Thông tin về vấn đề việc làm và tiền lƣơng của ngƣời lao động nhập cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 59 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Ngƣờ

2.2.2.1. Thông tin về vấn đề việc làm và tiền lƣơng của ngƣời lao động nhập cƣ

Trong việc thông tin về người lao động nói chung và người lao động nhập cư nói riêng thì tình hình việc làm và các vấn đề về thu nhập tiền lương của người lao động nhập cư luôn là những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm chú ý của đội ngũ phóng viên, nhà báo. Trong thời gian khảo sát 2 năm từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 các báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người

Có thể kể đến một số bài viết nổi bật, có nội dung liên quan đến vấn đề việc làm, thu nhập và tiền lương của người lao động nhập cư như sau: Bấp bênh lao động nhập cƣ (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 28/06/2015); Giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu việc?(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 17/11/2016); Tăng lƣơng - thực chất và những kỳ vọng (báo điện tử Lao động, ngày 05/01/2015); Chỉ tăng lƣơng thôi chƣa đủ (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 05/08/2016); Hãy đặt mình vào vị trí ngƣời lao động! (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 02/09/2015); Công nhân nơm nớp chờ…tăng lƣơng (báo điện tử Lao động, ngày 04/01/2015); Lƣơng: Nợ rồi “xù” luôn (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 04/08/2015); Tăng lƣơng để giữ chân ngƣời lao động (báo điện tử Lao động, ngày 02/01/2015); Nỗi lo (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 10/11/2016); Mất việc khi Tết cận kề (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 24/01/2016); "Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?" (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 31/08/2015); Cần tăng lƣơng tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 02/08/2016); Sống dƣới mức tối thiểu: Khổ nhƣ công nhân! (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 31/08/2015); Tăng lƣơng để ngƣời lao động đủ sống (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 10/10/2015); Vì sao có nhiều ngƣời “chán việc”?(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 07/07/2016);....

Trong bài “Bấp bênh lao động nhập cƣ”đăng trên báo điện tử Người lao động, ngày 28/06/2015 tác giả Thanh Nga - Nguyễn Luân đề cập tới vấn đề thu nhập thấp, điều kiện sống không bảo đảm... là những khó khăn mà lao động nhập cư đang vấp phải thông qua triển lãm ảnh “Lao động xa nhà: Cuộc sống của tôi - Câu chuyện của tôi” do Trung tâm Phát triển cùng hội nhập (CDI) và Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội và Phát triển cộng đồng tổ chức trong 2 ngày 27 và 28-6 đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc. Trong bài này tác giả đã ghi lại những câu chuyện gần gũi, chân thật mà người lao động nhập cư xa xứ chia sẻ tại tọa đàm “Chuyện ngƣời lao động di cƣ” trong khuôn khổ cuộc triển lãm khiến nhiều đại biểu trăn trở.

Bài viết “Bấp bênh lao động nhập cƣ”đăng trên báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 28/06/2015 tác giả Thanh Nga - Nguyễn Luân

Quy định về mức lương tối thiểu (LTT) hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập. Cụ thể như ở khu vực 1, mức LTT hiện là 3,1 triệu đồng/tháng nhưng doanh nghiệp chỉ trả lương cơ bản cho người lao động (NLĐ) ở mức từ 3,2-3,3 triệu đồng/tháng. Dù tổng phụ cấp hằng tháng từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng nhưng chỉ cần CN nghỉ 1 ngày thì bị trừ tiền không thương tiếc. So với lao động là dân địa phương thì lao động nhập cư bị thiệt thòi hơn. Chẳng hạn như giá điện, nước. CN và NLĐ nhập cư ở nhiều khu nhà trọ vẫn phải chịu giá điện, giá nước cao gấp đôi, gấp ba so với quy định.

Cũng xuất phát từ vấn đề thu nhập, trên báo Người lao động ngày 31/08/2015 đăng tải bài viết rất xúc động về cuộc sống thường ngày của những người lao động nhập cư "Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?" của tác giả Nguyễn Luân.

Bài viết "Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?" đăng trên báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 31/08/2015 tác giả Nguyễn Luân

Trong bài này tác giả đã miêu tả những khó khăn trong cuộc sống đời thường của những người công nhân nhập cư, mọi điều kiện sống tưởng như rất bình thường với chúng ta thì đối với họ lại là sự thèm khát.

Tác giả cho biết tại khu nhà trọ ở xã Trung An, huyện Củ Chi, TP HCM, nhiều công nhân (CN) thuê với mức giá từ 400.000 đồng – 600.000 đồng. Mỗi phòng trọ chỉ vỏn vẹn vài mét m2, nóng bức vào mùa nắng, lạnh lẽo vào mùa mưa nhưng đa số CN phải cắn răng chấp nhận. Chị Neang Sane (dân tộc Khmer), CN Công ty Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc; huyện Củ Chi, TP HCM) vào làm ở công ty hơn 2 năm với mức lương là 3,6 triệu đồng cộng với tiền lương CN của chồng chưa được 7 triệu đồng nên đời sống gia đình hết sức chật vật. Do cuộc sống khó khăn nên vợ chồng chị buộc phải gửi 2 đứa con cho ông bà ngoại ở An Giang.

