặt, là một phần xương sống của 3 tờ báo điện tử Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô. Do vậy tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả cho các tác phẩm báo chí nói riêng và cho ba tờ báo được khảo sát nói chung:

- Về cơ cấu chuyên mục và cách trình bày:

+ Kiến nghị, đề xuất lãnh đạo 3 tờ báo điện tử Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô dành thêm đất cho chuyên mục Công đoàn. Có thể mở thêm chuyên mục con về người lao động nhập cư.

+ Nếu có thể nên chèn bản audio của bài viết để độc giả có thể nghe toàn bộ bài viết khi không thể đọc được bản text.

+ Tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng video về người lao động nhập cư, phát huy tốt tính đa phương tiện của báo điện tử.

+ Cần đăng tải nhiều hình ảnh minh họa, nhất là ngôn ngữ Infographics trong từng bài viết để trang báo nhìn trực quan, hấp dẫn và bắt mắt hơn.

- Về nội dung cải tiến:

+ Chuyên mục Công đoàn cần tăng thời lượng cho những vấn đề về người lao động nhập cư. Đi sâu phản ánh tâm tự, nguyện vọng, tình hình đời sống và việc làm của người lao động nhập cư. Phản ánh thực tế đời sống tinh thần, những suy nghĩ và trăn trở của người lao động nhập cư trong cuộc sống hiện nay.

+ Khôi phục và tiếp tục duy trì các chuyên mục đã có lâu nay bao gồm những bài về đời sống người lao động, các bài điều tra về đình công, thu nhập và việc làm của người lao động…Tuy nhiên cách viết của từng chuyên mục phải đổi mới, chăm chút hơn, ngắn gọn hơn để hấp dẫn người đọc. Chú trọng đến nội dung và đề tài khai thác phải gần gũi hơn với đời sống, tâm tư của người lao động.

+ Giảm tải việc đăng tải các bài viết vĩ mô chung chung, nặng nề, dài dòng không hấp dẫn người đọc và người lao động nhập cư cũng không quan tâm.

điều hành ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị. Bởi từ sau những bài viết đó, nhiều sự việc được làm sáng tỏ, nhiều vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nhập cư được đưa ra công luận. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

+ Bổ sung các thông tin phản ánh về các hoạt động phong trào của công nhân, người lao động nhập cư, bởi đây là những hoạt động tích cực góp phần nâng cao rèn luyện sức khỏe, tạo khoảng thời gian thư giãn sau giờ làm việc, lao động mệt mỏi, tái tạo sức lao động, tạo bầu không khí vui vẻ - thân thiện. Là cầu nối

giao lưu người lao động giữa các đơn vị, khách hàng, chia sẻ thi đua lao động…

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa vào những kết quả khảo sát, phân tích trong chương 2 của luận văn “Vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ trên báo điện tử Việt Nam”, trong chương 3 tác giả luận văn đã tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra và các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng báo điện tử với vấn đề người lao động nhập cư tại Việt Nam hiện nay.

Có 4 vấn đề được đặt ra cho hoạt động thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử đó là: Việc tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; những thách thức từ phía độc giả; cần tiến hành nghiên cứu công chúng báo điện tử mục tiêu trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư; mỗi tòa soạn báo cần xác định vai trò, nhiệm vụ của mình để đề ra kế hoạch cụ thể phù hợp trong việc thông tin về người lao động nhập cư. Trong những vấn đề được đặt ra ở trên, theo tác giả luận văn giải quyết được hai vấn đề trọng tâm là nghiên cứu công chúng mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với mỗi tòa soạn báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư chắc chắn sẽ cân bằng những thách thức từ phía độc giả, thách thức cạnh tranh giữa các báo điện tử được nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động với các tờ báo điện tử khác. Bởi nghiên cứu kỹ công chúng sẽ có kế hoạch thông tin chuẩn xác nên sẽ đạt hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của độc giả.

Trong chương 3 của luận văn tác giả cũng đưa ra 6 giải pháp cho việc khắc phục từng hạn chế cụ thể khi báo điện tử thông tin về người lao động nhập cư. Cụ thể, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy các tòa soạn quan tâm nhiều hơn nữa đến việc thông tin về người lao động nhập cư tác giả luận văn đưa ra giải pháp Cần có chủ trƣơng, chiến lƣợc thông tin về vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ trên báo điện tử. Hạn chế tình trạng khó tiếp cận với nguồn cung cấp thông tin có giải pháp Phối hợp giữa cơ quan báo điện tử với các ban ngành liên quan để cung cấp thông tin về vấn đề lao động nhập cƣ. Nâng cao tần xuất và chất lượng nội dung thông tin về người lao động nhập cư tác giả luận văn chỉ ra giải pháp: Nâng cao hiểu biết và nhận thức của ngƣời làm báo về các vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ; Hình thành chuyên mục riêng dành cho ngƣời lao động nhập cƣ; Tăng cƣờng sử dụng các công cụ tối ƣu hóa tìm kiếm thông tin. Đối với việc nâng cao tính hấp dẫn về hình thức thể hiện tác phẩm có yêu cầu Tận dụng và phát huy tính đa phƣơng tiện và tính tƣơng tác của báo điện tử. Với 3 tờ báo điện tử được khảo sát tác giả cũng đưa ra các giải pháp cụ thể cho mỗi tờ báo.

