Thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 69 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Ngƣờ

2.2.2.3. Thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ

Công tác thông tin, tuyên truyền về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động nhập cư có số lượng bài viết ít nhất, chỉ có 18 tác phẩm (chiếm 10,9%). Một số bài viết tiêu biểu phản ánh về đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động như sau: “Lao động nữ di cƣ: Những câu chuyện đằng sau vấn đề thu nhập” (báo điện tử Lao động, ngày 14/11/2015); “Đẩy mạnh nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động”(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 24/11/2016);“Xả stress đúng nghĩa” (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 29/04/2015); “Công nhân nhà trọ…không tivi, không sách báo”(báo điện tử Lao động, ngày 28/06/2016);“Chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 30/09/2016); “Nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất” (báo điện tử Lao động, ngày 11/01/2016); “Thêm nơi học tập, thƣ giãn cho công nhân” (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 06/11/2016); “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động vẫn là bài toán khó”(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 11/06/2015); “Tổng LĐLĐVN và Bộ VHTTDL: Tăng cƣờng chăm lo đời sống văn hóa tinh thần trong công nhân lao động”(báo điện tử Lao động, ngày 23/11/2016);“Khi công nhân... offline”(báo điện tử Lao động, ngày 01/07/2016);...

Trong bài viết Lao động nữ di cƣ: Những câu chuyện đằng sau vấn đề thu nhập của tác giả Trương Hoàng đăng trên báo điện tử Lao động ngày 14/11/2015 lại

nhập, việc làm vẫn có một khoảng “sâu thẳm” trong mỗi người - đặc biệt đối với nữ thanh niên - là nhu cầu về tình cảm, giao lưu với những người cùng trang lứa…

Bài viết “Lao động nữ di cƣ: Những câu chuyện đằng sau vấn đề thu nhập”đăng trên báo điện tử Lao động, ngày 14/11/2015 của tác giả Trƣơng

Hoàng

Theo tác giả thì hiện nay nữ CNLĐ các KCN chủ yếu là làm việc trong ngành dệt, may, điện tử, giầy da... những ngành đòi hỏi và “ngốn” khá nhiều thời gian vào việc làm thêm giờ. Khảo sát gần đây nhất của Viện Công nhân và Công đoàn (CN&CĐ), có khoảng 20% CN bức xúc phải làm thêm giờ nhiều và 25% bức xúc về trả lương làm thêm giờ thấp... Tuy nhiên, vì đồng lương thấp, lại phải chi trả một số khoản khác khi phải sống xa gia đình như thuê phòng trọ với giá điện, giá nước cao; sinh hoạt đắt đỏ ở địa bàn có nhiều NLĐ... nên phần lớn CNLĐ đều chấp nhận việc làm thêm giờ, tăng ca. Thậm chí coi đó là một “cứu cánh” để tồn tại. Vậy là dù muốn hay không, cuộc sống của họ lại rơi vào vòng quay: Đi làm; ăn, ngủ lấy lại sức; đi làm... Chả còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện vui chơi, giải trí.

Hơn nữa, cũng theo khảo sát nói trên của Viện CN&CĐ, hiện nay, chỉ một số DN quan tâm đến đời sống tinh thần nhằm giữ chân CN. Số còn lại không tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và không có khu vui chơi thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa cho CN: 74,9% CN được hỏi cho biết không có sân chơi thể dục, thể thao; 85,1% CN bức xúc nơi ở không có nhà văn hóa...

Có thể nói, phần lớn công nhân rất “đói” về văn hóa tinh thần. Làm việc quần quật cả ngày, trở về căn nhà trọ xập xệ, điều kiện sinh hoạt với nhiều cái “không” (không tivi, không sách báo, không có thời gian và điều kiện giao lưu, vui chơi, giải trí...). Trong hoàn cảnh đó, không ít LĐ nữ rơi vào cạm bẫy bị dụ dỗ lao vào những trò giải trí thiếu lành mạnh, vô bổ hoặc bị rơi vào cạm bẫy làm thêm ở những quán karaoke, massage không lành mạnh...

Tiếp tục phản ánh những thiếu thốn về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động nhập cư, trên báo điện tử Lao động thủ đô đăng bài viết “Nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần cho công nhân lao động” của tác giả Phạm Điệp đăng ngày 15/05/2015. Bài viết này tác giả đã khái quát những kết quả bước đầu của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong việc nhân rộng các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân để đọc sách, báo, truy cập internet, tập luyện thể thao v.v...

