Tầm nhìn của Nhật Bản về các thế lực đại dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 89)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Tầm nhìn của Nhật Bản về các thế lực đại dương

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan... từng một thời gây được ảnh hưởng mạnh mẽ trên những vùng lãnh thổ rộng lớn và luôn giành được ưu thế trên các tuyến giao thương quốc tế, đang dần dần suy thoái và chậm phát triển hơn so với các nước tư bản khác. Theo quy luật tự do cạnh tranh, các nước này phải nhường lại vị trí bá chủ trên nhiều lĩnh vực cho những quốc gia “tư bản trẻ” như Anh, Pháp, Nga và Mỹ. Tận dụng được ưu thế của những nước đi sau, các quốc gia này ngày càng chứng tỏ được sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự của mình trên trường quốc tế.

Mặc dù tất cả quốc gia tư bản phương Tây đều đánh giá Nhật Bản là cửa ngõ trong huyết mạch giao thông trên con đường vươn tới các xã hội phương Đông và đều mong muốn đặt quan hệ giao thương với Nhật Bản. Tuy nhiên cho tới giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia tương đối tách biệt với thế giới. Việc thâm nhập và xã hội và buộc chính quyền phong kiến Nhật Bản thay đổi chính sách đối ngoại không phải là điều có thể dễ dàng thực hiện, bởi trong nhận thức của người phương Tây, Nhật Bản vẫn được đánh giá là một nước mạnh, được tổ chức tốt so với nhiều quốc gia châu Á khác. Hơn nữa, sau hơn 200 năm thực thi chính sách đóng cửa đất nước, chính quyền phong kiến Nhật Bản vẫn chủ trương tiếp tục theo đuổi chính sách tỏa quốc nhằm giữ vững chủ quyền, duy trì sự ổn định chính trị trong nước và đặc biệt là bảo vệ địa vị thống trị của mình. Đây thực sự là một trở ngại lớn trước suy tính của nhiều nước phương Tây muốn mau chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, khẳng định vị trí và quyền lợi của mình ở Nhật Bản.

Cùng thời gian này, tình hình chính trị khu vực xảy ra nhiều biến động, điển hình nhất là cuộc Chiến tranh Nha Phiến (1839-1842) diễn ra giữa Anh và Trung Quốc. Mượn cớ Tổng Đốc nhà Thanh là Lâm Tắc Từ, tịch thu và đốt hơn 2 vạn

85

thùng thuốc phiện của thương nhân Anh nên Anh phái 41 tàu chiến, 15 nghìn quân đánh Quảng Châu và Hạ Môn. Lâm Tắc Từ đả chuẩn bị phòng binh nên quân Anh phải rút lui. Quân Anh lại chuyển lên tấn công Chiết Giang rồi sau đó tiến đánh Trực Lệ, Thiên Tân, Bắc Kinh và sau đó tập kích Hạ Môn. Tháng 5-1841, Anh lại tấn công và chiếm Quảng Châu, Thượng Hải. Quân Thanh bại trận và phải ký “Điều ước Nam Kinh” cắt Hương Cảng cho Anh và mở các cảng: Thượng Hải, Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn để người Anh vào buôn bán. Ngoài ra Trung Quốc còn phải bồi thường chiến tranh, chịu sự áp đặt của Anh về thuế quan và cũng phải chấp nhận quyền lãnh sự tài phán. Nhân cơ hội đó, Mỹ, Pháp và các nước thực dân khác đã ủng hộ chính sách của Anh và cùng với Anh tranh giành thị trường Trung Quốc. Sau đó, Mỹ đã buộc Trung Quốc ký “Hiệp ước Vọng Hạ” vào tháng 7-1884, Pháp cũng ép nhà Thanh ký “Hiệp ước Hoàng Phố” vào tháng 10- 1884. Kể từ sau “Điều ước Nam Kinh”, Trung Quốc bị mất vị thế cường quốc ở châu Á và phải chịu phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây. Những thắng lợi mà các nước phương Tây đạt được qua các bản hiệp ước với Trung Quốc đã trở thành tiền lệ về chính trị và ngoại giao để họ tiếp tục thực hiện chính sách xâm chiếm, gây áp lực với các quốc gia châu Á khác.

