Trên phương diện văn hóa – giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 76 - 89)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Sức mạnh phương Tây trong nhận thức của người Nhật Bản

2.2.4. Trên phương diện văn hóa – giáo dục

Là quốc gia chuyển mình từ công cuộc hiện đại hóa sớm nhất vùng Đông Á, Nhật Bản nhanh chóng trở thành một cường quốc từ những năm cuối thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị (1868-1912) có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đất nước mặt trời mọc này. Quãng thời gian của cuộc duy tân không dài nhưng

72

giúp Nhật Bản phá tung những lề lối cũ, bước dần ra thế giới rộng lớn xung quanh. Một trong những bước đi quan trọng nhất của người Nhật là tiếp cận và du nhập văn hóa phương Tây.

Đối với người Nhật bấy giờ, khái niệm phương Tây hứa hẹn một thế giới tiến bộ, cách biệt lớn lao đối với phương Đông cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng vì thế phương Tây ẩn chứa những hiểm họa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước phương Đông. Người Nhật nhận ra rằng, nếu không nhanh chóng cải tổ và phát triển, đất nước họ sẽ trở thành cái cớ để phương Tây đến “khai hóa”. Không gì khiến người Nhật lo sợ bằng họa diệt vong. Điều đó trở thành động lực mãnh liệt khiến họ đặt mục tiêu phải tiếp xúc với nền văn minh phương Tây sớm nhất có thể, học tập để đuổi kịp và sau đó vượt lên cả phương Tây.

Nuôi dưỡng một tinh thần mạnh mẽ của những võ sĩ Samurai, dân tộc Nhật hiểu rằng không nên học tập phương Tây một cách máy móc mà cách hay nhất là kết hợp sự tiến bộ phương Tây với tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Do đó, chính quyền Minh Trị tạo mọi điều kiện để văn hóa phương Tây du nhập vào Nhật Bản. Không chỉ mời chuyên gia đến Nhật giảng dạy, chính quyền Minh Trị còn gửi sinh viên đi du học ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan nhằm tiếp thu những tinh hoa của những nước này trên nhiều lĩnh vực. Konrad trong cuốn Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại đã viết rằng: “Toàn bộ lực lượng tiên tiến nhất của Nhật Bản đều bị hút về phương Tây”. Thoát Á nhập Âu là khẩu hiệu chung của giai đoạn Minh Trị, và điều này đã liên kết các lực lượng tiên tiến lại, trao cho họ sứ mệnh đưa văn hóa phương Tây đến với người Nhật.

Trong bối cảnh phức tạp của các mối quan hệ, trong sự giao tranh giữa cái cũ và cái mới, chính phủ Minh Trị đã khôn khéo sử dụng tất cả các lực lượng có thể đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Những người nằm trong hay ngoài cơ quan chính phủ đều được động viên để học tập, nghiên cứu Tây học. Công cuộc hiện đại hoá toàn xã hội đã giúp người Nhật có đủ tự do, bỏ lại những ràng buộc quá khứ và không ngừng tiến về mảnh đất văn minh.

73

Những thập niên đầu thời kỳ Minh Trị là thời gian học hỏi Tây Phương, giống như ngàn năm về trước, người Nhật Bản đã học hỏi Văn Hoá và Văn Minh Trung Hoa, nhưng lần này tiến trình học tập nhanh hơn và có hệ thống hơn. Vài nhà lãnh đạo của chính quyền mới đã từng đi nước ngoài trước năm 1868, nay cũng tiếp tục ra sang các nước phương Tây để quan sát và học tập. Từ 1871 - 1873, phái đoàn do Iwakura tomomi dẫn đầu, gồm quá nửa các chính khách hàng đầu, đã thực hiện một chuyến công du, trước tiên tới Hoa Kỳ, rồi sau đó qua một số nước phương Tây để thuyết phục họ sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng đã áp đặt lên chính quyền Edo. Chuyến công du này tuy không mấy thành công nhưng các chính khách Nhật Bản vào thời đó đã thấy tận mắt, nghe tận tai những điều tiến bộ của phương Tây.