Với chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của mình, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng nước ta đã có sự quan tâm, có đóng góp quan trọng cho công tác truyền thông về người lao động nhập cư. Tuy nhiên, khảo sát thực trạng trên 3 tờ báo điện tử đại diện là Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô cho thấy bên cạnh một số ưu điểm, đóng góp, đồng thời cũng cho thấy những hạn chế, tồn tại cả về nội dung và hình thức thông tin, cần có giải pháp được khắc phục kịp thời. Cùng với kết quả điều tra, khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng, ý kiến của các nhà báo, lãnh đạo quản lý báo chí qua thu nhận từ phỏng vấn sâu, là những cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả xây dựng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử nói chung và các tờ báo khảo sát nói riêng.

Tác giả luận văn tin tưởng rằng nếu các giải pháp đưa ra được thực hiện kịp thời, đồng bộ, khoa học thì trong một thời gian không lâu công chúng sẽ hiểu rõ

những người nhập cư gặp phải trong cuộc sống, sẽ không còn hiện tượng kỳ thị vùng miền, phân biệt văn hóa tạo nên môi trường xã hội lành mạnh, cùng phát triển, các cơ quan quản lý cũng đưa ra những chính sách phù hợp, đảm bảo lợi ích về an sinh xã hội cho những người nhập cư phải xa quê hương lập nghiệp. Và chắc chắn chất lượng thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều.

KẾT LUẬN

Có thể nói, việc nghiên cứu về báo điện tử với vấn đề người lao động nhập cư là vấn đề rộng và phức tạp, có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh và góc độ xã hội, vì vậy cần phải đầu tư nghiên cứu sâu sắc hơn. Hiện nay, những vấn đề mà người lao động nhập cư gặp phải như: chính sách an sinh xã hội, thu nhập và việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, nhà ở, chất lượng bữa ăn,…liên quan trực tiếp đến quyền lợi và cuộc sống của họ. Nếu không có sự lên tiếng của báo chí hoặc các cấp chính quyền thì e rằng những hậu quả để lại rất khôn lường. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây tình trạng người lao động nhập cư nghèo bị kỳ thị, không được tiếp xúc với chính sách an sinh xã hội, khó khăn trong việc giải quyết nhà ở, các thủ tục liên quan đến tạm trú của người lao động nhập cư, hưởng các quyền lợi theo luật lao động,…xảy ra liên tiếp.

Từ góc độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí, tác giả tập trung chủ yếu vào những vấn đề chính mà báo điện tử phản ánh về vấn đề người lao động nhập cư cụ thể ở đây là các báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và dựa trên cơ sở lý luận về các vấn đề như: Lý luận về báo điện tử; vai trò và ưu thế của báo điện tử với vấn đề người lao động nhập cư; khái quát về đặc điểm và xu hướng của người lao động nhập cư; vài nét về 3 tờ báo điện tử được khảo sát;…tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế người lao động nhập cư tại các khu công nghiệp; các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội và các tòa soạn báo điện tử được lựa chọn. Mục đích là thu thập, tổng hợp ý kiến của người lao động nhập cư và các phóng viên, biên tập viên cùng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử được khảo sát để bổ sung những thiếu sót mà các tác phẩm báo điện tử chưa đề cập đến.

Từ đó, đề tài đi sâu vào phân tích mức độ, tần suất tin bài, nội dung thông tin phản ánh trong các bài viết về quyền lợi người lao động nhập cư trên báo điện

như: vấn đề thu nhập và việc làm; chính sách an sinh xã hội, đời sống văn hóa tinh thần và các vấn đề liên quan đến người lao động nhập cư như kỳ thị, phân biệt vùng miền, bảo hiểm, y tế, giáo dục…Đây là cơ sở để tác giả đưa ra những đánh giá cụ thể về hiệu quả tác động của các bài viết phản ánh về người lao động nhập cư, không chỉ về mức độ phản hồi của độc giả mà còn tạo ra những thay đổi cơ bản trong chủ trương chính sách của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp dành cho người lao động nhập cư cả về mặt công việc và đời sống của họ. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, những sự việc mà báo điện tử trực tiếp giải quyết, đấu tranh để người lao động nhập cư nhận lại những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng.

