Tình hình chính trị, xã hội những năm đầu thời Minh Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 45 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Thời kỳ sau Minh Trị Duy tân

1.2.1. Tình hình chính trị, xã hội những năm đầu thời Minh Trị

Ngày 3-1-1868, Tướng quân Tokugawa Yoshinobu chính thức bị tước đoạt đất đai, chức vụ để trao trả lại toàn bộ quyền hành cho Thiên Hoàng. Tuy nhiên, lực lượng trung thành với Shogun (Tướng quân) gồm khoảng 15.000 quân, chủ yếu thuộc hai phiên Aizu và Kuwana, vẫn tiếp tục tấn công liên quân Choshu – Satsuma ở Toba – Fushimi (gần Kyoto) mở đầu cuộc Chiến tranh Boshin (Nhâm Thìn). Mặc dù liên quân Choshu – Satsuma chỉ có 5000 quân nhưng do được trang bị vũ khí hiện đại của phương Tây nên đã liên tiếp giành thắng lợi.

41

Sau cuộc đàm phán giữa Saigo Takamori và đại diện triều đình với Katsu Kaishu, cuộc tổng tiến công vào thành Edo được dừng lại. Ngày 11-4-1868, Mạc phủ ra lệnh mở cửa thành Edo đầu hàng quân đội triều đình. Edo chấm dứt vai trò là trung tâm quyền lực của đất nước do dòng họ Tokugawa dựng lên từ đầu thế kỷ XVII.

Một số phiên vùng Đông Bắc do chưa chịu khuất phục chính quyền mới nên vẫn tiếp tục chống cự một thời gian nữa. Phó Tư lệnh Hải quân của chính quyền Tokugawa là Enomoto Takeaki đưa hạm đội của mình lên vùng Hakodate (thuộc Hokkaido), kiên trì cầm cự đến tháng 5-1869 mới chịu đầu hàng. Kể từ lúc này, chính phủ mới nắm thực quyền chi phối trên phạm vi toàn quốc.

Vào năm đầu tiên của chính quyền mới, các nhà cầm quyền vẫn chưa thể khái quát về một đường lối chung để phát triển đất nước. Trước khi đảm nhận trọng trách trong chính quyền mới, họ mới dừng lại trong công việc ở phiên của mình. Vài người trong số họ có quen nhau nhưng chưa bao giờ tập hợp lại thành những cộng sự cùng thực hiện một đường lối, chương trình chung.

Trong hai năm đầu tiên, chính quyền Minh Trị vẫn loay hoay tìm một cơ cấu chính trị mới. Họ vẫn chưa có thái độ rõ ràng trong việc đối xử với cựu Shogun, người đã trao toàn bộ quyền lực cho Thiên hoàng. Trong khi đó, chính quyền mới vẫn phải quyết định nhiều vấn đề phức tạp và cấp bách nhưng đều không triển khai được chính sách nào vào thực tiễn một cách vững tin. Nhiều quyết định được ra lại mâu thuẫn với quyết định trước đó khiến cho nhân dân phàn nàn về thái độ không nhất quán của chính phủ. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng hai mục tiêu được đề ra ngay từ đầu đã thể hiện một đường lối chiến lược đúng đắn của chính quyền mới, đó là độc lập quốc gia và phấn đấu từng bước tiến lên bình đẳng với các cường quốc phương Tây. Con đường để đạt được mục tiêu đó được gọi là Phú quốc cường binh.

Những nhà lãnh đạo trong chính quyền mới vốn là những người đi theo đường lối Tôn vương nhượng di (Ủng hộ Thiên hoàng, đánh đuổi ngoại quốc),

nhưng lúc này, họ cho rằng chừng nào Nhật Bản còn chưa hùng mạnh về quân sự TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

42

trên cơ sở sức mạnh kinh tế của mình thì chừng đó Nhật Bản còn chưa thể “tống cổ lũ man di” được. Tư tưởng đó được chính quyền thể hiện trong bản Tuyên thệ 5 điều. Tháng 3-1868, mặc dù tình hình trên toàn quốc chưa thật ổn định nhưng một hội nghị tư vấn gòm đại diện của các phiên vẫn được triệu tập để chuẩn bị cho bản tuyên thệ này. Yuriki Mimasa và Fukuoka Takachika là những người chịu ảnh hưởng rõ rệt tư tưởng chính trị phương Tây được giao nhiệm vụ soạn thảo. Bản Tuyên thệ với những nội dung cụ thể như: Hội nghị phải được mở rộng và những vấn đề quốc gia phải do công luận quyết định. Trên dưới một lòng ra sức chăm lo công việc đại sự quốc gia. Từ bách quan văn võ đến thường dân, mọi người phải được tự do theo đuổi chí nguyện của mình để trong nước không còn sự bất mãn. Phải từ bỏ những tập quán xấu và mọi việc phải dựa vào công đạo. Phải tiếp thu kiến thức từ khắp nơi trên thế giới để chấn hưng đất nước [40, tr 52]

