Đối sách của Nhật Bản trước các cường quốc đại dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 102 - 132)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Đối sách của Nhật Bản trước các cường quốc đại dương

Do nhiều hạn chế lịch sử, đến thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản ngày càng lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Sự hiện diện của các đoàn tàu chiến phương Tây đã buộc Mạc phủ Edo phải đồng thời đối phó với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế phức tạp. Chịu sức ép liên tục của nhiều cường quốc và đặc biệt là áp lực trực tiếp từ Mỹ, để tránh khỏi tình thế bị cô lập trong nước, Mạc phủ đã phải từ bỏ chính sách tỏa quốc. Có thể nói, việc ký hiệp ước với các nước phương Tây và nhiều quốc gia khác của chính quyền Edo là đối sách mang tính thực tế nhằm đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đồng thời tránh cho Nhật Bản không phải đương đầu với nguy cơ của một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Tuy nhiên, nội dung của các bản hiệp ước đó đã ràng buộc Nhật Bản vào nhiều vấn đề về ngoại giao. Những điều khoản đã ký kết được gọi là “công bằng”, “bình đẳng” về kinh tế cũng như luật pháp nhưng thực chất đó là thỏa thuận hoàn toàn bất lợi cho Nhật Bản. Hơn nữa, khả năng xuất khẩu và cạnh tranh của kinh tế Nhật Bản vào thời điểm ký hiệp ước còn rất hạn chế. Việc không thể đơn phương định đoạt mức thuế quan cũng như để mất chủ quyền trong việc xử lý, trừng phạt những công dân ngoại quốc vi phạm luật pháp của Nhật Bản thể hiện rõ sự suy yếu, lỗi thời của chính thể phong kiến. Nhưng mặt khác, đây cũng có thể được coi là chủ trương mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản nhằm tránh gây xung đột với phương Tây.

Đến thời Minh Trị, những cải cách trong thời kỳ này đã đặt nền móng cho việc xây dựng một Nhà nước hiện đại theo mô hình phương Tây. Tuy nhiên, người Nhật đã luận giải chủ đề xây dựng một Nhà nước hiện đại theo kiểu phương Tây này theo nghĩa vật chất, chứ khong phải theo nghĩa tinh thần. Vì vậy, mặc dù Nhật TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

98

Bản phương Tây hóa nhanh chóng về mặt hình thức và bề ngoài khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế, lực lượng vũ trang và các hình thức chính trị, nhưng những thay đổi về mặt tinh thần đã bị trì hoãn. Câu “tính cách Nhật Bản, tri thức phương Tây” cho thấy phản ứng đó là việc cự tuyệt mạnh mẽ các tư tưởng tinh thần phương Tây. Người Nhật mong muốn duy trì nền văn hóa, lối sống của mình bao gồm cả cấu trúc gia đình và những mối quan hệ đặc thù giữa cấp trên - cấp dưới, nhưng đồng thời cũng mong muốn xây dựng một quốc gia hiện đại sánh ngang với các nước phương Tây.

Tất nhiên, mong muốn xây dựng một nhà nước sánh ngang với phương Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc là chính đáng nhưng việc Nhật Bản khỏa lấp chỗ trống do từ chối tinh thần phương Tây bằng luận thuyết cực đoan Shinku-Shugi

(đất nước của các thần linh) lại có thể khiến Nhật Bản trở thành mối đe dọa lớn đối với các nước khác. Luận thuyết này một mặt giúp dân tộc Nhật Bản trụ vững trước những cơn sóng gió phương Tây, mặt khác lại tạo ra niềm tin rằng Nhật Bản là đất nước được cai trị bởi Hoàng đế nhà trời mà tổ tiên của ông đều là thần linh, những người đã tạo ra vũ trụ. Theo lẽ đó, việc dân tộc Nhật Bản đứng trên các dân tộc khác là điều tất yếu. Có lẽ điều này là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến hình thành ý tưởng về một khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, trong đó mọi dân tộc ở Đông Á phải hợp tác nhau vì sự thịnh vượng chung dưới sự lãnh đạo của dân tộc Nhật Bản. Như vậy, việc Nhật Bản đi vào con đường đế quốc xâm lược các quốc gia khác cũng là điều dễ hiểu.

