Biển trong lịch sử Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 55 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Biển trong lịch sử Nhật Bản

Từ quan điểm xã hội và chính trị, biển cả là một con đường lớn, hay nói đúng hơn, là một đồng bằng cực kỳ rộng lớn và có thể đi theo mọi hướng. Nhưng vì nhiều lý do, người ta chỉ chọn một số tuyến đường được gọi là những tuyến đường giao thương. Và dù biển cả tiềm ẩn đầy hiểm nguy, do thiên nhiên hoặc con người, nhưng vận tải bằng đường thủy bao giờ cũng dễ dàng và rẻ hơn so với vận tải đường bộ. Chính vì vậy, đây chính là con đường tối ưu nhất để đưa những hàng hóa mà đất nước khai thác hay sản xuất được ra nước ngoài và mang những mặt hàng thiết yếu trở về. Ngoài ra, biển cả mênh mông còn mang lại những nguồn hải sản vô cùng phong phú, nguồn nhiên liệu với trữ lượng lớn, phục vụ thiết thực cho đời sống con người. Tổng sản lượng khai thác hàng năm trên toàn thế giới lên tới hàng chục triệu tấn, đáp ứng một phần nhu cầu lương thực của xã hội loài người. Bên cạnh đó, do dễ dàng đi lại nên biển đóng vai trò như cửa ngõ đối với những quốc gia ven biển. Chính vì vậy, vấn đề an ninh biển trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia ven biển trong việc đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ.

Người Nhật Bản đã biết sử dụng con đường đại dương từ rất sớm. Một di chỉ khảo cổ học mới được khai quật gần đây tại tỉnh Aomori ở đông bắc Nhật Bản, được gọi là di chỉ Sannai Maruyama đã chứng minh điều này. Di chỉ này có niên đại từ giữa thời Jomon, cách đây khoảng 4500 năm. Di chỉ Sannai Maruyama không có bất kỳ vết tích nào của tàu bè. Tuy nhiên, dựa trên số lượng các mảnh ngọc bích phát hiện được, hầu như chắc chắn rằng người dân ở đây từng nắm được một số kỹ thuật hàng hải. Nguồn ngọc bích duy nhất ở Nhật Bản là tỉnh Niigata, dọc theo nhánh Hime của sông Itoi. Bằng cách nào đó ngọc bích từ sông Hime đã được mang đến Sannai Maruyama. Chúng ta không thể nói rằng việc vận chuyển TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

51

đó được thực hiện qua những chuyến đi ngắn hay dài ngày, nhưng cũng là hợp lý khi giả thiết rằng thời kỳ đó đã xuất hiện những kiến thức về hàng hải. Cũng tương tự, quặng kim loại vốn chỉ có ở các hòn đảo lớn của Nhật Bản đã được phát hiện tại hòn đảo xa xôi hẻo lánh Hachijojima. Điều này cho thấy rằng người Jomon đã có thể di chuyển qua một quãng đường khá xa bằng tàu bè. Cũng còn nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên hệ với Hokkaido. Rõ ràng đại dương có vai trò kết nối con người với nhau nhiều hơn là chia rẽ họ. Sự kết nối qua biển cả cho phép các vật thể được phổ biến rộng khắp.

Nói đến các cường quốc đại dương là nói tới những quốc gia có sức mạnh hải quân có thể kiểm soát chặt chẽ mặt biển và các tuyến giao thông trên biển. Cụ thể, trong thế kỷ XIX là các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan... nhờ có những tàu chiến chạy bằng hơi nước tiên tiến được trang bị các phương tiện và vũ khí hiện đại. Người ta từ lâu đã nhận thức được rằng, những tuyến đường giao thương trên biển có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự thịnh vượng và sức mạnh của các quốc gia. Muốn dân tộc mình chiếm được phần lớn hơn trong những lợi ích mà biển cả mang lại, người ta đã làm tất cả, bao gồm cả những biện pháp pháp lý ôn hòa, nhằm giữ độc quyền hoặc cấm đoán. Nhưng khi các biện pháp ôn hòa thất bại, họ sẽ dùng vũ lực nhằm đẩy các dân tộc khác ra xa với mục đích tối thượng là giành cho được phần lớn hơn, nếu không muốn nói là tất cả. Đích đến cuối cùng của các dân tộc này là kiểm soát mặt biển bằng sức mạnh hải quân nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các tham vọng thương mại.

