6. Cấu trúc luận văn
1.1. Thời kỳ trước Minh Trị Duy tân
1.1.2 .Quá trình xâm nhập của Kitô giáo
Thế lực phương Tây đầu tiên và cũng hăng hái nhất đặt chân đến Nhật Bản là người Bồ Đào Nha, được coi là những “chiến sĩ tiên phong” trong việc truyền bá tôn giáo, phát triển thương mại với vùng đất xa xôi này. Nhờ có tàu biển lớn, những tri thức và dụng cụ đi biển hiện đại mà Bồ Đào Nha đã sớm khẳng định được ưu thế trên các đại dương và họ đã sử dụng hiệu quả sức mạnh của mình để trực tiếp thâm nhập vào các nước châu Á. Do giành được thế độc quyền trong việc vơ vét hương liệu và làm trung gian buôn bán giữa thị trường châu Á với mạng lưới thương mại quốc tế mà các thương nhân Bồ Đào Nha đã thu được những TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
26
khoản lợi nhuận lớn. Nguồn của cải giành được ở châu Á đã kích thích khát vọng tích lũy vàng bạc của giới quý tộc phong kiến, tư sản phương Tây và đồng thời cũng là chỗ dựa tài chính cho những hoạt động của nhà thờ Kitô giáo.
Trong khu vực châu Á, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã sớm thu hút được sự chú ý của nhiều cường quốc phương Tây vì đây là hai thị trường buôn bán lớn, đem lại số lợi nhuận khổng lồ trong thế kỷ XVI – XVII. Tiếp bước sau Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan cũng lần lượt thâm nhập và đặt quan hệ ngoại thương với Nhật Bản.
Vào thời gian đó, các quốc gia phương Tây này chưa thể và chưa có đủ lực lượng cần thiết để can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề nội bộ của Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản vẫn có thể chủ động điều tiết chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với các thế lực phương Tây mạnh mẽ với các loại vũ khí tiên tiến hơn, Nhật Bản cũng giống như hầu hết các quốc gia khác ở khu vực châu Á, đều có một thái độ ứng xử dè dặt và thiêu nhất quán trong chính sách đối ngoại. Một mặt, chính quyền Nhật Bản muốn mở cửa quan hệ với phương Tây để mua bán, trao đổi hàng hóa, vũ khí, học tập kỹ thuật tiên tiến nhưng mặt khác, trong khi duy trì các mối quan hệ đó, họ vẫn phải lường tính đến vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia, vẫn lo ngại về địa vị, đặc quyền của mình với tư cách giai cấp thống trị. Hệ quả là, cùng với quá trình xâm nhập sâu rộng của người phương Tây, thái độ kỳ thị của người dân Nhật Bản đã tăng lên đáng kể.
Khi mới đặt chân tới Nhật Bản, các giáo sĩ đã chú ý ngay tới những lớp người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, họ đã sớm hiểu ra rằng trong xã hội có trật tự, kỷ cương với cơ chế đẳng cấp khắt khe như xã hội Nhật Bản thì muốn công cuộc truyền giáo thu được kết quả thì phải thiết lập bằng được quan hệ mật thiết với những người thuộc đẳng cấp thống trị, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ công việc truyền giáo với nền văn minh vật chất phương Tây. Chính vì vậy, các nhà truyền giáo đã luôn tỏ ra tích cực trong việc hỗ trợ, môi giới cho những hoạt động thương mại và thu hút thiện cảm của các lãnh chúa, giới quý
27
tộc triều đình bằng các cống phẩm lạ, hấp dẫn. Nhiều lãnh chúa vùng Kyushu bị tác động mạnh bởi những mối lợi trong quan hệ thương mại với người phương Tây nên đã mau chóng tiếp nhận tôn giáo mới. Thậm chí, nhiều lãnh chúa còn cực đoan ra lệnh phá bỏ đền thờ Shinto giáo, chùa chiền Phật giáo và ép buộc cư dân trong vùng họ cai quản cải đạo.
Ảnh hưởng của đạo Kitô ngày càng mạnh mẽ ở Nhật Bản, đặc biệt là ở khu vực phía Tây Nam, thậm chí đã phần nào tìm được chỗ đứng trong đời sống tâm linh của một bộ phận dân cư kinh đô Kyoto, nơi Phật giáo vẫn đang có ảnh hưởng sâu đậm. Nỗ lực của Gaspar Villela được đền đáp khi năm 1572, lãnh chúa Oda Nobunaga ủng hộ và cho phép các giáo đoàn xây dựng nhà thờ và tiến hành nghi lễ rửa tội cho người Nhật.