Người Nhật Bản đã không chọn hẳn một quốc gia nào làm khuôn mẫu, mà học lấy những gì được cho là hay nhất của từng quốc gia. Các sinh viên, kể cả nữ giới, đã được tuyển chọn cẩn thận căn cứ vào khả năng thực sự và được gửi ra nước ngoài, bởi vì thế giới là một ngôi trường học bao la. Các du học sinh được phân phối học những gì, ở đâu và học làm sao để sau này có thể mang những điều hiểu biết trở về quê hương, làm thay đổi đời sống tại Nhật Bản. Những nơi du học đều rất hấp dẫn đối với tinh thần ham học của người Nhật: nước Anh về Hải Quân và Hàng Hải Thương Thuyền, nước Pháp về Luật Pháp và Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương, nước Đức về Quân Đội và Y Khoa, và Hoa Kỳ được chú ý về cách khai thác Thương Mại.

Các sách giáo trình và các công trình khảo cứu của phương Tây cũng được phiên dịch sang tiếng Nhật, song hành với các công trình biên khảo của những người Nhật uyên bác Tây phương học. Nhà biên khảo lừng lanh nhất là Fukuzawa Yukichi⑨, người đã từng qua phương Tây nhiều lần kể từ năm 1860, đã viết rất nhiều sách, chẳng hạn như cuốn “Tình Trạng Tây Phương”, “Khuyến học” hay

(Tên tiếng Nhật: 福澤諭吉 - Phúc Trạch Dụ Cát) Một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa truyền bá đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản cận đại

74

“Thoát Á luận”. Chính ông đã lập nên một cơ sở giáo dục tư rất uy tín, và sau này trở thành Đại Học Keio lừng danh.

Các nhà lãnh đạo mới của nước Nhật cũng chú ý đến nền giáo dục phổ thông. Năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập để quản trị các trường học từ bậc Tiểu học đến Đại học. Trong thập niên 1870 và vào các năm đầu của thập niên 1880, toàn thể nước Nhật Bản sôi động trong việc học hỏi các nước Tây Phương và sự kiện này được gọi là Bunmei Kaika hay Khai hoá văn minh. Trong giai đoạn này, tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật Bản đã được sử dụng đúng cách để thúc đẩy việc học tập và việc xây dựng một quốc gia tân tiến, ngang hàng với các nước phương Tây.

Trên phương diện văn hóa tư tưởng, những người có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ và châu Âu vào cuối thế kỷ XIX đã nhận định văn minh phương Tây phát triển hơn phương Đông về nhiều mặt, và các nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Họ cho rằng giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác. Trên tinh thần đó, các học giả Tây học Nhật Bản cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đóng vai “công thần” trong công cuộc khai sáng của dân tộc Nhật Bản, trong đó điển hình là tác phẩm “Khuyến học” hay “Thoát Á luận”

của Fukuzawa Yukichi (1835-1901), được đánh giá là đã đưa ra những quan điểm gây rung động xã hội Nhật Bản thời Minh Trị, tạo nên trạng thái kinh ngạc và bàng hoàng như “không tin vào tai mình” ở đa số người dân Nhật đương thời.

Trong “Khuyến học”, Fukuzawa không chỉ đơn thuần bàn về giáo dục mà còn hướng tầm mắt đến một mục tiêu xa hơn đó là xem giáo dục như là phương tiện để Nhật Bản vững tiến theo con đường văn minh, nhờ đó khả dĩ bảo đảm nền

75

độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của các cường quốc châu Âu. Còn trong trong

“Thoát Á Luận”, nhận thức được các nước trong khu vực Châu Á mới chỉ ở mức “bán văn minh”, không thể là tấm gương cho Nhật Bản học hỏi, Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy “tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây”. Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh bằng thực tế: Ở Châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ XIX.

