7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của báo điện tử với vấn đề ngƣờ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Một số hạn chế
Bên cạnh một số thành công kể trên, hoạt động thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử vẫn còn nhiều hạn chế, thông qua khảo sát công chúng bằng bảng điều tra xã hội học, tác giả luận văn đã thu thập lại ý kiến đánh giá cách thể hiện hình thức thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam.
Thông qua đó cho biết, hạn chế trong thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử tại Việt Nam hiện nay chưa phát huy hết khả năng tích hợp đa phương tiện
Cụ thể, đối với việc xử lý các văn bản (text) trên báo điện tử còn nhiều lỗi trong khi biên tập như: đánh máy sai lỗi chính tả, lỗi phông chữ, lặp từ…số lượng hình ảnh động, đồ họa ít chưa ứng dụng nhiều; file âm thanh (audio) chưa được sử dụng; số lượng bài sử dụng kết hợp text, ảnh, video/audio chưa được sử dụng hoặc biểu đồ chưa cao, số bài diễn đàn, trả lời trực tuyến là rất thấp. Chất lượng hình ảnh và nội dung của video thông tin về lao động nhập cư không được cao bởi vì những video này đa phần là thô do phóng viên, cộng tác viên, người dân quay lại bằng các thiết bị công nghệ cầm tay gửi và đăng trực tiếp không qua khâu biên tập chỉnh sửa nên dung lượng, chất lượng hình ảnh một số video chưa được sắc nét, bố cục hình ảnh chưa được chuẩn còn rung, giật.
Thứ hai, có sự khác biệt, phân bố không đồng đều về tần suất và mức độ thông tin giữa các nhóm nội dung về lao động nhập cư tại mỗi báo. Điều này phụ thuộc vào tôn chỉ, định hướng của mỗi tờ báo xác định nội dung nào được tuyên truyền nhiều hơn, nội dung nào không cần chú trọng để đảm bảo phát huy thế mạnh riêng của mỗi tòa soạn báo điện tử. Điều này cũng thể hiện qua khảo sát ý kiến công chúng bằng bảng điều tra xã hội học, tác giả luận văn đã thu thập ý kiến đánh giá về tần suất thông tin về NLĐNC trên báo điện tử như sau:
Biểu đồ 2.5. Tần suất xuất hiện các thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử.
Thông qua đó cho biết, có tới 59,50% độc giả cho rằng tần suất thông tin về NLĐNC là tương đối ít, chỉ có 17,90% độc giả cho rằng thông tin tương đối đầy đủ, còn lại lần lượt là 5,12% - 2,05% - 15,40% độc giả cho rằng thông tin tương đối nhiều – quá nhiều và quá ít. Như vậy, có thể thấy rằng tần suất xuất hiện thông tin về lao động nhập cư tương đối ít trên báo điện tử. Trên thực tế, các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động nói chung và người lao động nhập cư nói riêng có nhiều và đa dạng, tuy nhiên những nội dung được đề cập trên những báo điện tử được khảo sát chưa thực sự bao quát một cách toàn diện và tổng thể. Trong khi hầu hết các bài viết chủ yếu hướng đến những phản ánh, phân tích liên quan đến các vấn đề như tiền lương, sức khỏe, đời sống sinh hoạt…của người lao động nhập cư thì những vấn đề khác liên quan đến các hoạt động đoàn thể, bảo hộ lao động, phân biệt văn hóa vùng miền… vẫn còn được ít phản ánh trên báo điện tử.
Đây là một hạn chế khi chưa có sự phân chia đồng đều tần suất đăng nội dung các thông tin nhằm tránh tình trạng thừa tin về vấn đề này nhưng lại thiếu tin về vấn đề kia. Bên cạnh đó, tuy rằng số lượng không nhiều nhưng vẫn còn một số bài đăng trên báo điện tử lao động chưa đảm bảo được yêu cầu về mức độ phản ánh vấn đề, sự hạn chế này có thể xuất phát từ vấn đề nhân lực của tờ báo. Có thể do năng lực chuyên môn của người viết, và cũng có thể do nguyên nhân khách quan khác từ khâu biên tập, lượng đất sử dụng là không nhiều thế nên việc cắt gọt
các tác phẩm dẫn tới tác phẩm trở nên sơ sài, thiếu sức sống là khó tránh khỏi.
Thứ ba, còn một số nội dung như: thông tin về chính sách an sinh xã hội; thu nhập và việc làm; đời sống người lao động nhập cư, chưa được thông tin đầy đủ, chưa dáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của độc giả; vẫn còn tình trạng sao chép, nhặt nhạnh ở những trang báo, kênh thông tin không được trích dẫn rõ ràng.
Thứ tƣ, một số nội dung thông tin về lao động nhập cư chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục, chưa bắt kịp tính thời sự.