Trong những mưu tính chính trị, Oda Nobunaga cũng muốn dựa vào lực lượng giáo đoàn và thương nhân ngoại quốc để tiêu diệt những đối thủ mạnh vốn vẫn dựa vào thế lực Phật giáo. Đây là những cơ sở tôn giáo có quân đội riêng, sở hữu những vùng đất đai rộng lớn và nhất là đã có mối liên hệ lâu bền với dân chúng. Trong cuộc chiến giành quyền lực tối thượng ở Nhật Bản, trong khoảng 10 năm từ 1571-1581, Oda Nobunaga đã cho tấn công vào nhiều trung tâm Phật giáo vốn được coi là những vùng thánh địa bất khả xâm phạm mà mọi thế lực chính trị trước đó đều e ngại. Trong số đó, có cuộc tấn công và triệt hạ phái Tendai ở vùng núi Hiezan được coi là tàn bạo nhất. Nobunaga đã cho lính bao vây và đốt trụi 3000 nhà cửa, tàn sát hầu hết tăng lữ, tín đồ Phật giáo trong vùng và tịch thu toàn bộ đất đai của giáo phái. Và ông còn cho xây một dinh thự dưới chân núi nhằm đặt sự kiểm soát, ngăn không cho cơ sở tôn giáo này phục hồi.
Trong bối cảnh chính trị đó, Kitô giáo gặp được những điều kiện phát triển rất thuận lợi nhất là trong khoảng thời gian lãnh chúa Oda Nobunaga năm quyền tại Nhật Bản. Các giáo đoàn liên tục mở trường học, đẩy mạnh giáo dục, biên soạn giáo lý, đồng thời họ còn tổ chức cứu bần, trị bệnh miễn phí, lập cô nhi viện, dưỡng lão viện, cải thiện chế độ lao tù, đặt lệ ân xá, khuyến khích chế độ gia đình TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
28
một vợ một chồng, thu nhận và nuôi dưỡng trẻ vô gia cư, con ngoài giá thú bị bỏ rơi, thúc đẩy việc bãi bỏ tục mua bán nô lệ. Những hành động và luồng tư tưởng này quả thực là luồng gió mới đối với xã hội Nhật Bản thời bấy giờ.
Trong suốt những năm 70 của thế kỷ XVI, nhờ có sự ủng hộ của lãnh chúa lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ Oda Nobunaga và nhiều lãnh chúa lớn khác mà hoạt động của các giáo đoàn được đẩy mạnh, số lượng tín đồ tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1571, tức là 22 năm sau khi F. Xavier đến Nhật Bản, số lượng tín đồ mới chỉ dừng lại ở con số khoảng 3000 người thì tới năm 1579 và 1582 số lượng tín đồ lần lượt là 130.000 và 150.000, 75 giáo sĩ và 200 nhà thờ được xây dựng. Sau khi Oda Nobunaga qua đời, Kitô giáo luôn gặp phải những thách thức chính trị bất thường, nhưng số lượng tín đồ vẫn không ngừng tăng lên, tới hơn 300.000 người dưới thời của Hideyoshi, người kế tục của Oda Nobunaga.
Từ cuối thế kỷ XVI, trong nhận thức của nhiều người Nhật, văn minh phương Tây được đánh đồng với văn minh Kitô giáo. Họ ngưỡng mộ và cố gắng học theo cách ứng xử, hành vi, lối sống của người phương Tây đặc biệt là các giáo sĩ. Tuy nhiên, thời kỳ phát triển tự do, đầy lạc quan của Kitô giáo tại Nhật Bản kéo dài không lâu. Sự băn khoăn trong tư tưởng đã khiến quan điểm của các nhà cầm quyền Nhật Bản đối với vấn đề Kitô giáo từng bước thay đổi. Cuối thế kỷ XVI, nhu cầu thống nhất đất nước Nhật Bản và phát triển ổn định trở nên vô cùng bức thiết. Thái độ thân thiện cũng như những điều kiện thuận lợi của những nhà cầm quyền và cả những lãnh chúa dành cho hoạt động truyền giáo không còn nữa. Các giáo sĩ ngày càng gặp nhiều trở ngại trong việc truyền giáo và trong cuộc sống thường nhật. Đối với Hideyoshi thì hành động đốt phá đền chùa, tàn sát người tu hành có sự tham gia của giáo sĩ, giáo dân quá khích sẽ làm tổn hại đến tôn giáo truyền thống Nhật Bản. Sự suy yếu của Phật giáo, Shinto giáo chính là điều kiện để Kitô giáo phát triển nhanh chóng, vượt ra khỏi tầm kiểm soát và nhất là có thể làm đảo lộn thể chế, quan hệ, tập tục cố hữu của người Nhật. Hideyoshi cũng muốn tách vấn đề Kitô giáo ra khỏi quan hệ thương mại nhưng điều kiện chính trị của Nhật Bản lúc đó không cho phép ông thực hiện ý tưởng đó.