Trở lại thời kỳ Tokugawa, trước sức ép phương Tây thì đại đa số những người có đầu óc tiến bộ và ủng hộ chính sách mở cửa đất nước cũng không phải là những người theo trường phái quốc tế chủ nghĩa thực sự. Phần đông họ chỉ coi việc phải mở cửa đất nước là một thủ pháp. Họ đã quá tin rằng phương Tây là mảnh đất của “lũ man di ngoại bang” và mở cửa đất nước cho hiện tại nhưng cuối cùng thì Nhật Bản sẽ là người lãnh đạo hùng mạnh của mọi quốc gia trong một thế giới thống nhất.

99

Bên cạnh yếu tố tinh thần, những lãnh đạo chính quyền Tokugawa cho rằng khoa học và công nghệ phương Tây chỉ là sự phiêu lưu mạo hiểm. Họ cho rằng nếu Nhật Bản tiếp tục có quan hệ với phương Tây, ngoài khả năng bị tấn công trực tiếp, có lẽ một lãnh chúa địa phương có thể mua được các vũ khí mạnh mẽ từ phương Tây và nổi dậy chống lại gia tộc Tokugawa. Do vậy, Tokugawa cần phải thường xuyên dẫn đầu trong cuộc chạy đua nhập khẩu vũ khí để duy trì sự thống trị của mình. Nếu tính tới điều kiện vận tải vào lúc đó thì Edo, thủ phủ của Tokugawa, có vị trí ưu thế nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, các khu vực giáp biên như cực tây của đảo Choshu, vùng Tây – Nam Kyushu hay vùng nam Shikoku lại là những vùng có vị trí địa lý thuận lợi hơn. Vì vậy, Tokugawa đã cấm mọi quan hệ tiếp xúc với các nước phương Tây. Hơn thế, Mạc phủ lo sợ việc các lãnh chúa tin vào luận thuyết ngoại lai hơn là tin vào ông. Vì vậy, ông tăng cường đàn áp đạo Kitô và hạn chế giao thương và cuối cùng thi hành chính sách tỏa quốc, cấm mọi sự tiếp xúc với phương Tây, ngoại trừ đối tác duy nhất Hà Lan. Có lẽ Mạc phủ chọn Hà Lan bởi họ theo đạo tin lành, giao tiếp và ứng xử khéo léo nhưng điều quan trọng nhất là do Hà Lan lúc này được coi là một trong những cường quốc tư bản mạnh nhất với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng hậu.

Mặc dù chính quyền Mạc phủ dựa vào sức mạnh quân sự nhưng lại thúc đẩy việc nghiên cứu Trung Quốc như là một phương thức để đàn áp và ngăn cấm việc tuyên truyền các tư tưởng phương Tây. Chính sách này đã tạo ra ít nhất 3 tác động tích cực. Thứ nhất, việc nghiên cứu Nho học đã tạo ra một lớp người hào hoa phong nhã theo kiểu võ sĩ đạo. Thứ hai, điều may mắn với Nhật Bản là họ là một dân tộc có trí tuệ và duy lý. Họ phủ nhận chủ nghĩa thần bí, sự màu nhiệm và các thần linh. Chính điều này đã giúp khoa học phương Tây nhanh chóng thâm nhập và bắt rễ sâu tại quốc gia này. Thứ ba, Nho học thấm sâu vào con người Nhật Bản, giúp họ hình thành nề nếp kỷ luật đặc biệt cần thiết đối với các quân nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nền quân sự mạnh.

100

Sau khi cải cách Minh Trị diễn ra, chính quyền mới được thiết lập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra đối với giới lãnh đạo Nhật Bản là phải mau chóng tìm ra một giải pháp để có thể đề nghị các nước Âu – Mỹ sửa đổi nội dung các bản “hiệp ước bất bình đẳng” mà Mạc phủ đã ký trước đây. Những người đứng đầu chính phủ lúc đó xác định nếu Nhật Bản vẫn tiếp tục tự cô lập mình trong thế giới Đông Á, không hiểu rõ tình hình xã hội Âu – Mỹ, không nắm bắt được những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới cũng như không sớm sửa đổi được nội dung các bản “hiệp ước bất bình đẳng” thì Nhật Bản sẽ mãi mãi lệ thuộc vào các cường quôc phương Tây về kinh tế và ngoại giao. Trong điều kiện đó, Nhật Bản sớm muộn cũng sẽ phải chịu chung số phận với các nước khu vực cũng như nhiều dân tộc phương Đông khác. Với ý định đó, Thiên hoàng Minh Trị đã cử đoàn phái bộ Iwakura bao gồm hơn 100 người sang Mỹ và châu Âu. Chuyến đi kéo dài 22 tháng này tuy không đạt được những kết quả như mong muốn nhưng những điều mà các thành viên trong đoàn quan sát, học tập được ở các nước Âu – Mỹ đã góp phần hết sức quan trọng vào việc hoạch định những chủ trương chiến lược cho sự phát triển và vận hành của một mô hình nhà nước mới. Về mặt chính trị, phái bộ đã rút ra được kết luận ý nghĩa là: Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi, Nhật Bản không thể thiết lập mối quan hệ bình đẳng với các nước lớn và càng không thể bằng con đường vận động ngoại giao để yêu cầu các cường quốc sửa đổi những hiệp ước đã ký trước đây. Vì vậy, sự lựa chọn duy nhất đúng là phải nhanh chóng canh tân đất nước, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu cải cách. Khi nước đã cường, dân đã thịnh, binh đã mạnh thì việc thiết lập quan hệ bình đẳng với các cường quốc là điều có thể thực hiện được[17].