Trên cơ sở của bản Tuyên thệ, Fukuoka Takachika và Soejima Taneomi được phân công soạn thảo Seitaisho (Chính thể thư), một văn bản hiến pháp tạm thời, định ra cơ cấu tổ chức của chính quyền mới. Cơ cấu mới là sự kết hợp giữa thể chế của phương Tây – sự phân lập quyền lực theo chế độ đại nghị với hình thái chính trị mang tính quan liêu truyền thống của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chế độ Dajokan

(Thái chính quan) được thiết lập.

Về cơ bản, chế độ Dajokan tồn tại cho đến khi chế độ nội các được áp dụng từ tháng 12-1885. Tuy nhiên trong thời gian đó, cơ chế này cũng có một số biến đổi. Vào tháng 7-1869, chỉ phủ mới được xây dựng theo chế độ 2 quan 6 bộ. Shigikan phụ trách các vấn đề tôn giáo nằm độc lập với Dajokan. Còn Dajokan trực tiếp nắm các cơ quan còn lại. Đến tháng 7-1871, cơ cấu chính phủ trở lại gần giống với ban đầu. Dajokan nắm trọn mọi quyền lực. Dưới Dajokan có 3 viện: Sain

(Tả viện), Uin (Hữu viện) và Seiin (Chính viện). Seiin do các Dajodaijin (Thái chính đại thần), Sadaijin (Tả đại thần), Udaijin (Hữu đại thần) cùng các Sanji

(Tham nghị) đứng đầu. Seiin là cơ quan chính trị tối cao tương đương với nội các chính phủ. Sain là cơ quan lập pháp và Uin lo các công việc hành chính.

43

Bên cạnh việc tổ chức chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cũng được sắp xếp lại để đảm bảo sự kiểm soát trên quy mô toàn quốc của chính quyền mới. Năm 1868, theo Chính thể thư, Nhật Bản áp dụng chế độ: phủ, phiên, huyện. Theo đó, chính quyền đặt ra các chức chiji, sanji ở 9 phủ và 22 huyện cho những người quản lý lãnh thổ vốn là quan lại của Mạc phủ và Triều đình. Các phiên vẫn thuộc quyền cai trị của lãnh chúa trước đây.

Tuy nhiên đến năm 1869, tình hình Nhật Bản bắt đầu thay đổi. Do thấy được sức mạnh của chính quyền Mạc phủ cũ đã thấm vào các phiên nên chính quyền mới phải chuẩn bị cho việc đưa quyền lực của mình vào thay thế quyền lực cũ. Chính phủ thuyết phục các lãnh chúa của các phiên Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen trả lại đất đai và cư dân sinh sống trên đó cho Triều đình một cách tượng trưng để làm gương cho các lãnh chúa khác. Đến tháng 3-1869, đã có 200 phiên làm theo và khi kết thúc, con số các phiên trao trả ruộng đất đã lên tới 274. Các lãnh chúa được mời giữ chức chihanji (Trí phiên sự), một chức vụ tương đương tri huyện.

Tiến thêm một bước nữa, ngày 14-7-1871, chính phủ đã mời 56 chihanji đang sống ở Tokyo để công bố chiếu thư “Phế phiên trí huyện”. Tất cả các phiên bị phế bỏ và thay vào đó cả nước được chia thành 3 phủ và 302 huyện nhưng đến tháng 11-1871, được hợp nhất thành 3 phủ và 72 huyện. Năm 1888, Nhật Bản được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ và 43 huyện như ngày nay.

Những đơn vị hành chính cấp dưới là quận, làng hoặc phố cũng được tổ chức lại. Trong đó, làng của thời Minh Trị có quy mô lớn hơn làng Nhật Bản dưới thời Edo.

Những cải cách này có ý nghĩa hết sức to lớn. Một mặt, nó khẳng định quyền lực của chính quyền mới trên quy mô toàn quốc, mặt khác nó tạo ra tiền đề căn bản và rất quan trọng cho việc chính phủ thực thi những cải cách khác trong thời gian tới.

44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)