Đối với nhiều cường quốc phương Tây thì khu vực Thái Bình Dương, bao gồm vùng Đông Bắc Á, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đây không chỉ là vùng lãnh thổ giàu tiềm năng về kinh tế mà còn giữ vị trí cầu nối trong hệ thống giao thương giữa phương Đông và phương Tây, đồng thời là cửa ngõ trọng yếu để từ đó có thể thâm nhập vào các quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương. Đối với các nước đến từ “Vùng Biển Nam”, thì thị trường Đông Bắc Á TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

52

cũng là một mục tiêu trọng yếu mà các đoàn thương thuyền và chiến thuyền hướng tới. Còn Nhật Bản, với vị trí địa lý trải dài theo một vòng cung hẹp từ Bắc xuống Nam trên 3.800km, chiếm lĩnh một dải từ 20025’ đến 45033’ vĩ độ Bắc, nơi có nhiều hải cảng tốt, thực sự được coi là một huyết mạch giao thông trên con đường tiến vào xã hội phương Đông.

Đầu thế kỷ VIII đã diễn ra một sự kiện nổi bật trong quan hệ giữa Nhật Bản với Tungus⑤. Năm 727, vương quốc Bột Hải nằm phía đông Mãn Châu Lý, hậu duệ của vương quốc Koguryo (Cao Ly), đã phái một sứ bộ sang Nhật Bản. Không thể nhầm lẫn được rằng cư dân Bột Hải chính là người Mãn Châu, hay còn gọi là người Tungus.

Khi các thành viên sứ bộ Bột Hải trên đường vượt qua biển Nhật Bản, họ bị hải lưu Tsushima (Đối Mã) cuốn trôi giạt tới bờ biển tỉnh Dewa ở xa về phía bắc Nhật Bản. Ở đó họ đã bị thổ dân Emishi, hay thường gọi là người Ainu, tấn công và 16 trong số 24 phái viên đã bị giết. Những người sống sót sau bao gian nan đã tới cố đô Heijokyo (Bình Thành Cung) bốn tháng sau đó. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và vương quốc Bột Hải. Từ thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ X, tức từ đầu thời Nara (710-794) tới nửa đầu thời Heian (794- 1185), khoảng trên 30 phái bộ Bột Hải đã đến Nhật Bản. Đó là những sứ bộ uy nghi đến trình quốc thư và dâng lên nhiều quà tặng.

Duy trì quan hệ ngoại giao với Nhật Bản là một phần trong chiến lược đối ngoại của Bột Hải chống lại vương quốc Silla (Tần La) vốn đang kiểm soát vùng đông nam bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản và Silla là những kẻ thù truyền thống của nhau, cũng tương tự như giữa Bột Hải và Silla. Có thể Nhật Bản và Bột Hải lập nên một liên minh nhằm tấn công Silla từ cả hai phía bán đảo Triều Tiên. Do đó, một liên minh quân sự là yếu tố có ảnh hưởng lớn trong những năm đầu của mối quan hệ giữa người Tungus và người Nhật Bản.

Tungus là nhóm tộc người ở Đông Bắc Á sống chủ yếu ở vùng Mãn Châu.

53

Những năm sau đó, quan hệ giữa Bột Hải và Nhật Bản nhiều lần được đánh dấu bằng sự cho phép rất nhiều hoạt động thương mại. Người Bột Hải mang đến những bộ da lông chồn, thứ hàng được quan lại triều đình Nhật bản rất ưa chuộng, và mang từ Nhật Bản về hàng vải sợi và lụa tơ tằm. Ngoài trao đổi da lông thú và vải vóc, phái đoàn Bột Hải mang về đủ loại quà tặng.

Người Nhật Bản đi sang Trung Quốc cũng theo con đường tới Bột Hải qua biển Nhật Bản. Nhiều vị sư và học giả Nhật Bản đã dùng tuyến đường này đi tới kinh đô Trường An nhà Đường. Quan hệ giữa Nhật Bản và vương quốc Bột Hải duy trì đến khi vương quốc Bột Hải sụp đổ do sự tấn công của nhà nước lân bang ở phía tây – nhà nước Khiết Đan của người Mông Cổ - vào năm 926.