Để xây dựng một“Nhà nước hiện đại”, chính phủ Nhật Bản đã gửi nhiều sứ giả tới châu Âu và châu Mỹ học tập và tìm hiểu. Vì Thiên hoàng đã nhận ra rằng, vấn đề không phải là tiếp tục đóng cửa hay mở cửa đất nước, mà là ở việc Nhật Bản cần tìm hiểu phải tạo dựng một Nhà nước thống nhất, hiện đại thuộc kiểu nào

101

và tạo dựng bằng cách nào. Những sứ giả này đã đem về cả một gia tài các tri thức và thông tin mới liên quan tới nhà nước hiện đại. Chính quyền Minh Trị đã so sánh và xem xét tất cả thông tin để chọn lọc những lĩnh vực tiên tiến, xuất sắc nhất của mỗi nước. Trên cơ sở đó, chính phủ quyết định Nhật Bản lựa chọn hình thức xây dựng đất nước đa mô hình, tức một mô hình mới bao hàm những yếu tố tốt nhất của các quốc gia phương Tây. Chẳng hạn như, hệ thống giáo dục được công bố vào năm 1872 đã theo mẫu hệ thống giáo dục Pháp, Hải quân ứng dụng mô hình Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng quân đội lại chịu sự ảnh hưởng rất mạnh của quân đội Pháp. Điện tín và đường sắt học tập từ Anh, còn các trường đại học lại theo mẫu của Mỹ. Hiến pháp Minh Trị và luật dân sự có nguồn gốc Đức, nhưng luật hình sự lại có nguồn gốc Pháp.

Việc tiếp thu những thứ tốt nhất như vậy có vẻ khá rối và phức tạp. Nhưng khó có thể cho rằng sự tổng hợp như vậy sẽ mang lại những bất đồng và mâu thuẫn. Và ngược lại cũng khó có thể cho rằng, một quân đội lấy mô hình kiểu Pháp và hải quân với mô hình kiểu Anh có thể cùng tồn tại một cách êm thấm với nhau. Chỉ có thể nói, ở Nhật Bản đã xuất hiện một khu vực mà tại đó nền văn hóa của các dân tộc tiên tiến được xếp đặt bên nhau. Tuy vậy, vào lúc đó người Nhật tin việc tiếp thu thứ tốt nhất trong mỗi lĩnh vực là kết quả của việc lựa chọn một cách tốt nhất cái có thể.

Tiểu kết

Đầu thế kỷ XIX, đối lập với tình hình chính trị biến động ở khu vực Đông Á, Nhật Bản vẫn kiên trì thực thi chính sách tỏa quốc. Trước tư tưởng bảo thủ đó, các nước phương Tây, bao gồm cả Hà Lan, bắt đầu bực tức và thực thi hàng loạt các biện pháp nhằm gây sức ép lên chính quyền Nhật Bản. Trong lúc đó, tình hình tại Trung Quốc diễn biến xấu hơn. Năm 1839, mượn cớ Tổng Đốc nhà Thanh là Lâm Tắc Từ, tịch thu và đốt hơn 2 vạn thùng thuốc phiện của thương nhân Anh nên Anh đã điều động quân đội được trang bị vũ khí hiện đại tấn công Trung Quốc. TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

