Trên phương diện chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 60 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Sức mạnh phương Tây trong nhận thức của người Nhật Bản

2.2.1. Trên phương diện chính trị

Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình bất ổn của Nhật Bản, đã liên tiếp gây áp lực bắt Nhật Bản phải mở cửa cho họ tự do buôn bán. Giữa thế kỷ XIX, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hà Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt

56

đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản. Sau khi chiến hạm của Mỹ “đổ bộ” vào vịnh Edo, Nhật Bản phải mở cửa hai hải cảng cho Hoa Kỳ là Shimoda và Hakodate.

Năm 1858, Hoa Kỳ đã ép Nhật Bản ký một hiệp ước thương mại toàn diện có hiệu lực từ năm 1860. Nhật Bản cũng phải ký các thỏa ước bất bình đẳng với người Anh, người Hà Lan, người Pháp, người Nga và hải cảng Nagasaki phải mở cửa “chào đón” tàu thuyền Nga. Năm 1866, thỏa ước về thuế 5% đánh trên hàng hoá nhập cảng vào Nhật Bản. Các thương gia nước ngoài rất chú ý tới hai thành phố mới phát triển là Yokohama, Osaka. Binh lính Anh và Pháp cũng đi theo các thương nhân để bảo vệ các cơ sở thương mại và nhân viên khỏi sự đe doạ của các Samurai.

Trước tình hình khủng hoảng đó, sự đe dọa của các nước phương Tây đã đẩy Nhật Bản đứng trước 2 con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu và Mạc phủ giữ quyền lực càng lâu càng tốt với nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, để dễ dàng cai trị hoặc đi theo con đường cải cách đất nước với cơ hội trở thành một cường quốc như các nước phương Tây.

Có lẽ vào thời điểm này, người Nhật đã nhận thức rất rõ rằng sức mạnh của các cường quốc phương Tây hoàn toàn vượt trội với vũ khí hiện đại, tư duy chiến lược tiên tiến và cả kỹ năng đi biển điêu luyện. Vậy thật vô ích khi cứ đóng cửa cố thủ trước những sức mạnh đang xưng hùng xưng bá trên đại dương này. Do đó, tất yếu phải mở cửa học hỏi người phương Tây, để rồi dùng chính sức mạnh phương Tây chống lại chính họ. Tháng 12-1867, chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3-1-1868, chính phủ mới do Nhật hoàng Minh Trị được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển nên họ ủng hộ chính quyền mới.

Thiên hoàng Minh Trị sau khi giành lại được thực quyền đã hoàn thành việc thống nhất lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, quân đội chính phủ chỉ là quân sĩ thuộc

57

các thế lực từ 4 phiên đồng minh là Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen. Hơn nữa, chế độ Mạc phủ tuy đã giải thể nhưng họ dù gì vẫn là một thực thể chính trị với sự hiện diện trên khắp 270 phiên trấn. Họ vẫn tiếp tục dùng mọi phương cách để cai trị dân trong lãnh địa và thực thi chính trị theo ý mình không khác nhiều so với thời Edo.

Lúc này, chính phủ Minh Trị mới nghĩ đến việc cải tổ bộ máy nhà nước với hình thức nhà nước trung ương tập quyền như các quốc gia Âu Mỹ, không để tình trạng địa phương phân quyền. Nếu không thực thi cải tổ thì Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây hùng mạnh. Tháng 1-1869, bốn phiên Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen đã dâng sớ lên Thiên hoàng xin trả lại “bản tịch” cho chính quyền Thiên hoàng. Tới tháng 6-1869, tất cả các phiên khác cũng đã trao trả chính quyền cho trung ương.

Trước khi bắt tay vào công cuộc đổi mới, người Nhật đã thực hiện một cuộc tham quan học tập kéo dài 1 năm 10 tháng qua 12 nước Âu - Mỹ. Đây là một cuộc tham quan có một không hai trong lịch sử và sau chuyến đi đó người Nhật đã học hỏi những cái hay, phù hợp của từng nước cho mình, qua đó từng bước bản địa hóa chúng chứ không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt, Nhật Bản không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào của phương Tây mà họ thực hiện chính sách đa mô hình hóa để xây dựng đất nước. Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với làn sóng văn minh khai hóa.

Trong lĩnh vực chính trị, ngày 27/4/1868, Thiên Hoàng long trọng tuyên bố “Chính thể thư” nhằm xác định mô hình chính trị của Nhật Bản trên cơ sở học tập các mô hình chính trị của các nước Châu Âu. Theo đó về hình thức nhà nước Nhật Bản là nhà nước Quân chủ Lập hiến, nhưng thực tế mọi quyền hành đều nằm trong tay Thiên Hoàng.