Thực hiện đề án, từ năm 2010 , các cấp CĐ thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thí điểm hai mô hình "Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân" và "Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân". Hiện, thành phố đã có 24 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và 66 tổ tự quản khu nhà trọ CNLĐ đặt tại các doanh nghiệp, khu nhà trọ CNLĐ... Có thể khẳng định, việc thành lập, duy trì hoạt động điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và tổ tự quản trên địa bàn Hà Nội thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ, nhất là công nhân tại các KCN&CX.

Bằng các hoạt động thiết thực như tư vấn pháp luật, chiếu phim, hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát, cung cấp sách báo, tổ chức hội chợ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thăm hỏi, tặng quà cho CNLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn, giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, khám, chữa bệnh,

phát thuốc miễn phí tại các điểm sinh hoạt văn hóa và tổ tự quản đã thu hút đông đảo người lao động tham gia và giúp công nhân yên tâm làm việc.

Bài viết “Nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần cho công nhân lao động”đăng trên báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 15/05/2015 của tác giả Phạm

Điệp

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế của khoảng 1,2 triệu CNLĐ đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ tính tám KCN, KCX đã thu hút 135 nghìn lao động, số lao động ngoại tỉnh chiếm gần 70%, thì số lượng 20 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và 66 tổ tự quản trên còn quá ít ỏi. Đó là chưa kể đến cơ sở vật chất tại các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân còn nghèo nàn, số đầu sách báo ít, thiết bị thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông NLĐ.

Trên báo điện tử Người lao động có bài viết “Thêm nơi học tập, thƣ giãn cho công nhân” của tác giả Thanh Nga đăng tải ngày 06/11/2016 viết về mô hình

nhà văn hóa Lao động cho công nhân mới khánh thành tại Khu Công nghệ cao (quận 9, TP HCM) do Công đoàn (CĐ) các KCX-KCN TP tổ chức. Nơi đây giúp cho công nhân người lao động sinh hoạt học tập sau những giờ lao động vất vả. Với cơ sở vật chất hiện đại của nhà văn hóa, những người lao động đều rất vui. Họ vui vì từ nay có thêm chỗ xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh xa các loại tệ nạn đang rình rập.

Bài viết “Thêm nơi học tập, thƣ giãn cho công nhân”đăng trên báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 06/11/2016 của tác giả Thanh Nga

Công trình do CĐ các KCX-KCN TP HCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 72,5 tỉ đồng, được khởi công từ ngày 23-8-2015. Công trình có khả năng phục vụ 13.000 người. Công trình có tổng diện tích 11.736 m2, trong đó diện tích sàn xây dựng hơn 4.550 m2; khu nhà chính gồm 3 tầng với hội trường, các phòng họp và phòng chức năng phục vụ việc học tập. Ngoài ra, công trình còn thiết kế thêm các tiện ích phục vụ CNVC-LĐ như sân bóng đá mini rộng 600 m2; khu vực căng tin, siêu thị CĐ có tổng diện tích 1.000 m2 bày bán nhiều mặt hàng thiết yếu với mức giá thấp hơn thị trường nhằm hỗ trợ CN...Sau lễ khánh thành, CĐ các

đa dạng với mức phí phù hợp để có thể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của CN tại Khu Công nghệ cao và trên địa bàn quận Thủ Đức.

Nhân dịp nhà văn hóa Lao động Khu Công nghệ cao khánh thành, CĐ các KCX-KCN TP HCM còn tổ chức các hoạt động ý nghĩa thiết thực khác dành cho CNVC-LĐ như tổ chức bán hàng giảm giá, tư vấn pháp luật miễn phí, giao hữu bóng đá giữa các doanh nghiệp…

Như vậy, thông qua khảo sát các báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động có thể thấy rằng nội dung tin thông tin bài tuyên truyền về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động nhập cư khá phong phú, phản ánh mọi mặt của vấn đề mà người lao động gặp phải ngoài những vấn đề thiết yếu như thu nhập và việc làm, chính sách an sinh xã hội...Tuy nhiên, các báo này cần đẩy mạnh tần suất thông tin nhiều hơn để tăng độ phủ, mật độ các bài viết chưa nhiều, thỉnh thoảng mới có bài viết phản ánh về vấn đề này. Do vậy, việc tuyên truyền chưa thực sự được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)