29
Đứng trước nghi ngờ về một mối liên kết giữa Kitô giáo và các thế lực xâm lược ngoại bang và sự phẫn nộ trước những hành động ngày càng bạo ngược của nhiều giáo sĩ, Hideyoshi cho rằng Kitô giáo là một tôn giáo cuồng tín và trên thực tế chỉ là một tà giáo. Ngày 25-7-1587, Hideyoshi lấy quyền quan Nhiếp chính ra lệnh cấm các giáo đoàn hoạt động, cấm tuyên truyền Kitô giáo và yêu cầu các giáo đoàn phải rời khỏi Nhật Bản. Nhưng mệnh lệnh trên không được thực hiện triệt để bởi ông còn phải dành tâm trí để giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc nội chiến và mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản sang các nước láng giềng. Vì vậy, Kitô giáo vẫn tiếp tục gây được ảnh hưởng trong dân chúng. Tuy nhiên, tháng 9-1591, Hideyoshi lại ra chỉ thị thứ hai về việc cấm Kitô giáo. Bản chỉ thị lần này ghi rõ rằng chính Kitô giáo đã làm đảo lộn trật tự truyền thống và nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn thì sự thống nhất dân tộc sẽ bị đe dọa và ông không cho phép điều đó xảy ra nên chủ trương bài trừ Kitô giáo ngày càng quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, bất chấp những chỉ thị cấm đạo đã được ban hành của chính quyền Nhật Bản, các giáo sĩ Tây Ban Nha thuộc nhiều tổ chức khác nhau vẫn tiếp tục đến truyền giáo ở một số khu vực thuộc Tây - Nam Nhật Bản. Sự hiện diện của các tổ chức này càng khiến cho sinh hoạt tôn giáo ở Nhật Bản trở nên phức tạp. Năm 1596, thương thuyền San Felipe của Tây Ban Nha bị mắc cạn ngoài khơi Urato (thuộc phiên Tosa) và toàn bộ số hàng hóa trên tàu bị lãnh chúa địa phương thu giữ. Để giành lại số hàng hóa nói trên, viên hoa tiêu dùng những lời lẽ trịch thượng đầy vẻ đe dọa để nói về uy quyền của vua Tây Ban Nha và chỉ rõ mục đích của Tây Ban Nha là dùng tôn giáo đi trước mở đường cho quá trình làm chủ đại dương và xâm lược lãnh thổ. Thông tin trên càng khiến Hideyoshi tin rằng Kitô giáo có sự liên hệ chặt chẽ với các thế lực quân sự ngoại bang và sẽ dọn đường cho phương Tây xâm lược Nhật Bản. Ngay lập tức, ông đã có những phản ứng mạnh mẽ chống dị giáo này bằng việc hành quyết 26 người, bao gồm cả những người đứng đầu giáo đoàn và cả tín đồ Kitô giáo là người Nhật.
30
Để chấm dứt hoạt động Kitô giáo ở Nagasaki, Hideyoshi đã ra lệnh tịch thu tài sản của các giáo đoàn, toàn bộ vũ khí và phạt dân địa phương 5000 thỏi bạc. Tất cả nhà thờ, thánh giá trong thành phố bị phá hủy, đồng thời Nagasaki được đặt dưới sự cai trị trực tiếp của chính quyền do ông đứng đầu.
Kể từ sau các sự kiện trên, hoạt động truyền giáo bước vào thời kỳ khó khăn. Tình hình càng trở nên hỗn loạn vì luôn xảy ra mâu thuẫn và tranh giành ảnh hưởng giữa các đoàn truyền giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tính phức tạp còn tăng thêm bởi các cuộc cạnh tranh không khoan nhượng về quyền lợi trong quan hệ thương mại. Với sự hiện diện của các thương nhân Hà Lan, Anh, mâu thuẫn ngấm ngầm giữa các tập đoàn tôn giáo, thương nhân đã nhanh chóng bị đẩy lên thành những cuộc xung đột quyền lực gay gắt. Thực trạng đó buộc các nhà lãnh đạo Nhật Bản phải tiến hành những bước đi thận trọng trong quan hệ đối ngoại và ngày càng đưa ra những biện pháp ứng phó kiên quyết và triệt để hơn.
