Sức ép phương Tây và sự suy yếu của chính quyền Tokugawa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 37 - 45)

6. Cấu trúc luận văn

1.1. Thời kỳ trước Minh Trị Duy tân

1.1.3. Sức ép phương Tây và sự suy yếu của chính quyền Tokugawa

Sau gần 2 thế kỷ theo đuổi chính sách toả quốc, bước sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Nhật Bản Tokugawa đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đáp ứng được sự phát triển, cũng như không đủ sức chống lại sự xâm nhập của đế quốc Âu – Mỹ. Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trong nước ngày càng trở nên gay gắt, về đối ngoại chính quyền Tokugawa cũng thường xuyên phải chịu những áp lực chính trị của các nước tư bản phương Tây. Tuy tham vọng về Nhật Bản có phần khác nhau nhưng các nước này đều có chung mục đích là sử dụng sức mạnh buộc Mạc phủ Tokugawa phải sớm bãi bỏ chính sách toả quốc, mở cửa giao thương quốc tế và nhượng bộ về ngoại giao.

Tình hình xã hội trong nước lúc này vô cùng rối ren. Về kinh tế, nền nông nghiệp dựa trên quan hệ phong kiến, quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

33

phong kiến, tình trạng cát cứ không phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Pháp luật không công nhận nông dân Nhật có quyền chiếm hữu đất đai mặc dù họ được canh tác trên những mảnh đất cha truyền con nối. Việc mua bán đất bị nghiêm cấm, nhưng trong thực tế việc gán đất đã xảy ra đến quy mô lớn. Vì thiên tai, mất mùa hoặc do bệnh tật trong các gia đình nông dân, họ không đủ sức nạp nghĩa vụ tô thuế, lao dịch nên phải gán đất cho nhà giàu ở nông thôn hay chủ buôn bán, người cho vay nặng lãi ở thành thị. Về hình thức, người nông dân vẫn giữ đất của mình và tiếp tục cày cấy nhưng thực ra, họ đã trở thành tá điền, không chỉ nộp tô thuế cho Daimyo (lãnh chúa) mà còn phải nộp tô tiền hay tô hiện vật cho chủ nợ. Người phú nông chủ nợ có quyền sở hữu đất đai, thực tế được gọi là Zinushi (địa chủ). Ở Nhật Bản lúc bấy giờ còn khuyến khích khai hoang và dành cho chủ đất nhiều quyền lợi, được miễn thuế trong một thời gian nhất định. Sắc lệnh khẩn hoang năm 1721 đã tạo điều kiện cho các thương gia cho vay lãi ở thành thị xuất vốn tham gia khai khẩn đất hoang. Như vậy độc quyền chiếm hữu đất đai của quý tộc bị phá vỡ ở một mức độ đáng kể. Bên cạnh những lãnh chúa phong kiến truyền thống đã xuất hiện giai cấp địa chủ Zinushi gồm phú nông và các nhà buôn cho vay nặng lãi.

Địa chủ bóc lột nông dân Nhật nặng nề, vượt quá quy định pháp luật, mức tô thuế trung bình 50% số thu hoạch. Song nông dân, và nhất là tá điền phải trả tô cho cả lãnh chúa lẫn địa chủ lên tới 70% thu hoạch hay cao hơn nữa.

Sự phát triển của các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, hiện tượng chiếm hữu đất đai kinh doanh và việc hình thành những quan hệ mới đã làm thay đổi các quan hệ trong nông nghiệp.

Một hiện tượng mới ở nông thôn là sự xuất hiện chế độ làm thuê năm, thuê tháng và thuê công nhật. Tuy ở Nhật Bản, việc nông dân ra khỏi lãnh địa đi làm thuê đều bị bắt trả về cho lãnh chúa, nhưng hiện tượng trốn khỏi lãnh địa vẫn xảy ra không gì ngăn chặn nổi. Nông dân đi kiếm việc làm ở thị trấn và những vùng thiếu lao động.

34

Vào đầu thế kỷ XIX, những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên ngày càng lộ rõ. Tình trạng mất mùa, đói kém, ôn dịch liên tiếp xảy ra. Trong 50 năm từ 1790 -1840 theo tài liệu thống kê không đầy đủ, nước Nhật bị mất mùa 22 lần, nạn đói bao trùm một phần khá lớn đất nước. Tuy vậy cũng trong thời gian đầu, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và tác động trở lại đối với xã hội. Tổ chức sản xuất thủ công nghiệp truyền thống là các phường hội ở thành thị, lao động tại gia của nông dân. Chính quyền đã giao cho phường hội độc quyền sản xuất kinh doanh một thứ hàng hoá và phải nộp cho nhà nước một khoản nghĩa vụ bằng tiền.

