Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở pháp lý

* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [4]

Giải pháp về tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nghị quyết đã chỉ rõ:

Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu [10]

Trong nhiệm vụ 7 mục c- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã nêu:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên

truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.

* Quyết định số 1183/ 2012/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 [9]

Nhiệm vụ thứ 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 là: Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư;

Trong dự án 3 của Chương trình có mục tiêu:Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu với nội dung: Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH. Các giải pháp được đề xuất trong Chương trình để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Truyền thông trực tiếp: Thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, tập huấn; các khóa tập huấn; các cuộc thi theo chủ đề; biểu diễn văn nghệ; các sự kiện Tuần lễ biến đổi khí hậu, Giờ Trái đất; giáo dục trong trường học…; Truyền thông gián tiếp: Thông qua các hình thức như truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, website, thông điệp, panô, áp phích, tờ rơi,…

* Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020" [1]

Mục tiêu chung của Đề án là: Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên của ngành Giáo dục và cha mẹ học sinh, cộng đồng.

Với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Bảo đảm đến năm 2015, 80% cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục và cấp quản lý giáo dục được nâng cao nhận thức và kỹ

năng thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; đạt 95% vào năm 2020;

- Bảo đảm đến năm 2015, 80% trẻ em các trường mẫu giáo và học sinh, sinh viên các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai (nhất là các hiện tượng thời tiết bất thường) ở địa phương; đạt 95% vào năm 2020;

- Phối hợp với địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho 30% cộng đồng dân cư thuộc địa bàn của trường vào năm 2015; đạt 60% vào năm 2020.

* Chương trình hành động số 12 CT/TWĐTN ngày 24 tháng 10 năm

2013 của Ban Chấp hành Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “ Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” [3]

Với mục tiêu chung là :

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

- Quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động cần gắn với việc triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Thanh

niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”.

Mục tiêu cụ thể của chương trình:

- 100% cán bộ, đoàn viên; 80% thanh thiếu nhi được tuyên truyền nâng cao nhận thức về kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

- Hằng năm, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc tổ chức ít nhất 03 hoạt động hưởng ứng các ngày sự kiện về môi trường; các tỉnh có điều kiện đăng ký đảm

nhận trồng 500 hécta rừng ngập mặn hoặc cây xanh ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

- 100% Đoàn xã, phường, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động tổ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)