Các cải cách trọng yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 49 - 55)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Thời kỳ sau Minh Trị Duy tân

1.2.2. Các cải cách trọng yếu

Trên phương diện xã hội, việc thay đổi cơ cấu chính quyền mới có tính chất cách mạng đã diễn ra thuận lợi trong những năm đầu của chính quyền Minh Trị. Nhưng việc biến đổi xã hội như vậy lại là một vấn đề hết sức khó khăn.

Một trong những cải cách trọng yếu là xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, sự cách biệt lớn giữa các đẳng cấp. Trong đó, việc xóa bỏ các đặc quyền phong kiến của các tầng lớp võ sĩ là khó khăn hơn cả bởi đây là tầng lớp xã hội đông đảo vốn độc quyền về sức mạnh quân sự, chính trị và được hưởng các đặc quyền có tính chất cha truyền con nối. Nếu duy trì bổng lộc của họ thì ngân sách quốc gia sẽ khánh kiệt. Hơn nữa, sau việc tuyên bố trao trả quyền hành, đất đai thì trên nguyên tắc không còn mối liên hệ giữa lãnh chúa và các võ sĩ phụ thuộc nữa. Vì vậy trong năm 1869, chính quyền đã định ra những tên gọi mới cho 4 tầng lớp nhân dân trong xã hội là kazoku (Hoa tộc), shizoku (Sĩ tộc), sotsuzoku (Tốt tộc) và

heimin (Bình dân). Các lãnh chúa cùng quý tộc cao cấp thuộc tầng lớp kazoku. Các võ sĩ được gọi là shizoku. Tầng lớp nông, công, thương được gọi chung là heimin. Từ tháng 9-1870, heimin được phép mang họ - đặc quyền trước đây chỉ dành cho võ sĩ và tầng lớp quan lại. Họ có quyền kết hôn với kazoku hoặc shizoku, được tự do có nhà ở và nghề nghiệp. Họ cũng có thể cưỡi ngựa và mặc lễ phục nếu muốn. Từ năm 1871, kazoku và shizoku bị tước bỏ quyền đeo kiếm.

Có thể nói, bên cạnh chính sách xóa bỏ bất bình đẳng giữa các gia cấp,

đường lối của chính phủ mới, nhằm hiện đại hóa Nhật Bản, đuổi kịp các nước Âu Mỹ bằng cách xây dựng chế độ quân đội hiện đại thay thế cho chế độ quân đội phong kiến lấy võ sĩ làm trung tâm trước đây. Lực lượng bộ binh hiện đại đầu tiên được thành lập năm 1869 mà nòng cốt là một vạn tinh binh lấy từ 3 phiên Satsuma, Choshu, Tosa, đặt dưới sự lãnh đạo của thiên tài quân sự phiên Choshu là Omura Masujiro (1824-1869). Nhưng vào tháng 9 -1869, Omura bị ám sát và Yamagata Aritomo (1838-1922) cũng xuất thân từ phiên Choshu lên thay. Sau khi thi hành chính sách Phế phiên lập huyện, vào tháng 2-1872, chính phủ cho thành lập 2 bộ:

45

Bộ Lục quân và Bộ Hải quân thay thế cho Bộ binh. Trong đó, hải quân được tổ chức theo kiểu Anh, bao gồm các hạm đội của chính quyền Tokugawa và một số phiên cũ để lại. Bộ Lục quân được tổ chức theo mô hình của lục quân Phổ. Để đáp ứng việc huy động quân đội trên toàn quốc theo chế độ mới, tháng 11-1872, Thái chính quan đưa ra Thông báo trưng binh và đến tháng 1-1873, Lệnh trưng binh được công bố. Theo đó, tất cả con trai đủ 20 tuổi, bất kể là shizoku hay heimin đều có nghĩa vụ nhập ngũ trong 3 năm và 6 năm dự bị. Trưng binh là một cải cách mang tính cách mạng vì người dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ trước đó vốn không được quyền mang kiếm nhưng nay đã trở thành lực lượng chủ chốt của quân đội hiện đại.

Cùng với việc tổ chức quân đội theo chế độ mới, chính quyền đã tiến hành những cải cách kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất. Những cơ chế kinh tế mang tính chất phong kiến bị hủy bỏ để thiết lập một nền kinh tế hiện đại. Năm 1870, Bộ Công nghiệp được thành lập. Năm 1874, Bộ Nội vụ và sau đó là Bộ Tài chính ra đời với tư cách là cơ quan trung tâm quản lý các công việc trong lĩnh vực kinh tế. Các ngành sản xuất, nhất là tơ sợi và quân nhu được chú trọng phát triển. Nhiều chuyên gia ngoại quốc được mời sang để giúp đỡ trong lĩnh vực này. Năm 1880, chính phủ áp dụng việc nhượng lại một số công ty quốc doanh với giá rẻ cho những nhà tư bản lớn có khả năng quản lý và các công ty độc quyền có thế lực như Mitsui, Mitsubishi, hoặc những người có giúp đỡ về tài chính, phương tiện vận tải cho chính phủ.