Đến giữa thế kỷ XIX, với tư cách là nước châu Âu duy nhất có quan hệ chính thức với Nhật Bản trong suốt thời kỳ tỏa quốc, Hà Lan cũng muốn Nhật Bản phải thay đổi đường lối đối ngoại của mình. Ngày 15-8-1844, Hà Lan cử đặc phái viên H.F.Coops mang theo thư của hoàng đế William II và một số vật phẩm làm quà biếu tới Nagasaki. Trong thư, chính phủ Hà Lan cho rằng Nhật Bản nên thức thời mở cửa để khỏi lặp lại bài học đau đớn của Trung Quốc. Bức thư nhấn mạnh: “Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh với Anh, họ đã huy động tất cả nguồn lực của đất nước cho cuộc chiến tranh này, nhưng cuối cùng đã phải gánh chịu thất bại trước ưu thế quân sự của châu Âu. Trung Quốc buộc phải thay đổi nhiều nguyên tắc, chấp thuận mở cửa 5 cảng để cho người châu Âu vào buôn bán”. Bức thư còn thẳng thắn cảnh báo: “Nếu như chúng ta xem xét khuynh hướng chung

86

hiện nay thì sẽ thấy, quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực đang được mở rộng, việc phát minh ra tàu hơi nước khiến cho khoảng cách giữa các nước được rút ngắn lại.” Vì vậy, “Trong bối cảnh toàn thế giới đang tiến hành mở rộng giao lưu quốc tế thì việc đoạn tuyệt với các mối quan hệ đó chỉ có thể tạo nên sự thù địch mà thôi và nếu như cứ tiếp tục duy trì các định kiến lỗi thời chắc chắn sẽ đẩy đất nước đến thảm họa”. Bức thư của chính phủ Hà Lan đã có ảnh hưởng mạnh đến giới cầm quyền Nhật Bản. Nhưng Mạc phủ Edo vẫn cố gắng sử dụng sức mạnh chính trị để tiếp tục theo đuổi chính sách tỏa quốc.

Cùng với bức thư của chính phủ Hà Lan, nhân tố Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng kiên định theo đuổi chính sách tỏa quốc của chính quyền Edo. Sự thất bại của triều đại phong kiến Mãn Thanh, cường quốc lớn nhất ở châu Á, trong cuộc Chiến tranh Nha Phiến đã khiến cho chính quyền Edo phải suy nghĩ tỉnh táo hơn về cục diện chính trị khu vực và vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Từ kinh nghiệm thất bại của triều đình phong kiến Mãn Thanh và các lãnh chúa vùng Tây – Nam Nhật Bản, Mạc phủ có lẽ đã sớm nghĩ đến quyết định từ bỏ chính sách tỏa quốc. Bởi lẽ, Nhật Bản không thể dùng vũ lực chống trả lại phương Tây, không thể tiếp tục duy trì tình trạng cô lập mà vẫn bảo vệ được nền an ninh quốc gia.

Cùng với những tác động của Hà Lan, các quốc gia Anh, Pháp, Nga cũng thường xuyên có những động thái để ép Nhật Bản phải mở cửa đất nước. Chính quyền Edo ra lệnh các lãnh chúa địa phương phải chuẩn bị binh lực, sẵn sàng đối phó với tình hình mới. Tuy nhiên, tình thế chính trị chỉ thực sự thay đổi từ khi chiến hạm Mỹ xuất hiện trong vùng biển Nhật Bản. Thái độ cứng rắn của Đề đốc Mathew Calbraith Perry và sự xuất hiện đồng thời của 4 tàu chiến được trang bị trọng pháo với những cỗ máy khổng lồ chạy bằng hơi nước khiến Mạc phủ Edo phải đi tới quyết định nhân nhượng. Một mặt, Mạc phủ ra lệnh gấp rút xây dựng thêm các tuyến phòng thủ ở những cảng trọng yếu, chế tạo ngay những con tàu lớn, mua thêm vũ khí của Hà Lan nhưng mặt khác vẫn phải suy tính đến những giải TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

87

pháp chính trị thực tế khác. Sức ép của Mỹ đã đặt chính quyền Edo đứng trước hai lựa chọn, tiếp tục chính sách đóng cửa hoặc chấp nhận yêu cầu của Mỹ. Nếu lựa chọn phương án đầu tiên thì Nhật Bản phải tăng cường khả năng phòng thủ. Nếu như vậy, Mạc phủ khó có thể tăng thêm binh lực vì nguồn tài chính của họ cũng như nhiều lãnh chúa địa phương đã cạn kiệt. Hơn thế nữa, nếu tiếp tục chính sách tỏa quốc, Nhật Bản rất khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh với Mỹ cùng nhiều nước phương Tây và sẽ đi vào vết xe đổ của Trung Quốc. Nếu lựa chọn phương án sau thì Nhật Bản phải sửa đổi, thậm chí xóa bỏ chính sách đóng cửa truyền thống. Chủ quyền và nền độc lập dân tộc sẽ bị Mỹ cùng các nước phương Tây xâm phạm. Nhưng Nhật Bản sẽ tránh được nguy cơ của một cuộc chiến tranh, đồng thời có nhiều khả năng vẫn tiếp tục duy trì được nền độc lập tương đối của mình.