102

Quân Thanh thua to và nhà Thanh phải chịu nhiều thiệt thòi như cắt đất, mở cửa nhiều thương cảng để người Anh vào buôn bán. Ngoài ra, nhà Thanh còn phải đền bù chiến tranh, chịu sự áp đặt của Anh về thuế quan và chấp nhận quyền lãnh sự tài phán của Anh. Các nước Mỹ, Pháp và các nước thực dân khác nhân cơ hội đó cũng ép buộc Trung Quốc ký các “hiệp ước bất bình đẳng”. Sự kiện này được biết tới là cuộc Chiến tranh Nha Phiến. Kể từ sau sự kiện này, Trung Quốc đã đánh mất vị thế cường quốc ở châu Á và phải chịu phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây. Những thắng lợi mà các nước phương Tây đạt được qua các bản hiệp ước với Trung Quốc đã trở thành tiền lệ về chính trị và ngoại giao để họ tiếp tục thực hiện chính sách xâm chiếm, gây áp lực với các quốc gia châu Á khác.

Kết quả của cuộc Chiến tranh Nha Phiến này được các thương nhân Trung Quốc và Hà Lan thông báo cho chính quyền Nhật Bản đã tạo ra sự hoang mang thực sự. Thêm vào đó, đại diện phía Hà Lan cũng trình quốc thư lên chính phủ Nhật Bản nói rõ tình hình thế giới và khuyến cáo chính phủ Nhật Bản nên cân nhắc việc mở cửa đất nước nếu không muốn gây thù địch với các nước phương Tây. Tuy bức thư và cuộc Chiến tranh Nha Phiến đã tác động mạnh mẽ, khiến lập trường của chính quyền Edo đã lung lay nhưng Mạc phủ vẫn cố gắng sử dụng sức mạnh chính trị để tiếp tục theo đuổi chính sách tỏa quốc.

Ngoài Hà Lan, các quốc gia tư bản Anh, Pháp, Nga cũng thường xuyên gây sức ép lên chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, Mạc phủ Edo chỉ chịu nhượng bộ và ký “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” khi phía Mỹ tham gia với cuộc phô diễn lực lượng Hải quân hùng hậu.

Nếu chỉ xét về số lượng các điều khoản trong hiệp ước được ký kết với các cường quốc thì Hà Lan với vị thế là đối tác truyền thống của Nhật Bản dẫn đầu và gấp nhiều lần so với Mỹ nhưng những điều khoản ký với Mỹ lại bao quát, đề cập đến nhiều lĩnh vực nhất. Cũng phải nhận thấy rằng tầm hoạt động hợp pháp của các đội tàu của Mỹ là rộng lớn nhất, bao phủ tất cả các cảng Nhật Bản đồng ý mở cửa cho các tàu nước ngoài hoạt động.

103

Về mặt chủ trương, Nhật Bản đưa ra khẩu hiệu “Thoát Á, nhập Âu” như kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng một đất nước tư bản theo mô hình phương Tây. Giới cầm quyền Nhật Bản nhận thức được rằng những giá trị phương Đông truyền thống hiện đã trở nên lạc lõng, không còn phù hợp với xu thế phát triển mới đang diễn ra trên thế giới. Hơn thế nữa, muốn hội nhập với thế giới một cách thuận lợi, Nhật Bản phải hiện đại hóa đất nước để trở thành một cường quốc có thể sánh ngang với phương Tây. Và để hiện đại hóa đất nước thì tất yếu phải học hỏi mô theo mô hình phát triển của các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không muốn sao chép hoàn toàn và đánh mất đi bản sắc để trở thành một quốc gia phương Tây hoàn toàn. Điều Nhật Bản đã làm là học hỏi có chọn lọc những gì tốt và phù hợp nhất từ văn minh phương Tây, kết hợp với bản sắc để cải biến chúng thành những giá trị mới văn minh và khác biệt so với các giá trị gốc.

104

KẾT LUẬN

1. Đầu thế kỷ XV, chủ nghĩa tư bản đã manh nha phát triển ở châu Âu, đi kèm với sự lụi tàn dần dần của các thế lực phong kiến nơi đây. Với một mô hình xã hội mới tân tiến hơn, ý thức tư hữu mạnh mẽ hơn, các nhà tư sản bằng nhiều phương cách đã nhanh chóng thúc đẩy năng suất lao động tăng cao, từ đó khiến thị trường hàng hóa và sức mạnh kinh tế của các nước phương Tây cũng phát triển mạnh mẽ. Tới đầu thế kỷ XVI, các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ tại châu Âu, và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 102 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)