Đến thăm gia đình chị Nguyễn Ngọc Giao, CN Công ty TNHH Triple Việt Nam (100% vốn Đài Loan; huyện Củ Chi, TP HCM) cũng không khá hơn. Với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng (đã tính tiền tăng ca), chồng chị làm bốc vác nên cuộc sống gia đình rất bấp bênh. Chúng tôi đến thăm khi gia đình chị đang ăn cơm

chiều. Bữa ăn rất đơn giản, chỉ có 2 quả trứng luộc, 1 đĩa đậu hũ chiên. Nghe cháu Duyên- con gái chị mới 5 tuổi hồn nhiên hỏi: “Hôm nay ăn đậu hũ nữa hả mẹ? Sao cơm nhà mình không có thịt cá gì hết vậy mẹ?” chúng tôi không khỏi xúc động. “Mỗi tháng chi phí gửi 2 đứa nhỏ đã hết 2,5 triệu đồng nên tôi chọn cách tiết kiệm chi tiêu ăn uống, mỗi bữa chỉ dám xài từ 10.000 đồng – 15.000 đồng. Vợ chồng tôi ăn sao cũng đƣợc chỉ tội 2 đứa nhỏ, ăn uống kham khổ quá nên cứ bệnh hoài”- chị Giao nghẹn lời.

Có thể thấy bài viết này là một bức tranh sinh động, đời thường nhất về cuộc sống nghèo khó của những CN nhập cư, với đồng lương ít ỏi họ phải sống trong điều kiện hết sức tồi tàn, không đủ những nhu cầu cở bản nhất của con người. Ăn uống thiếu chất, sinh hoạt trong những khu nhà ổ chuột... tất cả đến từ nguồn thu nhập mà người lao động nhận được quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Đây là một bài viết rất xúc động của tác giả Nguyễn Luân. Qua đó thể hiện tác giả đã đi sâu, đi sát đến cuộc sống đời thường nhất của những người lao động nhập cư nghèo. Tạo cho độc giả những cảm xúc, sẻ chia về cuộc sống khốn khó của những người lao động nhập cư phải xa quê lên thành phố sinh sống.

Trong bài viết“Cần tăng lƣơng tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu”

đăng trên báo Lao động thủ đô số ra ngày 02/08/2016 tác giả Ngọc Lan đã đưa ra những con số thống kê về so sánh thu nhập với chi tiêu của gia đình người lao động (NLĐ) qua cuộc khảo sát mới nhất về tiền lương, thu nhập đời sống của người LĐ trong năm 2016 do Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Ban Quan hệ LĐ (Tổng LĐLĐVN) thực hiện. Theo đó thì 14,2% số NLĐ cho biết “không đủ sống”; 37,8% phải chi tiêu “tằn tiện và kham khổ”; 33,8% “vừa đủ” trang trải và chỉ có 14,2% “có dư dật và tích luỹ”.

Bài viết “Cần tăng lƣơng tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu” đăng trên báo Lao động thủ đô, ngày 02/08/2016 tác giả Ngọc Lan

Qua lấy ý kiến từ người LĐ, có 61,7% ý kiến đánh giá mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là phù hợp; 32,6% ý kiến đánh giá mức tăng còn thấp so với nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và thực tế sản xuất kinh doanh của DN. Qua khảo sát ý kiến của DN, hầu hết DN đều cho rằng việc tăng mức tiền lương tối thiểu năm 2016 không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh và sẽ chấp hành tốt khi Nhà nước công bố mức lương tối thiểu năm 2017. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số DN thực hiện không đúng quy định, chưa điều chỉnh kịp thời và không công khai, minh bạch, giảm chi phí thưởng, phụ cấp...

Kết quả khảo sát, có 5% số NLĐ cho biết họ bị cắt giảm một số trợ cấp khi DN điều chỉnh lương tối thiểu. Trong số 133 cuộc đình công, ngừng việc tập thể 5 tháng đầu năm 2016, tại các DN FDI chiếm 73,6% và khoảng 80% số cuộc đình công có nguyên nhân liên quan đến tiền lương và lương tối thiểu.

Vì vậy, cơ quan Nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thang bảng lương trong các loại hình DN; chú trọng kiểm soát điều chỉnh lương tối thiểu ở tất cả các đối tượng, nhất là

khu vực tư nhân, hợp tác xã; đồng thời, cần xem xét đến khu vực DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và cân nhắc tỷ lệ bù đắp thiếu hụt mức lương tối thiểu so với nhu cầu sống tối thiểu của người LĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)