Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về BĐKH và truyền thông BĐKH

2.1.1. Các khái niệm

Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể được

xác định bởi các đại lượng vật lí đo được như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa, v.v. (gọi là các yếu tố khí tượng) và các hiện tượng quan sát được như nắng, mưa, bão, dông, sương mù, v.v. (gọi là các hiện tượng khí tượng). Thời tiết thường thay đổi trong khoảng thời gian ngắn theo ngày, giờ hoặc ngắn hơn.

Khí hậu là sự tổng hợp trạng thái thời tiết ở một địa điểm nhất định, đặc

trưng bởi các giá trị thống kê trung bình và các cực trị đo được hoặc quan sát được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm. Một cách đơn giản, có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình và những cực trị của thời tiết, được xác định trên một khoảng thời gian đủ dài ở một nơi nào đó. Do vậy, khác với thời tiết, khí hậu có tính ổn định tương đối.

Hệ thống khí hậu rất phức tạp, bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển, sinh quyển và những mối tương tác qua lại giữa chúng. Hệ thống khí hậu biến đổi theo thời gian dưới ảnh hưởng của động lực học bên trong và những tác động từ bên ngoài, như núi lửa phun trào, các biến động của mặt trời, cũng như những tác động do con người làm thay đổi các thành phần khí quyển, sử dụng đất.

Biến đổi khí hậu, theo IPCC 2007, là sự biến đổi trạng thái của hệ thống

khí hậu so với trạng thái trung bình trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. [11]

Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu, theo UNEP 2009, thường được dựa trên các kịch bản của BĐKH trong tương lai và được biểu hiện như thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và những thông tin khác. Có thể phân tích những thay đổi và xu hướng trong các thông số khí hậu bằng cách sử dụng thông tin và dữ liệu sẵn có. Khi phân tích tác động của BĐKH thì phải đánh giá được những tác động trực tiếp và hậu quả kinh tế - xã hội của BĐKH, và xem xét vai trò các dịch vụ hệ sinh thái và quy mô xã hội tác động BĐKH.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích

ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng với BĐKH (adaptation), theo IPCC 2001, là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi để ứng phó với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại. Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương thức giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững. Giảm nhẹ BĐKH (mitigation), theo IPCC 2007, là sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu; bao gồm chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính. [13]

Chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH đã định nghĩa “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất”. [9]

BĐKH hiện nay có thể do 2 nguyên nhân: do tự nhiên và do tác động của con người, song nguyên nhân do con người được xác định là chủ yếu. Phần lớn các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự

nhiên...), chặt phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007), BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng lên. [12]

Trong bài giảng về Truyền thông và truyền thông BĐKH của GS.TS Khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Truyền thông được hiểu là là một quá trình chia sẻ các ý tưởng, những suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta với người khác và có được những hiểu biết về những ý tưởng, những suy nghĩ và cảm nhận đó bởi những người mà chúng ta chia sẻ.[8]

Mục đích của truyền thông là nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi nhận

thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau, người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽ truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông). [5]

Các yếu tố của truyền thông [5]: Truyền thông thông tin bao gồm 9 yếu tố,

trong đó 2 yếu tố là những thành phần chính yếu của một quá trình truyền thông thông tin – người gửi (sender)người nhận (receiver). Hai thành phần khác chính là những công cụ truyền thông chủ yếu - thông điệp (message)phương tiện truyền thông (media). 4 yếu tố còn lại là các chức năng của truyền thông thông tin – mã hóa, giải mã, phản ứng và phản hồi. Yếu tố sau cùng là sự nhiễu

thông tin trong hệ thống này. Những yếu tố trên được giải thích như sau:

- Người gửi (Sender): là bên gửi thông điệp cho một bên khác;

- Mã hóa (Encoding): là quá trình diễn dịch tư duy thành hình thức biểu tượng;

- Thông điệp (Message): là tập hợp các biểu tượng mà người gửi chuyển đi;

- Phương tiện truyền thông (Media): là những kênh truyền thông mà

thông qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến với người nhận;

- Giải mã (Decoding): là quá trình mà nhờ đó người nhận ấn định ý nghĩa

cho các biểu tượng đã được mã hóa bởi người gửi;

- Người nhận (Receiver): là bên tiếp nhận thông điệp được gửi bởi một bên khác;

- Phản ứng (Response): là những hành động phản ứng của người nhận sau khi đã xem thông điệp;

- Thông tin phản hồi (Feedback): là một phần phản ứng của người nhận

được truyền thông ngược lại cho người gửi;

- Nhiễu thông tin (Noise): là trạng thái ngoài dự kiến hay sự méo mó của

thông tin xảy ra trong suốt quá trình truyền thông thông tin, nó gây hậu quả là người nhận sẽ tiếp nhận một thông điệp khác hẳn so với thông điệp ban đầu của người gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)