Dưới thời Tokugawa, sau khi tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ, chính quyền Edo mới chuyển sang giải quyết những vấn đề đối ngoại. Tháng 5- 1613, chính quyền Edo ban hành chỉ thị mới khẳng định người theo Kitô giáo không thể tồn tại ở Nhật Bản, đồng thời ban hành Luật Teranke Seido quy định tất cả người Nhật trưởng thành, hằng năm đều phải đến đăng ký ở một ngôi chùa tại địa phương. Và những trụ trì các chùa đó phải có trách nhiệm theo dõi, lưu giữ cẩn trọng, đầy đủ danh sách các tín đồ đã đăng ký. Ngày 27-1-1614, Tokugawa Ieyasu đã ban bố chỉ dụ mới vạch rõ mối nguy Kitô giáo với văn hóa và tôn giáo truyền thống.
Sau khi Tokugawa Ieyasu qua đời, những người kế nhiệm ông đã tăng cường thêm các chính sách cấm đạo gắt gao. Năm 1622, nhận được thông tin cho thấy khả năng sẽ có một kế hoạch xâm lược Nhật Bản, chính quyền Shogun lập tức ra lệnh trục xuất tất cả những người Bồ Đào Nha đang sinh sống tại Nhật Bản. Những giáo sĩ còn lại trên đất Nhật đều bị theo dõi và quản lý chặt chẽ. Tháng 3-
31
1633, shogun thứ ba của triều đại Tokugawa là Tokugwa Iemitsu (1603-1651) đã quyết định loại bỏ Kitô giáo ra khỏi đời sống xã hội Nhật Bản bằng chỉ dụ 17 điều. Chỉ dụ tuyên bố trừng phạt nặng những giáo đoàn Kitô, cấm buôn bán vũ khí, cấm buôn lậu, mọi hoạt động buôn bá phải được phép của chính quyền Mạc phủ, cấm người Nhật đi ra nước ngoài trừ những tàu buôn được phép. Những người Nhật đã ra nước ngoài trên 5 năm thì không được về nước nếu không sẽ bị tử hình. Cũng trong năm đó, Iemitsu đã cho dán yết thị ở khắp nơi hứa sẽ thưởng tiền cho những ai cung cấp thông tin về hoạt động bí mật của Kitô giáo [27].
Sự kiện thảm khốc diễn ra ở Shimabara từ năm 1637-1638 đã đẩy chính sách bài trừ đạo Kitô lên đến cực điểm. Hơn 30.000 nông dân Nhật Bản mà phần lớn là những tín đồ Kitô sống trong vùng và những vùng lân cận, được sự ủng hộ của các võ sĩ vô chủ và những phần tử bất mãn đã nổi dậy chống lại chính quyền. Mặc dù nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc nổi dậy này là do tình trạng suy kiệt về kinh tế và chính sách bóc lột hà khắc của lãnh chúa Terazawa Katataka nhưng do hầu hết những người tham gia đều là tín đồ Kitô, hơn nữa lại được các giáo sĩ, thương nhân Bồ Đào Nha ủng hộ nên cuộc nổi dậy mang đậm tính chất chính trị - tôn giáo. Mạc phủ Tokugawa đã cử đạo quân hơn 100.000 người thẳng tay đàn áp cuộc nổi dậy. Do lực lượng quá chênh lệch, những người nổi dậy buộc phải rút về cố thủ trong lâu đài Hara. Sau nhiều lần tấn công nhưng không hạ được thành, Mạc phủ đã phải yêu cầu phía Hà Lan giúp đỡ. Từ ngày 24-2 đến 12-3-1638, các tàu chiến Hà Lan đã nã 426 loạt đại bác vào Hara, tạo điều kiện cho quân đội Mạc phủ mở cuộc tổng công kích tràn vào thành. Toàn bộ quân khởi nghĩa và thường dân sống trong thành khoảng 37.000 người bị tàn sát hết sức thảm khốc.
Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Shimabara kết thúc, chính quyền Nhật Bản đã chấm dứt mọi quan hệ với Bồ Đào Nha. Tất cả những người Bồ Đào Nha đều bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Bất kỳ tàu Bồ Đào Nha nào tự ý xâm phạm vùng biển Nhật Bản sẽ lập tức bị đốt cùng với hàng hóa và tất cả người đi trên tàu đều sẽ bị hành hình. Năm 1639, sau hàng loạt các chính sách bài trừ đạo Kitô được ban hành TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
32
vào các năm 1633, 1635 và 1636, chính sách tỏa quốc cuối cùng đã được Mạc phủ Tokugawa Iemitsu thực hiện. Tháng 7-1640, toàn quyền Bồ Đào Nha ở Macao đã cử phái bộ gồm hơn 60 người trở lại Nhật Bản. Nhưng Mạc phủ đã ra lệnh tịch thu