Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

1.4 Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Thực trạng vấn đề truyền thông về BĐKH trong khối các trường đại học, cao đẳng và trong hoạt động Đoàn các cấp tại Việt Nam học, cao đẳng và trong hoạt động Đoàn các cấp tại Việt Nam

Ngày 24 tháng 10 năm 2013, Trung Ương Đoàn đã ban hành chương trình hành động số 12 CT/TWĐTN về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”. Ngay sau đó, hằng năm, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đều xác định nội dung ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường vào chương trình công tác năm và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả thi đua công tác đoàn và phong trào thiếu nhi. Trong các sự kiện lớn của năm về tài nguyên môi trường, Tháng thanh niên, chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Ban Bí thư Trung Ương Đoàn đều ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp bộ đoàn tổ chức các chiến dịch truyền thông tham gia ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường.[3]

Trên cơ sở Chương trình số 12 CT/TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các tỉnh đoàn, đoàn trực thuộc đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, phối hợp với các ngành tài nguyên môi trường ở địa phương tổ chức các hoạt động ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, thu hút các đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia. Hầu hết các cấp bộ đoàn đều xác định và đăng ký đảm nhận tham gia thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây nông thôn mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng cũng chủ động phối hợp và hỗ trợ tỉnh, thành đoàn triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường với nhiều các hoạt động thiết thực và nhiều hoạt động truyền thông, nhất là tuyên truyền và đăng tải các nội dung liên quan về

BĐKH, biên tập đưa lên Website, đưa thông tin vào bản tin thanh niên cùng các hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, lũ lụt.

Trong chuỗi các hoạt động lớn có liên quan đến môi trường, Đoàn Trường các trường đại học, cao đẳng phối chặt chẽ với ngành tài nguyên môi trường tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chuỗi nhân dịp Tết trông cây, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cũng như thu hút đông đảo các đoàn viên, thanh niên tham gia. Các hoạt động được tổ chức thiết thực theo xu hướng tăng cường các hoạt động cụ thể với số lượng lớn về trồng và chăm sóc cây xanh, trồng rừng, xóa điểm đen về môi trường tại các địa phương, khu vực, cơ quan, đơn vị.

Trung ương Đoàn đã tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu trang bị kiến thức ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường đến với đối tượng đoàn viên thanh niên như: 4000 cuốn sổ tay “Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và ứng phó với Biến đổi khí hậu”, 9500 cuốn sổ tay “Tuyên truyền viên môi trường”; 5500 cuốn sách “Các mô hình sáng tạo hiệu quả trong ứng phó với Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường’.

Xác định việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng tham gia ứng phó với Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cho đoàn viên là quan trọng và cần thiết góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, các cấp bộ đoàn tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề của các câu lạc bộ, tổ chức huẩn luyện , tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về công tác bảo vệ môi trường cho các cán bộ đoàn cơ sở, đặc biệt là đội ngũ tuyên truyền viên, tình nguyện viên, chính nhờ điều này các chương trình đã đem lại sự thu hút, sự quan tâm, tham gia của cán bộ, đoàn viên thanh niên.

Công tác tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH, xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đã được các cấp bộ đoàn chủ động triển trai, trong đó tập trung hướng dẫn đoàn viên, thanh niên các kỹ năng khắc phục hậu quả thiên tai sau bão lũ, phối hợp với ngành xây dựng triển khai xây dựng chòi tránh lũ cho hộ nghèo ở khu vực miền Trung.

Công tác phổ biến cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là kiến thức và kỹ năng xử lý trước, trong và sau khi bão lụt xảy ra đã được quan tâm triển khai trong 2 năm qua. Đặc biệt là các khu vực thường xuyện chịu ảnh hưởng bởi thiên tại, bão lụt như khu Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, khu vực ven biển vịnh Bắc bộ. Các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống trước, trong và sau bão lụt được trang bị cho đoàn viên, thanh niên thông qua các hội nghị tập huấn bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bão lụt.

Các hoạt động khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân cũng đã được các cấp đoàn trường đại học cao đẳng tham gia triển khai gắn với nhiều chương trình, mô hình cụ thể, thiết thực qua các hoạt động ra quân do Trung ương đoàn phát động “Ngày thứ bảy tình nguyện” và “Ngày chủ nhật xanh”. Các nội dung được tập trung triển khai gồm truyền thông về bảo vệ môi trường, tổ chức vệ sinh, bóc, xóa quảng cáo rao vặt không đúng nơi quy định, thu gom rác thải, nạo vét kênh rạch .... với tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp.

Hiện nay Chương trình hành động số 12 đã trải qua 02 năm, các hoạt động bảo vệ môi trường đã được các cấp bộ đoàn quan tâm triển khai và đạt được một kêt quả nhất định, tuy nhiên hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được quan tâm triển khai nhiều trong công tác đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian qua. Đoàn trường các trường Đại học, cao đẳng luôn bị động chưa có nhiều chương trình mới mẻ vẫn phụ thuộc phần nhiều vào tỉnh, thành đoàn. Kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của đoàn viên thanh niên vẫn còn hạn chế và các chương trình lễ lớn liên quan vẫn còn mang nặng phần lễ. Ứng phó với biến đổi khí hậu cũng vẫn đang là một lĩnh vực mới tiếp cận của tổ chức đoàn các cấp, bộ, ngành vì vậy thông tin về lĩnh vực này còn hạn chế. [3]

1.4.2. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tại các trường đại học hiện nay

Sinh hoạt Đoàn chủ điểm là một phương thức giáo dục chính trị tư tưởng, một hình thức sinh hoạt Đoàn có chủ đề cho đoàn viên nhằm thống nhất nhận thức trong đoàn viên về một vấn đề tư tưởng theo định hướng của Đoàn cấp trên hoặc các vấn đề thời sự chính trị, xã hội được nhiều đoàn viên quan tâm; thống nhất về mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp tổ chức một hoạt động Đoàn trong một đợt hoạt động lớn của toàn Đoàn.

Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để HSSV thể hiện khả năng hiểu biết, giúp HSSV rèn luyện kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

* Hoạt động văn hóa, nghệ thuật:

Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các trường đại học hầu hết được thể hiện qua các buổi diễn nghệ thuật với các loại hình kịch, hát, múa, ….. nhằm định hướng, giáo dục cho đoàn viên thanh niên có những cảm nhận về tình cảm, cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, về con người, về thiên nhiên.

* Hoạt động thể dục, thể thao:

Hoạt động thể dục thể thao là cầu nối của sự đoàn kết thông qua các cuộc thi như đá bóng, đá cầu, võ thuật… bên cạnh đó còn giúp sinh viên có điều kiện để nâng cao thể lực, tập luyện và tăng cường sức khỏe.

* Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Nội dung của loại hình này nhằm kích thích tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong đoàn viên thanh niên, chịu khó học hỏi tìm tỏi những điều hay, mới mẻ và từ đó áp dụng vào thực tế. Hoạt động này được thể hiện qua các hướng nghiên cứu từ các thầy cô giáo trong trường, hay từ ý tưởng của chính các bạn sinh viên.

* Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng:

Đây là những hoạt động được thể hiện phần nhiều trong các kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên các trường đại học, các hoạt động này liên quan đến những dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn của thế giới và đất nước, các sự kiện chính trị trong nước và thế giới quan tâm trong đó sinh viên sẽ là những nhân tố chủ đạo hoạt động làm việc tình nguyện, phi lợi nhuận như: Hiến máu tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, hoạt động từ thiện……

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)