Trên phương diện giáo dục, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã sớm nhận thức được rằng chính giáo dục là chìa khoá bí mật của sức mạnh phương Tây. Từ đó, Nhật Bản “phải học tập rất nhiều về công nghệ, các thiết chế, các tư tưởng của phương Tây và phát triển một năng lực xã hội trên cơ sở giáo dục để hỗ trợ cho một nền kinh tế và xã hội hiện đại” nhằm mục tiêu “phú quốc cường binh” với tinh thần “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây” trên nền tảng định hướng “kỹ thuật phương Tây, đạo đức phương Đông” để thông qua đó thiết lập hệ thống giáo dục kiểu mới một cách có chọn lọc.

Từ trước năm 1868, ở Nhật Bản đã có một số cá nhân có tư tưởng Âu hoá đã cho con em mình sang các nước phương Tây học tập. Sau đó, chính Mạc phủ đã thực hiện việc gửi học sinh ra nước ngoài học tập, mời các kỹ sư nước ngoài sang giúp đỡ về kỹ thuật, giảng dạy về khoa học và ngôn ngữ. Nhưng phải từ 1868 trở đi việc nghiên cứu hệ thống giáo dục phương Tây ở Nhật Bản mới thực sự diễn ra mạnh mẽ. Thông qua việc kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý giáo dục các cấp, Nhật Bản đã hướng tới việc xác lập khuôn mẫu giáo dục phương Tây. Bắt đầu từ năm 1870, các trường học ở Nhật Bản tổ chức theo 3 cấp học bao gồm tiểu học, TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

76

trung học và đại học. Năm 1871, thành lập Bộ Giáo dục và công bố luật Gakusei

(Học chế - Trật tự giáo dục Chính phủ). Trên cơ sở đó, chính phủ Minh Trị đã điều chỉnh và ban hành một bộ luật mới cũng được gọi là Luật Giáo dục (Kyoiku Rei), công bố năm 1879. Theo luật Gakusei, giáo dục Nhật Bản sẽ được thực hiện theo mô hình giáo dục 3 cấp của Pháp.

Việc ban hành luật giáo dục được xem là một quá trình kiểm thử để tìm ra cái phù hợp với thực tiễn Nhật Bản lúc bấy giờ. Vì thế, luật giáo dục thường xuyên được thay đổi. Sở dĩ có điều này là do quá trình đấu tranh giữa các trường phái: Nho học, Quốc học và Âu học vẫn tiếp tục tồn tại. Bên cạnh đó, giáo dục lúc này còn liên quan đến việc kiện toàn, phân bổ hệ thống quản lý từ trung ương xuống địa phương nhằm phá vỡ tính nhỏ lẻ, thiếu nhất quán của Nho học trước đây để đi đến một sự thống nhất toàn diện về mọi mặt trong giáo dục. Chẳng hạn, theo Luật Giáo dục năm 1879 đã giao quyền quản lý trường học cho các địa phương nhưng kết quả là một số học sinh tới trường tiểu học ở nhiều địa phương giảm đáng kể. Ngay trong năm sau, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi luật giáo dục để thông qua hệ thống giáo dục quản lý tập trung cụ thể là có sự thống nhất về thành tố của hệ thống giáo dục như: chương trình, sách giáo khoa, hệ thống trường lớp... trên khắp cả nước. Đặc biệt, Arinari Mori (1847 - 1889) - Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Nhật Bản là người đã thông qua Luật về Giáo dục tiểu học. Bộ luật này coi giáo dục tiểu học là nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo dục, và theo đó quy định 3 hoặc 4 năm tiểu học là giáo dục bắt buộc, coi giáo dục tiểu học là “điều kiện trước tiên giúp cho nền kinh tế cất cánh”. Các nhà lãnh đạo Minh Trị đã sớm nhận thức được rằng, muốn xây dựng một nước Nhật mới không thể bắt đầu với số đông quần chúng mù chữ, xem giáo dục tiểu học là cái gốc của nền giáo dục và sự phát triển. Chính quyền Nhật Bản đã tổ chức nhiều loại trường tiểu học khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương: thành thị, nông thôn, miền núi... Ở mỗi khu vực lại có những quy định về bố trí thời gian đến trường cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh. Bằng cách đó, chính phủ muốn lôi kéo trẻ em đến độ tuổi