Không thể đưa ra quyết định, Mạc phủ ra lệnh sao bức thư của tổng thống Mỹ rồi gửi cho Thiên hoàng và tất cả các lãnh chúa. Mạc phủ yêu cầu người nhận thư sớm cho biết quan điểm thực tế, thẳng thắn của mình. Đứng trước một thách thức chính trị liên quan tới sự tồn vong của dân tộc, quan điểm của các nhà cầm quyền Nhật Bản phân tách thành 3 khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là tiếp tục theo đuổi chính sách tỏa quốc, đề cao lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền dân tộc. Khuynh hướng thứ hai là Mạc phủ nên mở cửa đất nước nhưng vẫn phải hạn chế ảnh hưởng và sự xâm nhập của phương Tây. Ngoài Hà Lan, Nhật Bản có thể thiết lập thêm quan hệ với Mỹ và Nga nhưng không thể nhân nhượng với Anh và Pháp. Trong bất kỳ tình huống nào, Nhật Bản vẫn phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc. Khuynh hướng thứ ba chủ trương phải thức thời và có tầm nhìn rộng lớn trước những biến chuyển căn bản của tình hình thế giới. Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực, nếu Nhật Bản muốn thoát khỏi nguy cơ của một cuộc chiến tranh mà sự thất bại là khó tránh khỏi thì phải mở cửa đất nước, phát triển kinh tế thương mại. Chủ quyền và danh dự của dân tộc có thể bị xâm phạm nhưng từng bước, dựa vào sức tự cường, sẽ giành lại được thế chủ động về chính trị và ngoại giao.

88

Khi chính quyền Edo chưa đưa ra quyết định cụ thể nào thì ngày 13-1-1854, Matthew C. Perry chỉ huy 9 chiếc tàu và 1800 quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu xuất hiện ở vịnh Uraga cửa ngõ Edo. Nhật Bản không còn cách nào khác buộc phải nhượng bộ và ký “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” với Mỹ. Việc ký hiệp ước đã đẩy đời sống chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào một tình trạng vô cùng phức tạp nhưng Nhật Bản không còn cách nào khác bởi quốc gia này chưa đủ mạnh để chống lại phương Tây.

Nếu xét riêng các văn bản mà Nhật Bản ký với 4 cường quốc Mỹ, Nga, Hà Lan và Anh lần thứ nhất, tổng số điều khoản mà Nhật Bản thỏa thuận với các nước là 56 điều. Cụ thể, Nhật Bản ký với Mỹ 12 điều, chiếm tỷ lệ 21,4%, Nga: 9 điều, 16%, Hà Lan, 28 điều, 50% và Anh: 7 điều, 12,5%. Như vậy, số điều khoản mà Nhật Bản ký với Hà Lan gấp 2,3 lần so với Mỹ, gấp 3 lần so với Nga và gấp 4 lần so với Anh. Trong lần ký hiệp ước thứ hai, Mạc phủ đã ký bổ sung với Hà Lan một bản hiệp ước 40 điều, Mỹ: 14 điều và Anh: 24 điều. Như vậy, qua 2 lần ký hiệp ước, số điều khoản mà Nhật Bản chấp thuận với Mỹ là 26 điều, Nga: 9 điều, Anh: 31 điều và Ha Lan: 68 điều. Tổng số điều khoản của cả hai lần ký với 4 nước là 134, bao gồm cả nội dung bản hiệp định lần đầu ký với Anh năm 1854 [17].

Do mối quan hệ với Hà Lan được duy trì liên tục và đã trải qua nhiều thử thách suốt hơn 200 năm nên nội dung cơ bản của các bản hiệp ước mà Nhật Bản ký với Hà Lan là sự khẳng định mối quan hệ giữa hai nước trong điều kiện mới. Vì vậy qua cả hai lần ký, các bản hiệp ước với Hà Lan có nội dung dài nhất (28 và 40 điều). Đây cũng là những hiệp ước có nội dung phong phú nhất tập trung vào những vấn đề kinh tế. Các lĩnh vực khác như chính trị và ngoại giao ít được đề cập tới. Tuy nhiên, trong các bản hiệp ước đó cũng có những điều khoản pháp lý quy định việc xét xử người Nhật vi phạm chủ quyền của Hà Lan, về quyền ưu tiên đối với các tàu Hà Lan khi vào cảng mà Nhật Bản đã đồng ý mở cho các nước khác, quyền của công dân Hà Lan được đi lại tự do ở Deshima, quyền ưu tiên trong việc tổ chức tang lễ cho những người Hà Lan chết trên lãnh thổ Nhật Bản, về việc xác