Ở mỗi khía cạnh khác nhau, ở từng nội dung phản ánh của thông tin, đề tài đi sâu phân tích những thành công và hạn chế của báo điện tử mà cụ thể là 3 báo điện tử chọn khảo sát đó là Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động trong việc phản ánh những vấn đề của người lao động nhập cư. Dù đạt được nhiều thành công trong việc đăng tải các thông tin liên quan trực tiếp đến người lao động nhập cư, giải quyết được nhiều vụ việc cụ thể do người lao động nhập cư phản ánh nhưng thực tế mức độ phổ biến và sự quan tâm của độc giả dành cho báo điện tử và cụ thể là ba tờ báo được chọn khảo sát vẫn còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, vẫn còn nhiều người lao động nhập cư chưa có điều kiện hoặc chưa có nhu cầu tìm hiểu thông tin trên báo điện tử. Kết quả từ cuộc điều tra khảo sát của tác giả cho thấy đối tượng độc giả là người lao động nhập cư thường xuyên đọc báo chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Nguyên nhân một phần do sự thay đổi trong nhu cầu tìm hiểu thông tin của độc giả, hiện nay độc giả chủ yếu quan tâm đến những vấn đề thời sự nóng bỏng trong ngày, những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Đồng thời cũng một phần do chiến lược tuyên truyền của từng tờ báo điện tử, công tác định hướng tuyên truyền là rất quan trọng, độ phủ thông tin là yếu tố quyết định tới tần suất của thông tin có diễn ra liên tục, đều đặn hay không.

Hơn nữa, xuất phát từ chính nhu cầu tìm hiểu thông tin về chính bản thân mình của người lao động nhập cư, thực sự họ đã muốn xem báo chí, dư luận xã hội nói về mình như thế nào. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến chính sách dành

cho lao động nhập cư còn ít mà đây chính là thông tin người lao động nhập cư quan tâm và muốn tìm hiểu để đảm bảo quyền lợi cho mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cù Chí Lợi (2004), Tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

2. David Jary and Julia Jary (1991), Happer Collins Dictionary of Sociology.

New York.

3. Đặng Nguyên Anh (1997), “ Về vai trò di cƣ nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay”. Tạp chí Xã hội học, số 1, tr.36-39. 4. Đặng Nguyên Anh (1998), “Vai trò của mạng lƣới xã hội trong quá trình di

”, trong Chính sách di dân ở Châu Á”, Đỗ Văn Hòa (cb), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nƣớc: vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội

6. Đinh Văn Thông (2010), “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội: vấn đề đặt ra và giải pháp”. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh số 26, tr 173- 180.

7. Đỗ Minh Khuê (2007), “Những vấn đề an sinh xã hội của nhóm cƣ dân lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở đô thị”. Tạp chí Xã hội học, Số 1(97), tr. 76-84.

8. Đỗ Thị Thanh Hoa (1999), Di cƣ tự do trong quá trình đô thị hóa và tác động của nó tới môi trƣờng thành phố Hà Nội. LATS Địa lý: 1.07.02. Đại học sư phạm Hà Nội.

9. Đỗ Thị Thanh Hồng (2001), Thực trạng quản lý ngƣời nhập cƣ tự do trên địa bàn thành phố Hà Nội: Luận văn cao học. Viện Xã hội học. Hà Nội.

10. Đỗ Văn Hoà, Trịnh Khắc Thẩm (1999), Nghiên cứu di dân ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Đinh Văn Hường, Trần Quang và Dương Xuân Sơn (2003), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Đoàn Kim Thắng (1997), Phân tích tổng quan về một số vấn đề kinh tế xã hội và hệ quả của di dân nông thôn - đô thị trong thời kỳ đổi mới. Viện Xã hội học. Hà Nội.

14. E.A Capitonov. Xã hội học thế kỷ XX -Lịch sử và công nghệ. Người dịch: Nguyễn Quý Thanh. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (2000), tr. 105.

15. Guest Philip (1998), Động lực di dân nội địa ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Harold R. Kerbo (1991), Social Stratification and Inequality. Class Conflict in Historical and Comparative Perspective. Mc Graw-Hill Com. Inc. New York. 17. Hà Thị Phương Tiến & Hà Quang Ngọc (2000), Phụ nữ di cƣ nông thôn- thành

thị. Nxb Phụ nữ. Hà Nội.

18. Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp quản lý. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. J. H Fichte Nhập môn xã hội học. Bản dịch của Trần Xuân Đĩnh (1973). Nxb Hiện đại thư xã, Sài Gòn.

20. Linton, R (1936). The Study of Man. New York: Appleton-Century.

21. Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 129 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)