58

Itagaki Taisuke⑥ (1837–1919), một nhà lãnh đạo đầy quyền lực của tỉnh Tosa, người từ bỏ vị trí trong Hội đồng Quốc gia sau cuộc Chinh Hàn Luận (Seikanron) năm 1873, đã đi tìm kiếm các giải pháp hòa bình thay vì bạo lực để giành được tiếng nói trong triều. Ông mở trường và khởi đầu phong trào với mục đích thiết lập một chính thể lập hiến và cơ quan lập pháp. Itagaki và những người khác viết Đài kỷ niệm Tosa năm 1874 để phê phán quyền lực không giới hạn của các đầu sỏ chính trị và kêu gọi thiết lập ngay lập tức chính phủ đại nghị.

Không hài lòng với nhịp độ cải cách sau khi tái tham gia Hội đồng Quốc gia năm 1875, Itagaki tổ chức những người đi theo mình và những người chủ trương dân chủ trong tổ chức rộng rãi Ái Quốc xã⑦ (Aikokusha) để đẩy mạnh việc thực hiện chính phủ đại nghị năm 1878. Năm 1881, trong một hành động nổi tiếng nhất của mình, Itakaki giúp thành lập Đảng Tự Do (Jiyuto), đi theo học thuyết chính trị của Pháp.

Năm 1882 Okuma Shigenobu thành lập Lập hiến Cải cách Đảng (Rikken Kaishinto), ủng hộ cho nền dân chủ nghị viện kiểu Anh. Đáp lại, quan chức chính phủ, các viên chức chính quyền địa phương, và những người bảo thủ khác thành lập Lập hiến Đế chính Đảng (Rikken Teiseito), một đảng ủng hộ chính quyền, vào năm 1882. Rất nhiều cuộc tuần hành chính trị diễn ra sau đó, một số chuyển thành bạo động, kết quả là sự giới hạn nghiêm ngặt hơn của chính phủ.

Lãnh đạo chính phủ vốn từ lâu bận tâm với mối đe dọa bạo lực với sự bất ổn định và các lãnh đạo chủ chốt chia rẽ về vấn đề Triều Tiên nhưng nhìn chung đều đồng tình với một chính thể lập hiến sẽ được thiết lập vào một ngày nào đó. Tuy vậy, những đầu sỏ chính trị, trong khi nhận thức được áp lực chính trị hiện tại, quyết tâm giữ quyền kiểm soát. Do đó, mọi việc vẫn tiến triển một cách ít ỏi.

(Tên tiếng Nhật:板垣退助) Một nhà chính trị Nhật Bản lãnh đạo phong trào “Tự do dân quyền”, Đảng phái phát triển đầu tiên của Nhật Bản.

Một chính đảng được thành lập tại Osaka nhằm vận động dân quyền toàn quốc

59

Hội nghị Osaka năm 1875 đi đến kết luận tái tổ chức lại chính quyền với bộ máy tư pháp độc lập và bổ nhiệm một Hội đồng Nguyên lão (Genronin) với nhiệm vụ xem xét các ý kiến cho việc thành lập cơ quan lập pháp. Nhật Hoàng tuyên bố rằng “chính thể lập hiến sẽ được thiết lập từng bước” và ngài ra lệnh cho Hội đồng Nguyên lão sơ thảo Hiến pháp.

Ba năm sau, Hội nghị Thống đốc các tỉnh thành lập một hội đồng được bầu tại các tỉnh. Mặc dù giới hạn quyền lực của chúng nhưng những hội đồng này địa diện cho một bước chuyển của chính phủ đại nghị ở tầm quốc gia, và cho đến năm 1880, các hội đồng tương tự cũng được thành lập ở các làng và thị trấn. Năm 1880, các ứng cử viên từ 24 tỉnh tổ chức một hội nghị quốc gia để thành lập Liên đoàn Thành lập Quốc hội (Kokkai Kisei Domei).

Mặc dù chính quyền không chống lại các luật lệ của nghị viện, đối đầu với sự thúc đẩy “dân quyền”, nhưng vẫn tiếp tục cố kiểm soát tình hình chính trị. Các bộ luật mới năm 1875 cấm báo chí phê phán chính phủ hay thảo luận về các bộ luật quốc gia. Luật hội họp công cộng (1880) giới hạn nghiêm khắc các cuộc tụ tập đông người bởi sự hiện diện không được phép của các viên chức và yêu cầu mọi cuộc biểu tình, diễu hành phải có giấy phép của cảnh sát.