89

định chủ quyền bằn cách cắm cờ, về quyền lưu chuyển thông tin.... Có thể thấy, Hà Lan vẫn là quốc gia tư bản được chính quyền phong kiến Nhật Bản tin cậy nhất và được sử dụng như một đối trọng nhằm giữ thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với Mỹ cũng như các nước phương Tây khác thời bấy giờ.

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của các cường quốc khi thâm nhập vào Nhật Bản là việc mở cửa các hải cảng. Do đó, thông qua các dữ liệu thống kê thì có thể khẳng định vào thời điểm ký hiệp ước, Hà Lan và Anh là những nước có mức độ buôn bán đa dạng nhất. Tuy nhiên, cán cân đã thay đổi kể từ sau khi quan hệ thương mại Nhật – Mỹ được triển khai. Qua cả 2 lần ký hiệp ước, Nhật Bản đã chấp nhận cho tàu của 4 nước phương Tây vào 6 cảng, đó là các cảng: Hakodate, Shimoda, Kanagawa, Niigata, Hiogo và Nagasaki. Trong đó, khu vực phía bắc (Hokkaido) chỉ mở cảng Shimoda cho tàu của 3 nước Mỹ, Nga và Hà Lan. Khu vực đảo Trung tâm (Honshu) mở các cảng Hakodate, Kanagawa, Niigata, Hiogo và vùng Tây – Nam (Kyushu) chỉ mở cảng Nagasaki. Như vậy, tàu của Mỹ vào được tất cả 6 cảng. Tàu Anh vào được 5 cảng, tàu Nga vào được 3 cảng và tàu Hà Lan chỉ vào được 2 cảng Hakodate, Nagasaki mà thôi. Mặc dù trên thực tế, tàu nước ngoài có thể vẫn được ghé vào một số cảng khác như: Uraga, Kobe, Osaka hoặc Edo... trong trường hợp thời tiết xấu mà không cần phải xin phép trước, nhưng về mặt pháp lý Mỹ vẫn là nước giành được nhiều đặc quyền nhất. Qua đó, có thể thấy tầm hoạt động của các đội tàu Mỹ là rộng lớn nhất và Mỹ cũng là nước mà Nhật Bản phải nhân nhượng nhiều nhất trong quyền được phép vào các cảng.

Ngoài ra, trong cả 2 bản hiệp ước mà Nhật Bản ký với Mỹ không có điều khoản nào quy định về số lượng tàu thuyền của Mỹ được phép đến Nhật Bản mỗi năm, cũng như không có quy định nào về chủng loại và số lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước như vẫn thường thấy trong các đạo dụ của Nhật Bản thời kỳ tỏa quốc. Năm 1858, hiệp ước quy định cụ thể: “Người Mỹ có thể tự do bán hàng cho người Nhật và mua từ người Nhật những thứ hàng họ muốn bán mà không có sự can

90

thiệp của bất kỳ một quan chức Nhật Bản nào trong việc mua bán đó cũng như trong việc thanh toán và trao đổi ngang bằng; tất cả các đẳng cấp xã hội ở Nhật Bản có thể mua, bán, tích trữ và sử dụng những loại hàng hóa mà người Mỹ đã bán cho họ” [17]. Chủ trương tự do thương mại đó cũng được thể hiện trong các bản hiệp ước mà Nhật Bản ký với các nước khác.

Trong các loại hàng hóa đưa vào Nhật Bản, thuốc phiện bị cấm nghiêm ngặt. Một số bản hiệp ước đã quy định kẻ nào mua bán, tàng trữ thuốc phiện sẽ bị trừng phạt và trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Chắc chắn là qua kinh nghiệm xương máu của Trung Quốc với loại hàng hóa nhiều nguy hại nhưng đem lại lãi suất đặc biệt này, Mạc phủ đã muốn ngăn chặn nguy cơ cuộc Chiến tranh Nha Phiến xảy ra trên đất Nhật Bản.

Khác với thuốc phiện, vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác lại được phép nhập vào Nhật Bản nhưng chỉ có thể bán cho người nước ngoài và chính quyền Nhật Bản. Thêm vào đó, hiệp ước ký với Mỹ năm 1858 quy định: “Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 89)