6. Cấu trúc luận văn
2.2. Sức mạnh phương Tây trong nhận thức của người Nhật Bản
2.2.2. Trên phương diện kinh tế
Bị buộc phải mở cửa đất nước cho phép phương Tây vào giao thương tự do, nên để tránh việc Nhật Bản phải chịu những thiệt thòi, Thiên hoàng Minh trị quyết định phải cải tổ đất nước, học hỏi các nước phương Tây. Dưới cải cách Minh Trị, chế độ nhà nước dân chủ đã ra đời thay cho chế độ phong kiến trước đây. Lần đầu tiên, người dân được phép chọn nơi họ muốn sinh sống, công việc trước nay đều “cha truyền con nối” thì nay đã thay đổi, chế độ Shogun cai trị Edo cũng biến mất. Năm 1869, 4 vị lãnh chúa quyền lực nhất đã tự nguyện trao tài sản của mình cho Thiên hoàng. Các lãnh chúa khác cũng học tập làm theo, đổi lại họ được chu cấp và cho nghỉ. Tầng lớp Samurai từ đó cũng biến mất, nhiều người có học vấn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với khả năng, rất nhiều doanh nhân được sinh ra, số còn lại tham gia vào chính trường. Vào thời điểm đó, quốc hội đã ban hành và kí kết nhiều hiệp định thương mại với phương Tây. Đây là thời kỳ của những thay đổi xã hội quan trọng và là thời kỳ công nghiệp bắt đầu manh nha phát triển ở Nhật Bản.
Để gạt bỏ những trở lực của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và nhằm gia tăng tài chính cho chính phủ trong điều kiện nền kinh tế công thương nghiệp hãy còn thấp, chính phủ ban bố các sắc lệnh cải cách ruộng đất. Năm 1872, chính phủ tuyên bố cho tự do mua bán ruộng đất, đo lại ruộng đất và cấp giấy sở hữu đất đai cho người có ruộng thực tế. Với sắc lệnh này, một tầng lớp nông dân tư hữu đã ra đời, trong đó có cả một bộ phận địa chủ làm ăn theo lối mới, đây là tiền thân của giai cấp tư sản nông thôn xuất hiện ngày càng đông đảo. Cải cách về ruộng đất dẫn đến việc cải cách về chế độ thuế. Năm 1873, pháp lệnh về thuế được ban hành, theo đó nhà nước đánh thuế ruộng đất bằng tiền thống nhất trong cả nước. Cải cách ruộng đất đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho quốc gia để giải quyết khó khăn về tài chính ban đầu. Chính sách cải cách ruộng đất là một trong những đòn bẩy tích lũy tư bản nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản.
63
Trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách “Thực sản hưng nghiệp” với quyết tâm xây dựng một nền đại công nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước bỏ tiền đầu tư những xí nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế. Trước hết nhà nước đầu tư vào những xí nghiệp lớn sử dụng thiết bị và kĩ thuật tiên tiến của phương Tây để làm mẫu hoặc sau đó sẽ chuyển nhượng cho tư nhân tiếp quản với mức giá rất rẻ. Nhà nước còn phát hành công trái hoặc lấy danh nghĩa nhà nước lập “Quỹ tài trợ công ty” để hỗ trợ vốn khuyến khích tư nhân kinh doanh. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn chú trọng nhập khẩu những thiết bị và kĩ thuật tiên tiến nhất của kĩ nghệ phương Tây đưa vào nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Nhật Bản. Tất nhiên, thiên hoàng Minh Trị cũng nhận thức được rằng không chỉ mua máy móc về mà còn phải biết sử dụng chúng. Do đó, một mặt Chính Phủ mời các chuyên gia kĩ thuật ngoại quốc với mức lương ưu đãi đến Nhật Bản làm việc, mặt khác tăng cường gởi học sinh đi du học ở nước ngoài để nhanh chóng tạo ra một nguồn lực chất xám tại chỗ đáp ứng yêu cầu của cuộc cải cách.