Những thương đoàn lúa gạo, tơ lụa, thương nhân đông tới hàng ngàn. Thương đoàn lúa gạo Osaka có tới 1351 nhà, ở Edo có tới 1706 nhà. Họ được độc quyền buôn bán trong nước.

Công trường thủ công phân tán, khá phổ biến đem lại hiệu quả cho nền sản xuất kinh doanh. Nông dân thường nhận nguyên liệu từ những chủ kinh doanh, sản xuất tại nhà và giao hàng cho chủ theo định kỳ. Sản phẩm họ làm ra đều thuộc về chủ. Cũng có nhiều nơi, thực tế nông dân lĩnh lương của nhà buôn. Ở miền Trung Nhật Bản trên đảo Honshu trong các ngành tơ, lụa, kéo sợi, dệt vải, công nghiệp tại gia phát triển nhanh chóng. Mỗi khu vực trong nước chuyên môn sản xuất một mặt hàng nào đấy. Sự tiêu thụ ngày càng tăng về vải lụa cho phép xuất hiện nhiều công trường thủ công dệt. Ở miền Nam trong công quốc Satsuma ngành sản xuất tơ lụa có nhiều xí nghiệp thuê từ 20 đến 30 công nhân.

Từ nửa sau thế kỷ XVIII, công trường thủ công sản xuất lụa vải xuất hiện ở nhiều tỉnh, có đến 100 công trường do phong kiến tổ chức quản lý. Ở Tokyo năm 1850 nhiều công trường có từ 10 đến 20 máy dệt. Trong những năm 50 – 60 đã xuất hiện công nghiệp luyện thép và những công xưởng đóng tàu ở các công quốc phía Tây Nam.

Tuy công nghiệp Nhật Bản có những bước phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn. Tính biệt lập của các công quốc làm xuất hiện hàng rào quan thuế và đủ thứ hạn chế của chính phủ, đặc biệt là việc cấm nông dân bỏ ruộng đất, chạy ra thành thị. TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

35

Đến giữa thế kỷ XIX, số công trường thủ công lên tới hàng trăm nhưng công nghiệp chế tạo vẫn chưa ra đời. Tỉ lệ sản phẩm công nghiệp Nhật so với thế giới đạt mức không đáng kể, ngành đúc đồng khoảng 6% và ngành sản xuất tơ cũng chỉ mới chiếm 10% (năm 1867).

Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân khổ cực khiến niềm tin vào chính quyền Mạc phủ lung lay dữ dội. Một điều không thể phủ nhận, trong thời gian cai trị của mình Mạc phủ Tokugawa đã đem đến cho Nhật Bản sự biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Một mặt Mạc phủ đóng vai trò của chính quyền trung ương buộc các lãnh chúa phải ký cam kết trung thành với tướng quân để duy trì hòa bình trong toàn Nhật Bản, mặt khác lại luôn tỏ ra tuân thủ các nguyên tắc, đạo lý truyền thống bởi trên danh nghĩa Thiên hoàng vẫn là người có quyền uy cao nhất ở Nhật Bản. Đối với người dân Nhật Bản, Hoàng gia, mà linh hồn là Thiên hoàng, luôn có ý nghĩa là trung tâm hội tụ của sức mạnh truyền thống đồng thời là biểu tượng cho sự trường tồn và thống nhất dân tộc. Sự tồn tại song song của hai chính quyền trong cơ chế điều hành kép: Thiên hoàng (triều đình) và tướng quân (Mạc phủ) kéo dài gần 700 năm trong lịch sử Nhật Bản còn in đậm nét cho đến ngày nay là một đặc điểm rất đáng chú ý. Nguồn gốc thiêng liêng của Nhật hoàng thấm sâu trong truyền thống và ý thức dân tộc đã khiến cho các tướng quân, dù có tham vọng đến đâu, cũng phải tính toán cẩn trọng trong các bước đi chính trị. Mạc phủ Tokugawa với thiết chế chính trị của nó, vừa mang tính chất quân sự vừa có chức năng dân sự, vừa thống trị Nhật Bản với tư cách là lãnh chúa lớn nhất vừa đóng vai trò của chính phủ trung ương, thay mặt Thiên hoàng cai quản đất nước, hoạch định chính sách quốc gia. Như vậy, về chính trị giới lãnh đạo Tokugawa đã giải quyết thành công mối quan hệ hết sức tinh tế với Thiên hoàng và Hoàng gia mà vẫn bảo vệ được chủ thuyết của mình. Cùng với sự đối xử cung kính, những chu cấp tương đối rộng rãi về kinh tế… chính quyền Edo không những đã tránh được sai lầm của một số tướng quân trước đây mà còn giữ được mối quan hệ đúng nghi lễ với Thiên hoàng. Nhìn chung, mối quan hệ giữa hai thế lực chính trị đó đã

36

diễn ra khá phẳng lặng và chỉ bắt đầu có dấu hiệu rạn vỡ khi các cường quốc phương Tây đem đại bác đến gõ cửa Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX.