Những vùng biển nằm dọc bờ biển Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Vùng nước bao quanh bởi Kyushu, Okinawa, Trung Quốc và bờ biển phía tây Triều Tiên gồm hai biển: phần phía bắc là Hoàng Hải, còn phần phía nam là biển Hoa Đông. Đối với các nền văn minh cổ đại ở Viễn Đông, khu vực này có chức năng là một biển nội địa, thường xuyên có sự qua lại của các dân tộc sống xung quanh. Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên có trao đổi thông qua vùng này, thể hiện ở thành công của những đoàn Nhật Bản đi sứ sang triều đình nhà Tùy và Đường. Những sứ bộ đầu tiên đi theo tuyến đường phía bắc, xuất phát từ Naniwa, qua Kyushu và trực chỉ bán đảo Sơn Đông. Sau đó, tuyến đường phía tây từ Kyushu tới vùng Ninh Hạ thuộc hạ lưu sông Dương Tử trở nên thông dụng hơn. Biển Hoa Đông, rất giống với vai trò trung tâm nền văn minh cổ đại phương Tây của Địa Trung Hải, nằm ở vị trí trung tâm của nền văn minh Viễn Đông.

Một sự kiện lịch sử lớn diễn ra trên vùng biển này là cuộc xâm lược Nhật Bản của người Mông Cổ trong thời Kamakura (1185-1333), tương ứng với thời Nguyên ở Trung Quốc (1271-1368). Người Mông Cổ đã tiến hành hai cuộc chinh phục vào năm 1274 và 1281. Trong cả hai lần, bão tố đã phá hủy các chiến thuyền của người Mông cổ, buộc họ phải lui quân và làm tiêu tan mưu đồ chinh phục Nhật

54

Bản của nhà Nguyên. Người Nhật đóng một vai mới trên sân khấu biển cả vào cuối thế kỷ XVI, khi nhiều tàu buôn Nhật Bản bắt đầu dong buồm ra khơi. Nhật Bản, đương thời do các shogun cai trị, kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế đang trên đà phát triển nhanh chóng bằng việc cấp giấy phép cho những con thuyền ra khơi. Những giấy phép này được biết đến dưới tên gọi goshuin (châu ấn). Chỉ khi có giấy phép được đóng ấn này thì con tàu mới được phép ra khơi. Loại giấy phép này thường được cấp cho từng chuyến đi hơn là được cấp thường xuyên cho từng con tàu. Chỉ những tàu buôn được phép mới có thể giương buồm ra những vùng biển quốc tế sau khi chất lương thực thực phẩm dự và hàng hóa ở Sakai hay các bến cảng khác. Số hàng đó hầu hết là của những nhà buôn lớn ở Kyoto.

Những thương thuyền xuất phát từ các bến cảng Nhật Bản, hướng về phía nam tới Luzon, phía bắc tới Quảng Châu và phía tây nam qua đảo Hải Nam tới Việt Nam và bán đảo Đông Dương. Trên bờ biển Đông Dương có thành phố Đà Nẵng, trước đây gọi là Tourane. Bến cảng của thành phố này bây giờ tên là Hội An, nhưng trong suốt thời của thuyền buôn Nhật Bản nó được gọi là Faifo. Đi theo đường bờ biển Việt Nam về phía nam, những con tàu Nhật cập bờ Cămpuchia. Và tiếp tục đi về phía tây, nơi cư trú chủ yếu tiếp theo của người Nhật Bản là Ayuthia (nay là Ayutthaya) thuộc Thái Lan, hay vương quốc Xiêm. Cuối cùng, lịch sử có ghi nhận về sự kiện những thương gia Nhật Bản phục vụ cho nhà vua Arakan, một vương quốc độc lập ở tây Miến Điện. Những tài liệu cùng thời kể rằng các chiến binh Nhật Bản vô cùng dũng cảm và thành thạo võ nghệ nhưng lại rất ngạo mạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 55 - 59)