Để xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc cũng được mở mang hoặc xây dựng mới. Ngành bưu chính cũng nhanh chóng được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Năm 1871, Nhật Bản thiết lập đường bưu chính giữa Tokyo và Osaka. Vào năm sau, hệ thống bưu chính đã được áp dụng trên quy mô toàn quốc. Giá tem cũng được thống nhất giữa các vùng kể từ năm 1885.

46

Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế nói chung, chính phủ đã tổ chức lại hệ thống tài chính, thiết lập chế độ tiền tệ hiện đại. Ngân sách lúc đầu của chính phủ chủ yếu thu từ nguồn thuế đất chế độ tô thuế trước đây của Mạc phủ. Tuy nhiên, nguồn thu này không đủ đáp ứng những khoản chi khổng lồ của chính quyền mới buộc chính phủ Minh trị phải tiến hành cải cách tiền tệ và chế độ ruộng đất. Ito Hirobumi được cử sang Mỹ nghiên cứu hệ thống tiền tệ. Năm 1871, chính phủ ban hành quy định chế độ tiền tệ mới của Nhật Bản và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc gia theo mô hình của Hoa Kỳ. Năm 1873, Ngân hàng quốc gia đầu tiên được thành lập.

Từ năm 1873-1881, cải cách ruộng đất cũng được triển khai để hỗ trợ cho công tác tài chính. Trước hết, chính phủ xóa bỏ những hạn chế về cách sử dụng ruộng, công nhận quyền tự do trồng trọt và chấp nhận việc buôn bán đất đai. Người nộp thuế bây giờ không phải là người trực tiếp sản xuất mà là chủ đất. Điều đó đã giúp chính phủ ổn định được nguồn tài chính. Đây là cơ sở quan trọng để chính phủ thực thi những chính sách mới: phú quốc cường binh, thực sản hưng nghiệp và văn minh khai hóa.

Để tạo cơ sở đưa Nhật Bản thành một quốc gia hiện đại, chính quyền Minh Trị đã quyết tâm xây dựng nền giáo dục theo mô hình phương Tây. Năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập và năm sau đó, chế độ giáo dục thống nhất cho cả nước đã được công bố. Trên cơ sở học tập chế độ quản lý giáo dục của Pháp, cả nước được chia thành 8 khu đại học. Mỗi khu đại học lại chia thành 32 khu trung học. Mỗi khu trung học có 210 trường tiểu học. Như vậy, cả nước sẽ phải xây dựng 53.760 trường tiểu học. Mặc dù vào năm sau, chính phủ đã rút xuống còn 7 khu đại học, nhưng việc thực hiện trong thực tế vẫn thấp hơn rất nhiều. Phần lớn các trường tiểu học tiếp tục dạy trong chùa giống như thời Tokugawa. Việc cưỡng bức giáo dục cũng được thi hành. Bất kể nam hay nữ khi đến tuổi đều phải tới trường học ít nhất 3 năm. Vào năm 1875 đã có 54% nam và 19% nữ học xong cấp tiểu học 6 năm. Mặc dù chính phủ có nhiều cố gắng, nhưng tỉ lệ đến trường vẫn chưa được TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

47

như mong muốn vì so với thu nhập, chi phí của các gia đình dành cho giáo dục chiếm một tỉ lệ quá cao. Cùng với việc tổ chức xây dựng hệ thống trường học từ cấp tiểu học tới bậc đại học, hàng ngàn thanh niên được lựa chọn gửi ra nước ngoài để tiếp thu những kiến thức hiện đại. Rất nhiều người trong số họ sau này đã trở thành quan chức chủ chốt trong chính quyền Minh Trị. Hàng ngàn giáo sư và chuyên gia kỹ thuật nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tiền tệ, công nghiệp, giao thông, giáo dục... đã được mời sang giảng dạy tại Nhật Bản với mức lương rất cao. Những luồng tư tưởng phương Tây nhờ đó đã tràn vào khắp mọi nẻo đường, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhật Bản.

Tiểu kết

Lịch sử Nhật Bản trước thế kỷ XV diễn ra khá sôi động với những biến động trong xã hội và cuộc nội chiến đẫm máu để quyền đoạt lợi giữa các thế lực phong kiến. Xã hội Nhật Bản lúc này tiềm ẩn nhiều điều bất ổn với sự phân cấp rất lớn về đẳng cấp và điều kiện sống. Nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, sản xuất nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, thủ công nghiệp có thể tạo ra đa dạng các chủng loại sản phẩm với kỹ thuật tinh xảo. Tuy vậy, đây là nền kinh tế thiếu sự thống nhất và bị phân mảnh trong các lãnh địa riêng với toàn quyền cai quản của các lãnh chúa. Tầng lớp bình dân chiếm đa số trong bộ phận cư dân Nhật Bản chịu sự hạn chế và ràng buộc bởi lãnh chúa lãnh địa họ sinh sống. Cuộc sống nhân dân khổ cực do bị áp bức, bóc lột nặng nề, trái ngược hoàn toàn với cuộc sống giàu sang, xa hoa của tầng lớp địa chủ, quý tộc phong kiến. Gần như mọi quyền cơ bản của người dân bị tước bỏ. Lãnh chúa có quyền quyết định tối cao đối với mọi vấn đề nẩy sinh trong địa phận họ quản lý, bao gồm cả mạng sống cư dân.