Trong những năm cầm quyền, sức mạnh của chính quyền Tokugawa dựa trên nhiều nhân tố nhưng việc duy trì được sự cân bằng quyền lực gồm ba cực: Thiên hoàng Minh Trị - Mạc phủ Tokugawa và các lãnh chúa địa phương là một trong những điều kiện căn bản tạo nên sự thành công cho triều đại này. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tập trung sức mạnh chính trị và duy trì được sự cân bằng quyền lực, chính quyền Edo phải đối diện với những mâu thuẫn không thể điều hòa và đứng trước nguy cơ bị phân rã. Những ràng buộc chính trị giữa Mạc phủ Edo với các lãnh chúa đ ịa phương ngày càng trở nên lỏng lẻo và nhiều lãnh chúa đã nổi dậy chống lại chính quyền Trung ương. Mạc phủ đã mất dần đi uy thế chính trị và không còn khả năng duy trì sự lãnh đạo đất nước.

Điều đáng chú ý là, dưới sự tác động của những biến chuyển mau chóng và sâu sắc của tình hình trong nước và quốc tế, mặc dù cũng tự cố gắng điều chỉnh một số chính sách vốn vẫn được coi là nguyên tắc bất biến và trên thực tế cũng đã tiến hành một số cuộc cải biến nhưng Mạc phủ Edo vẫn không thể thoát ra khỏi những định chế cũ và hạn chế lịch sử căn bản của mình. Việc tiếp tục duy trì thiết chế phong kiến truyền thống và ra sức bảo vệ địa vị thống trị cũng những đặc quyền của gia tộc khiến cho chính quyền Edo trở thành một thế lực chính trị bảo thủ, độc đoán [37]. Hệ quả là, Mạc phủ Edo trở thành mục tiêu công kích, lên án của toàn thể xã hội. Do vậy, từ chỗ phản đối một số chính sách của chính quyền Edo, các lực lượng chính trị có tư tưởng cấp tiến, đối lập đã từng bước chống lại sự thống trị của Mạc phủ và cuối cùng là đi đến lật đổ chế độ này.

Mặc dù chính phủ Edo cố làm cho nước Nhật vươn lên, nhưng lại muốn duy trì nguyên trạng các đẳng cấp. Tuy vậy, quy luật phát triển xã hội đã thay đổi, quan hệ hàng hóa tiền tệ đã làm xói mòn những giá trị tưởng chừng bất biến, làm thay đổi các đẳng cấp trong xã hội.

37

Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế gia đình tầng lớp những người nông dân vốn chiếm tới 80-90% dân số Nhật Bản, ngày càng trở nên khó khăn, hàng vạn người phải ra thành thị để kiếm sống vì không có đất, không có việc làm. Thân phận hèn kém của người nông dân khiến họ bất mãn với chính quyền Edo. Tình hình xã hội vô cùng bất ổn lại càng làm gia tăng mong muốn đấu tranh của đại bộ phận dân nghèo. Các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra, giống như những đợt sóng xói mòn chế độ phong kiến. Thực ra thì ở Nhật Bản, phong trào nông dân và dân nghèo chưa bao giờ lật đổ được chế độ thống trị và tạo nên những vương triều mới. Nhưng do phải đấu tranh để sinh tồn, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và thị dân ngày càng gia tăng. Tính riêng từ đầu thế kỷ XIX cho tới trước cuộc Minh Trị Duy tân đã có tới 538 cuộc khởi nghĩa, nhiều hơn số cuộc khởi nghĩa trong cả thế kỷ XVIII và gấp gần 3 lần trong thế kỷ XVII. Các cuộc khởi nghĩa lan dần đến ven hoặc vào những thành phố lớn như Edo, Nagasaki, Takayama và cả hầm mỏ Ykuno [26].