Tuy vậy, bất chấp sự bảo thủ của các lãnh đạo, Okuma tiếp tục là một người chủ trương đơn độc chính thể kiểu Anh, một chính thể với các đảng phái chính trị và nội các tổ chức bởi nhiều đảng, có thể chịu chất vấn của Quốc hội. Ông kêu gọi tổ chức bầu cử vào năm 1882 để triệu tập Quốc hội vào năm 1883. Từ chối theo kiểu Anh, Iwakura và những người bảo thủ khác vay mượn nhiều điều từ hệ thống lập hiến Phổ. Viên quan cấp cao thời Minh Trị Ito Hirobumi (1841–1909) lĩnh trách nhiệm soạn thảo hiến pháp Nhật Bản. Ông dẫn đầu một phái đoàn học hỏi Hiến pháp ra nước ngoài năm 1882, dành phần lớn thời gian ở Đức. Ông không chấp nhận Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vì “quá tự do” hay hệ thống Anh quá cồng kềnh và có một quốc hội kiểm soát quá mạnh với triều đình, kiểu Pháp và Tây Ban Nha bị loại vì hướng tới chế độ chuyên quyền.

60

Ito được cử làm người đứng Cục nghiên cứu hệ thống Hiến pháp năm 1884, và năm 1885 Hội đồng Quốc gia được thay thế bằng một nội các do Ito làm Thủ tướng. Vị trí Thái chính đại thần, Tả đại thần, Hữu đại thần, đã tồn tại từ thế kỷ thứ VII như là cố vấn cho Nhật hoàng đều bị bãi bỏ. Thay vào vị trí đó, Cơ mật viện được thành lập năm 1888 để đánh giá bản hiến pháp sắp tới và tham vấn cho Nhật hoàng.

Để củng cố hơn nữa quyền lực quốc gia, Hội đồng Quân sự tối cao theo kiểu Đức với hệ thống các tướng quân chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhật hoàng và có thể hành động độc lập với Bộ lục quân các viên chức dân sự. Khi nhận được sự phê chuẩn của Nhật hoàng như dấu hiệu của việc chia sẻ quyền lực và trao quyền và sự tự do cho đề tài của ông, năm 1889, Hiến pháp Minh Trị cho ra đời Nghị viện Hoàng gia (Teikoku Gikai), được soạn thảo bởi Hạ Nghị viên dân bầu với giới hạn rất lớn về số lượng nam công dân được đi bầu cử, phải trên 25 tuổi và phải nộp 15 yên thuế quốc gia, khoảng 1% dân số, và Thượng viện, bao gồm quý tộc và những người được Hoàng gia chỉ định; và Nội Các chịu trách nhiệm trước Nhật hoàng và sự độc lập của cơ quan tư pháp. Nghị viện có thể phê chuẩn pháp luật của chính thể và các bộ luật được đề xuất, đại diện cho chính thể, và tập hợp lời thỉnh nguyện đến Thiên hoàng. Tuy nhiên, bất chấp thay đổi về cơ cấu chính quyền, quyền lực tối cao vẫn nằm trong tay Nhật hoàng trên cơ sở tổ tiên thần thánh của ông.

Hiến pháp mới định rõ thể chế chính thể vẫn là độc tài, với Nhật hoàng nắm hầu hết quyền lực quan trọng và chỉ nhượng bộ một chút cho dân quyền và cơ cấu nghị viện. Sự tham dự của chính đảng được coi là một phần của tiến trình chính trị. Hiến pháp Minh Trị sẽ tồn tại cho đến năm 1947 như là nền tảng của các đạo luật.

Trong những năm đầu của chính thể lập hiến, ưu khuyết điểm của Hiến pháp Minh Trị đều bộc lộ. Một nhóm nhỏ quý tộc SatsumaChoshu tiếp tục thống trị Nhật Bản, được thể chế hóa thành một cơ cấu trên Hiến pháp gọi là Nguyên lão

61

(Genro). Các Nguyên lão cùng nhau đưa ra các quyết định dành riêng cho Thiên hoàng, và như vậy chính là các Nguyên lão chứ không phải Thiên hoàng đã kiểm soát nền chính trị quốc gia.

Tuy vậy trong suốt thời kỳ này, các vấn đề chính trị thường được giải quyết thông qua thương lượng, và các đảng phái chính trị dần gia tăng quyền lực của mình thông qua chính phủ và kết quả là họ giữ vị thế ngày càng lớn trong tiến trình chính trị. Từ năm 1891 đến năm 1895, Ito làm Thủ tướng với Nội Các gồm phần lớn các Nguyên lão bao gồm những người muốn thành lập một đảng chính quyền kiểm soát Hạ viện. Mặc dù họ không hoàn toàn nhận ra, xu hướng đi tới nền chính trị chính đảng cũng được hình thành.

Trên phương diện quản lý xã hội, để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện⑧, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các địa danh. Đồng thời, họ tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và kỹ thuật. Toà án mới kiểu tư sản được thành lập.

(廃藩置県: Haihan-chiken)Là một đạo luật vào năm 1871 của chính quyền Minh Trị để thay thế hệ thống phiên phong kiến truyền thống Nhật Bản và đưa việc tập trung quyền lực trung ương. Quá trình này đánh dấu đỉnh cao của cuộc Minh Trị Duy Tân.

62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)