Tới thế kỷ XV, chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển mạnh ở châu Âu. Những thành tựu khoa học đã khiến năng suất lao động tăng lên đáng kể, thị trường hàng hóa phát triển với đa dạng chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Sức mạnh kinh tế của

48

các quốc gia châu Âu nhờ đó được gia tăng đáng kể. Song hành với điều đó, những thành tựu trong chế tạo tàu thuyền và vũ khí hiện đại đã biến những quốc gia này thành thế lực phương Tây với sức mạnh đáng sợ, có khả năng kiểm soát hầu hết các mặt đại dương mênh mông. Khi thị trường hàng hóa ở các quốc gia phương Tây phát triển đến mức bão hòa thì mong muốn phát triển thêm những thị trường mới, tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ, nguyên nhiên vật liệu mới đã thúc đẩy người phương Tây lên tàu tìm đến những xứ sở xa xôi. Phương Đông với dân cư đông đúc, tài nguyên thiên nhiên phong phú luôn được coi là thiên đường giao thương đối với người phương Tây. Để thâm nhập được vào thế giới phương Đông, họ phải chinh phục được Nhật Bản, quốc gia có vùng biển đóng vai trò như cửa ngõ trên tuyến giao thương nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ban đầu, sự choáng ngợp trước nền văn minh phương Tây với nền kinh tế mạnh mẽ, hàng hóa mới lạ và đặc biệt là những chủng loại vũ tiên tiến mạnh mẽ, cộng thêm khoản lợi nhuận kếch xù từ giao thương, người Nhật chào đón nồng hậu những đoàn thuyền buôn phương Tây. Tuy nhiên, sau một thời gian thiết lập quan hệ giao thương, người Nhật nhận ra những hệ lụy ảnh hưởng xấu tới xã hội Nhật Bản do sự khác biệt căn bản giữa phương Đông và phương Tây, nhưng quan trọng nhất là mối lo sợ phương Tây sẽ dùng sức mạnh đe dọa tới chủ quyền quốc gia và quyền lực của giới thống trị Nhật Bản. Để giảm thiểu mối nguy này, Nhật Bản đưa ra chính sách Tỏa quốc, tuyệt giao hoàn toàn với các quốc gia phương Tây ngoại trừ Hà Lan. Đây là một nước cờ vô cùng sáng suốt của những nhà cầm quyền Nhật Bản thời bấy giờ bởi bằng việc vẫn duy trì giao lưu, giao thương với Hà Lan, ngoài việc loại bỏ được những ảnh hưởng xấu tới xã hội, Nhật Bản vẫn duy trì được những nguồn lợi từ giao thương, đồng thời vẫn có cơ hội tìm hiểu những thành tựu tiến bộ từ một thế giới văn minh hơn. Điều đó cho thấy rằng người Nhật đã nhận thức được xu thế tất yếu phải từ bỏ những giáo lý cổ hủ, lạc hậu để học hỏi từ nền văn minh phương Tây và mau chóng đứng trong hàng ngũ đó nếu không muốn bị phương Tây đô hộ.

49

Tuy nhiên, thái độ cứng nhắc của Nhật Bản đã làm các nước phương Tây nổi giận. Họ liên tục dùng sức mạnh quân sự ép buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương. Điều tất yếu phải xảy ra vào tháng 7-1853, Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Calbraith Perry đã chỉ huy 4 chiến hạm được trang bị trọng pháo hiện đại buộc Nhật Bản phải mở cửa. Bị yếu thế, Mạc phủ Edo, lúc này vẫn đang nắm thực quyền, buộc phải chấp nhận mở cửa, đồng thời ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với phần thiệt thòi nghiêng về phía Nhật Bản. Xã hội Nhật Bản lúc này vốn đã suy yếu do sự quản lý trì trệ của chính quyền Mạc phủ, cộng thêm sự uất ức dồn nén trước người phương Tây nên những cuộc nổi dậy liên tục nổ ra. Năm 1867, chế độ Mạc phủ bị lật đổ. Năm 1868, chính phủ mới do Thiên Hoàng Minh trị được thành lập. Thời kỳ trị vì của Minh Trị là thời đại diễn ra những cải cách có tầm mức sâu rộng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, quân sự vv… đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến thành một quốc gia tư bản tiên tiến sánh vai với các cường quốc phương Tây.

50

CHƯƠNG 2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN VÀ NHẬN THỨC CỦA NHẬT BẢN VỀ SỨC MẠNH CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 49 - 55)