Nhìn chung, xét trong bối cảnh chung của nền báo chí Việt Nam cũng như xét riêng trong hoạt động của báo điện tử Lao động, Người lao động và Lao động
thông tin về người lao động nhập cư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo điện tử, cơ quan quản lý cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần
thiết phải có những biện pháp giải quyết và khắc phục những mặt hạn chế này.
- Nguyên nhân của một số hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập nêu trên. Trong đó nổi lên một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, lao động nhập cư là đề tài khô khan, không mang tính thời sự, không hấp dẫn số đông công chúng. Trong khi đó các tòa soạn báo điện tử hiện nay số lượng phóng viên chuyên trách viết về mảng người lao động, lao động nhập cư lại rất ít đa số là kiêm nhiệm. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng các tác phẩm viết về người lao động nhập cư. Nhận định về vấn đề này ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng biên tập báo điện tử Lao động, đồng tình “Vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ cũng đã đƣợc tòa soạn chú trọng sản xuất nhƣng với tần suất chƣa nhiều, chƣa đa dạng về hình thức chuyển tải. Một phần do đội ngũ nhân lực phụ trách còn mỏng đa số phóng viên đều kiêm nhiệm nên chƣa có đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng đề tài này.” (Trích PVS, phụ lục 2).
Thứ hai, trong quá trình tác nghiệp, nhiều phóng viên, nhà báo khó tiếp cận được nguồn tin từ các cơ quan chức năng, nhiều nơi không có người phát ngôn, không sẵn sàng hợp tác, cung cấp thông tin. Thiếu thông tin về lao động nhập cư là một khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về lao động nhập cư. Đồng ý với ý kiến này nhà báo Ngọc Tú công tác tại báo điện tử Lao động thủ đô cho biết: “Chủ sử dụng lao động thƣờng né tránh cung cấp thông tin về các vấn đề tranh chấp lao động, đình công, chế độ bảo hiểm...Khi có sai phạm thì tìm cách thoái thác không tiếp phóng viên thậm chí đuổi, hành hung phóng viên. Ngƣời lao động ngại cung cấp thông tin cũng là nguyên nhân quan trọng.”
(Trích PVS, phụ lục 2).
Thứ ba, thực trạng thông tin về người lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam hiện nay còn có nhiều hạn chế bởi nguyên nhân nội tại trong bản thân mỗi cơ quan báo điện tử được quy định bởi định hưởng hoạt động, tôn chỉ, mục
đích tuyên truyền của báo. Vấn đề kinh phí cũng tác động không nhỏ tới định hướng thông tin của tờ báo, khi các báo điện tử phải tự duy trì kinh phí để hoạt động thì họ phải đảm bảo cân đối chi tiêu, kinh doanh có lợi cho báo để duy trì sự hoạt động của tờ báo. Cho nên những tờ báo này sẽ quan tâm và tập trung đăng tải những nội dung thông tin nào mà nhóm công chúng mục tiêu của họ quan tâm nhất.
Mặt khác khi tự chủ về kinh tế thì họ cũng không chịu sự chỉ đạo trực tiếp nào từ các cơ quan chức năng phải bắt buộc thông tin về vấn đề người lao động nhập cư trên báo của mình. Chính vì vậy đa số các tờ báo điện tử tại Việt Nam hiện nay đều chưa xác định tuyên truyền về lao động nhập cư là nhiệm vụ trọng tâm và phải có kế hoạch nghiêm túc, bài bản khi tuyên truyền. Hay nói cách khác, nguyên nhân chính là các tòa soạn báo điện tử chưa có định hướng cần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về lao động nhập cư.
Thứ tƣ, xuất phát từ việc chưa có định hướng nên không có việc các báo khảo sát, nghiên cứu công chúng, xem họ quan tâm đến vấn đề lao động nhập cư đến mức độ nào, nhóm công chúng mục tiêu trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư gồm những ai, đặc điểm tâm lý tiếp cận cũng như trình độ của họ như thế nào? Họ thích đọc những thông tin gì về lao động nhập cư…Do vậy, dẫn đến không nắm bắt được thị hiếu của độc giả, không có cách tiếp cận với công chúng để đề xuất lôi kéo họ đọc thông tin về lao động nhập cư trên báo của mình cho nên hiệu quả thông tin không đáp ứng được yêu cầu của độc giả.
Nguyên nhân thứ năm, do công nghệ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các phương tiện truyền thông, nên đội ngũ phóng viên, nhà báo chưa thể bắt kịp (kỹ năng xử lý tin video, audio, biểu đồ, đồ họa) để tận dụng tối đa thế mạnh của loại hình báo điện tử. Yêu cầu nâng cao khả năng nghiệp vụ, khả năng sử dụng thành thạo các loại phương tiện kỹ thuật chuyên dụng khi tác nghiệp luôn là những thách thức lớn với đội ngũ những người làm báo.