CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới và tạ
1.2.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học tại Việt Nam
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đang là cụm từ được nhắc tới nhiều nhất trên báo chí, hay bản tin truyền hình. Hiện tượng khí hậu thay đổi cũng đã và làm đất nước quan tâm nhiều hơn, từ Chính phủ đến người dân. Chúng ta cũng đã có từng bước tiếp cận tình hình điển hình như chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó vói biến đổi khí hậu, cập nhật kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng… Không những vậy, chúng ta đã có những cái nhìn mới là cần phải thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là những tri thức trẻ. Nắm bắt được vấn đề
này, mới đây nhất là Quyết định số 1474/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ “Về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020” trong đó đã nêu rõ tại mục số 53 về vấn đề xây dựng và triển khai chương trình giáo dục và đào tạo về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, thời gian thực hiện kéo dài từ năm 2013 đến năm 2020. Thực hiện kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 329/QĐ- BGDĐT vào ngày 25 tháng 1 năm 2014 về việc phê duyệt đề án “ Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013 – 2020” và Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2015” và phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 – 2015” với mục tiêu hướng tới Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kĩ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên của ngành Giáo dục và cha mẹ học sinh, cộng đồng. Tuy nhiên những nghiên cứu, dự án truyền thông về BĐKH ở bậc đại học, vẫn còn hạn chế về số lượng và quy mô, hầu hết ở bậc đại học tryền thông về vấn đề này mới chỉ dừng lại việc lồng ghép vào một số môn học, chưa có chuyên ngành nghiên cứu cụ thể.
Trong hệ thống giáo dục ở nước ta, nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được tích hợp, lồng ghép trong các môn học có liên quan ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học); trong các chuyên đề giảng dạy và sinh hoạt tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng. Đối với một số trường cao đẳng và đại học, trong điều kiện cho phép có thể biên soạn thành giáo trình riêng về biến đổi khí hậu trong chương trình đào tạo. Trong 2 năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức đưa nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu vào chương trình đào tạo của khoa Địa lí.
Học hỏi từ các nước bạn và nhận thức được tầm quan trọng , kinh tế, xã hội, văn hóa của hai đồng bằng sông Mekong Việt Nam và đồng bằng sông Mississippi Hoa Kỳ trong 13 đồng bằng lớn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng do hậu quả của việc Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng (theo Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu năm 2007 đã cảnh báo), vào ngày 25 tháng 06 năm 2008 Việt Nam và Hoa Kỳ đã có tuyên bố chung về việc thành lập một Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là DRAGON institute-Mekong-CTU) và đặt tại Trường đại học Cần Thơ. Song song quá trình thành lập Viện, phía trường Đại học Cần Thơ cũng đã hình thành nhóm nghiên cứu chuyên đề liên quan đến tác động của sự biến đổi khí hậu lên các mặt tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội cũng như khả năng ứng phó của Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh một số Viện nghiên cứu về BĐKH được đặt trong các trường Đại học, các hội thảo đã được các trường đại học tổ chức thành công mang tên như “Lồng ghép giảng dạy về biến đổi khí hậu trong chương trình đào tạo trình độ đại học” tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Vinh và Đại học Đà Lạt, mới gần đây là Đại học Hồng Đức. Tại các hội thảo này, các chuyên gia, báo cáo viên trao đổi tài liệu về Biến đổi khí hậu do hơn 100 chuyên gia các nước biên soạn, là chương trình khung có tính mở, áp dụng cho nhiều ngành đào tạo khác nhau. Bao gồm 4 học phần: Kiến thức chung về Biến đổi khí hậu; Các khía cạnh xã hội và mội trường của Biến đổi khí hậu; Lập kế hoạch sử dụng đất nhằm giảm phát thải; Đo tính và giám sát carbon.
Một số dự án, hội thảo về BĐKH ở các trường đại học :
Ngày 25, 26/6/2014 tại Đại học Đà Lạt, hơn 100 nhà khoa học đến từ các tổ chức và các trường đại học đã hội thảo tập huấn về dự án Lồng ghép giảng dạy về Biến đổi khí hậu trong chương trình đào tạo trình độ đại học. Dự án do cơ quan hỗ trợ Quốc tế Hoa Kỳ (UASID) hỗ trợ thông qua. Chương trình giảm phát thải từ rừng khu vực Châu Á (LEAF); Chương trình Rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD). Trường Đại học Đà Lạt cũng đã thực hiện 24 buổi giảng dạy về biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai (mỗi buổi 4 tiết) cho khoảng 8000 sinh viên các khóa trong toàn trường. Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp
cho sinh viên các thông tin hệ thống và cập nhật nhất về biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của đất nước trong hiện tại và tương lai.
Sáng 21/8/2014, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng - Trưởng Ban chỉ đạo giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ngành Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng UNICEF Việt Nam và 2 trường Đại học là ĐHQG Hà Nội và Đại học Vinh tổ chức Hội nghị trực tuyến: "Triển khai công tác truyền thông, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai năm 2014". Trong hội thảo nêu rõ "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020" là một trong 6 Đề án của kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án là thực sự cần thiết. Công tác truyền thông, giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học không chỉ ở trên các phương tiện truyền thông hay trong các hoạt động chính khóa mà cần thực hiện cả ở trong các hoạt động ngoại khóa của các trường học.
Ngày 2/10/2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Viện Friedrich Ebert (FES) tại Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Lấy ý kiến lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền". Theo dự kiến, đầu năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tiếp tục phối hợp với Viện FES tổ chức lớp tập huấn lồng ghép về biến đổi khí hậu trong giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho các giảng viên của Nhà trường.
Sáng 27/11/2014, tại Trường Đại học Hồng Đức, Ban Quản lý dự án rừng và đồng bằng Việt Nam phối hợp với Sở Ngoại vụ và Trường Đại học Hồng Đức tổ chức hội thảo “Lồng ghép giảng dạy biến đổi khí hậu (BĐKH) trong chương trình đào tạo trình độ đại học”. Hội thảo giới thiệu tổng quan về chương trình giảng dạy BĐKH ở các trường đại học; những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết về BĐKH, về nguyên nhân, tác động của BĐKH đối với con người
và môi trường, các giải pháp giảm thiểu BĐKH, đồng thời cung cấp bộ tài liệu giảng dạy có thể đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học.
Tựu chung lại, giáo dục về biến đổi khí hậu tại Việt Nam bắt đầu có những bước khởi động vững chãi, một số trường đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về chương trình dạy, cũng như triển khai lồng ghép giảng dạy về biến đổi khí hậu trong chương trình đào tạo đại học của mình. Tuy nhiên riêng đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên thì chưa được thể hiện rõ ràng, mà chỉ thể hiện được dưới một số các hoạt động nhỏ lẻ, không phong phú, mang tính chất gò bó nên hiệu quả chưa cao.