77

đi học đến trường càng nhiều càng tốt, một cách tự nguyện và có ý thức. Giáo dục tiểu học lúc này được coi là rất quan trọng để tạo ra trong xã hội nếp sống công nghiệp hoá. Vào năm 1900, Nhật Bản đã cho sửa đổi Luật trường tiểu học trong đó đưa ra những quy định về nghĩa vụ giáo dục một cách chi tiết, ví dụ như: cha mẹ và những người thuê mướn trẻ em phải thi hành luật bắt buộc cho trẻ em đến trường đúng theo quy định. Nhờ vậy, tỉ lệ trẻ em đến trường đã tăng nhanh từ sau năm 1900 và Nhật Bản trở thành nước có tỉ lệ người mù chữ vào loại thấp nhất trong thời điểm đó.

Bên cạnh việc thiết lập hệ thống các trường tiểu học, Nhật Bản cũng chú trọng phát triển các trường Đại học hoàng gia và các trường đào tạo giáo viên, cùng với đó là quy định về trường dạy nghề được thông qua năm 1899 và sự ra đời của các trường đại học: Đại học Tokyo được thành lập năm 1877, Đại học Keio... Tất cả đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống trường lớp ở Nhật Bản và góp phần đào tạo tầng lớp lãnh đạo cho đất nước. Đặc biệt, sự ra đời của Đại học Tokyo dạy về tri thức và văn hoá phương Tây đã đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục đại học ở Nhật Bản. Năm 1886 trường này đổi tên thành Đại học Đế quốc là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực cốt cán cho sự nghiệp Duy tân “trở thành đòn bẩy không thể thiếu của quốc gia”.

Cùng với việc xây dựng hệ thống giáo dục tiểu học kiểu mới thì khung chương trình giáo dục cũng được xác lập theo mô hình của phương Tây rất phong phú và đa dạng trên cơ sở thống nhất về sách giáo khoa. Các môn học ở trường tiểu học cấp dưới (giáo dục tiểu học gồm 8 năm, 4 năm đầu gọi là giáo dục tiểu học cấp dưới, 4 năm sau gọi là giáo dục tiểu học bậc cao) bao gồm: học đánh vần, chữ, từ vựng, đọc hội thoại, đọc, đạo đức, viết thư, ngữ pháp, số học, giáo dục thể chất, địa lý và vật lý. Ở tiểu học bậc cao, học sinh được học lịch sử, hình học, vẽ, lịch sử tự nhiên, hoá học và sinh học. Chương trình học này được mô phỏng theo chương trình của các nước phương Tây. Do đó, sách giáo khoa dùng trong các trường tiểu học của Nhật ở giai đoạn đầu là sách dịch hoặc sách mô phỏng theo sách của các

78

nước châu Âu và Mỹ. Đến trung học và các bậc học cao hơn, sách nước ngoài đã được nhập khẩu và dịch nguyên văn.

Về phương pháp và phương tiện dạy học cơ bản gần giống với phương Tây. Cơ sở học tập bao gồm bàn ghế được nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu và Châu Mỹ vào giai đoạn đầu, sau đó thì Nhật Bản tiến hành tự sản xuất, riêng bảng đen, phấn viết là do người Nhật tự sản xuất để trang bị chủ yếu cho các trường tiểu học.

Riêng phương pháp giảng dạy mới dựa trên cơ sở quan sát trực tiếp, khuyến khích trao đổi, thảo luận nhằm phát huy tư duy của người học. Phương pháp này thay thế cho phương pháp giảng bài và đọc từ sách giáo khoa trước đây. Từ sau năm 1887, Nhật Bản tiến hành áp dụng phương pháp dạy học 5 bước của Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 76 - 89)