Trong những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, do mất mùa, giá gạo lên cao, cuộc khởi nghĩa của nông dân lan ra thành thị đã thúc đẩy dân nghèo nổi dậy. Cuộc đấu tranh năm 1837 của Osyo Heihatiro đã nổ ra ở Osaka. Những người khởi nghĩa đòi giảm thuế, giảm tô, chống sự lộng hành của thôn trưởng, chống đầu cơ tích trữ của các thương gia và các chủ nợ. Những cuộc đấu tranh của dân thành thị đề ra khẩu hiệu mọi người bình đẳng. Có thể kể đến cuộc khởi nghĩa ở Bongo, Hiroshima, cuộc khởi nghĩa của Ikuta Yoroshi ở Kashiwadki, cuộc khởi nghĩa của 2000 nông dân ở Noshi thuộc Setsu, cuộc nổi dậy của nông dân Omi năm 1942.

Các cuộc khởi nghĩa cho thấy chính quyền Tokugawa sau 2 thế kỷ tồn tại đã đến lúc không đủ sức điều hòa các mâu thuẫn xã hội và giải quyết con đường phát triển xã hội của Nhật Bản.

Bên cạnh sực ép từ các thế lực trong nước, đến đầu thế kỷ XIX, các nước phương Tây gồm Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thậm chí cả Hà Lan cũng trở nên tức giận vì bị hạn chế bởi chính sách tỏa quốc do Mạc phủ Edo TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

38

ban hành từ 2 thế kỷ trước. Các nước này liên tục gây sức ép, trình quốc thư yêu cầu Nhật Bản phải mở cửa đất nước và ký kết các hiệp ước bất bình đẳng.

Đến giữa thế kỷ XIX, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào thế giới phương Đông ngày càng trở nên mạnh mẽ. Là một trung tâm kinh tế lớn của châu Á, Trung Quốc trở thành mục tiêu trọng tâm của các nước phương Tây. Sự thất bại của nhà Thanh, đế chế lớn nhất châu Á, trong cuộc Chiến tranh Nha Phiến (1839-1842) đã được các thương nhân Hà Lan và Trung Hoa truyền đến đảo quốc Nhật Bản. Sự thất bại đó đã làm sụp đổ uy lực của nhà Thanh và gây nên một chấn động lớn đến chính thể phong kiến và xã hội Nhật Bản. Mặc dù chính quyền Edo vẫn chủ trương tăng cường phong toả bờ biển nhưng từ ngày 24-7-1842, sau khi được phía Hà Lan thông báo rằng, sau “Chiến tranh Nha Phiến”, Anh sẽ cử tàu chiến đến Nhật Bản, chính quyền Edo đã bãi bỏ “Lệnh đánh đuổi tàu thuyền ngoại quốc” (Dị quốc thuyền đả phát lệnh) và ban hành “Lệnh cung cấp nước” (Tân thuỷ cấp dự lệnh). Từ đó Mạc phủ Tokugawa cho phép chính quyền các cảng cung cấp than, củi, nước ngọt, thực phẩm cho tàu thuyền ngoại quốc khi họ đến Nhật Bản. Chính sách toả quốc truyền thống bắt đầu được nới lỏng. Trong khi đó, sự thâm nhập của các đoàn tàu nước ngoài vào vùng biển Ryukyu, Nagasaki, Hakodate, Shimoda… trở nên thường xuyên hơn. Một số lãnh chúa cũng tỏ ra không sẵn sàng chống lại các đoàn tàu phương Tây khi chúng cố tình xâm phạm vào vùng biển Nhật Bản. Mặc dù ra sức thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh nhưng chính quyền Edo ngày càng tỏ ra không thể giành quyền chủ động trong toàn bộ các quan hệ đối ngoại.

Năm 1853, Đề đốc Matthew Calbraith Perry (1794-1858) đã tạo ra một bước ngoặt mới trong quan hệ Nhật – Mỹ. Vào hồi 17h ngày 15-7-1853, sự xuất hiện bất ngờ của đồng thời 4 chiến hạm đen chạy bằng hơi nước được trang bị dàn đại bác cỡ lớn đã khiến cho dân chúng thành Edo vô cùng lo sợ. Edo bị đặt trong tầm trọng pháo từ các chiến hạm của Mỹ. Người ta tin rằng một cuộc chiến tranh tàn khốc với phương Tây chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng trái với tinh thần hoảng loạn của đại TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

39

đa số dân chúng, chính quyền Edo vẫn quyết tâm thực hiện chính sách toả quốc và yêu cầu đoàn tàu Mỹ phải rời đến Nagasaki, cảng quốc tế duy nhất mà các tàu ngoại quốc có thể cập bến.

Trước áp lực bất ngờ của phái bộ Mỹ, Mạc phủ không thể đưa ra giải pháp đối phó hữu hiệu. Để xoa dịu tình hình và cũng nhằm kéo dài thời gian tìm biện pháp đối phó, chính quyền Edo đã phải từ bỏ nguyên tắc truyền thống, cử đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)