Trong Thương Nghiệp, trong hai năm 1868 và 1869, thiên hoàng Minh Trị đã ra lệnh xóa bỏ tất cả các trạm thuế ở biên giới do các phiên đặt ra trước đây, đồng thời tuyên bố tự do mậu dịch. Những chính sách này đã góp phần xóa bỏ những rào cản mở đường cho nền thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương, phát triển mạnh mẽ trong quỹ đạo kinh tế hàng hóa. Giao thương phát triển, thị trường hàng hóa Nhật phát triển mạnh mẽ.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo mới với óc thực tế, đã học hỏi từng phần về các tổ chức chính trị tây phương, cẩn thận thử áp dụng chúng vào xã hội Nhật Bản. Bộ Kinh tế trở thành nòng cốt của chính quyền do có quyền quyết định về cách sử dụng các ngân khoản. Hệ thống Ngân hàng được đặt ra, lúc đầu theo tiêu chuẩn phân quyền như tại Hoa Kỳ, nhưng sau lại theo cách tập quyền của nước Bỉ. Năm 1871, đồng Yên được ấn định là đơn vị tiền tệ thống nhất. Các hệ thống thuế vụ cũng được đặt ra vào năm 1873. Thông tin và Kỹ nghệ là hai ngành quan
64
trọng. Đường dây điện tín được kéo dài khắp nước và hệ thống Bưu điện được thiết lập vào năm 1871. Chỉ một năm sau đó, Nhật Bản đã có đường xe lửa nối thủ đô Tokyo với hải cảng Yokohama nằm cách đó 19 dặm. Chính quyền mới cũng cho xây dựng các kỹ nghệ “kiểu mẫu” tại nhiều nơi, khai thác hầm mỏ, lập ra các xưởng vũ khí để không phải mua của nước ngoài. Kỹ nghệ đóng tàu cũng được bắt đầu với tầm cỡ nhỏ đồng thời với các kỹ nghệ se sợi và dệt lụa, kỹ nghệ làm gạch ngói và thủy tinh. Một số ngành công nghiệp nhẹ khác cũng bắt đầu hoạt động.
Để hỗ trợ cho việc xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc cũng được mở mang hoặc xây dựng mới. Năm 1869, Nhật Bản khánh thành hệ thống điện tín Tokyo – Yokohama, đến năm 1873, mạng lưới điện tín từ Tokyo đến Nagasaki và năm 1874 từ Tokyo đến Aomori đã hoàn thành. Đường điện thoại giữa Tokyo và Yokohama được đưa vào sử dụng năm 1876, tức là chỉ một năm sau khi máy điện thoại được phát minh ở Canada.
Đường xe lửa đầu tiên của Nhật Bản nối Tokyo với Yokohama khánh thành năm 1872 với sự giúp đỡ của chuyên gia Anh. Vào năm 1874, tuyến xe lửa thứ hai từ Osaka đi Kobe đã hoàn thành. Năm 1877 là tuyến Kyoto – Osaka. Đến năm 1889, toàn bộ tuyến đường Tokaido nổi tiếng nối liền Tokyo với Kobe đã được đưa vào sử dụng.
Về phương diện vận tải biển, công ty Mitsbishi do Iwasaki Yataro thành lập năm 1875 là công ty đầu tiên chuyên vận tải đường biển. Công ty này nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ của chính phủ sau khi hoàn thành việc chuyên chở quân nhu giúp quân chính phủ chiến thắng trong cuộc chiến tranh Tây Nam.
Tổng cộng, đến năm 1893, Nhật Bản đã có hơn 2000 dặm đường xe lửa, 4000 dặm đường điện thoại và 100.000 tấn trọng tải tàu biển chạy bằng ơi nước. Hàng ngàn xí nghiệp công nghiệp có từ 10 đến 20 công nhân trở lên. Các ngành công nghiệp chè, thuốc lá, đồ sứ và đặc biệt là ngành dệt phát triển nhanh chóng.
65