Sự cần thiết của thanh niên trong tham gia ứng phó BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về BĐKH và truyền thông BĐKH

2.1.3. Sự cần thiết của thanh niên trong tham gia ứng phó BĐKH

Biến đổi khí hậu đã và đang được xem là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, chưa bao giờ vấn đề này được đề cập nhiều và nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế, quốc gia, địa phương và các tầng lớp nhân dân. Điều này thể hiện qua những nổ lực của các quốc gia tại các kỳ họp COP thường niên, cũng như những nổ lực từ phía các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ trên thế giới.

* Tác động của BĐKH đến giới trẻ

Các hoạt động của con người, như việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và phát triển nông nghiệp không bền vững là một phần gây nên biến

đổi khí hậu, điều này làm giảm sự sẵn có của thực phẩm bổ dưỡng, nước sạch, và phá hủy các hệ sinh thái, an toàn môi trường. Các điều kiện khí hậu sẽ xấu đi ảnh hưởng lớn đến các bệnh lây truyền qua đường nước và các bệnh lây truyền do côn trùng, sự thay đổi về thời tiết khí hậu cũng có thể kéo dài mùa truyền bệnh do các virus, sinh vật và làm thay đổi phạm vi địa lý của chúng. Bên cạnh đó mực nước biển dâng và các sự kiện thời tiết cực đoan gia tăng sẽ là rối loạn môi trường sống và ảnh hưởng đến khả năng ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, lũ lụt cũng gia tăng về tần suất và cường độ. Điều này dẫn đến những nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật, di cư, khiến giới trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của giới trẻ.

Một số ngành nghề sẽ dần biến mất và sự thiệt hại cao về kinh tế khi chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu. Theo báo cáo tổng kết của Diễn đàn nhân đạo toàn cầu (2009), sự gia tăng nhiệt độ của Trái đất sẽ gây nên tình trạng trung bình mỗi năm có 26 triệu người di cư mất ngành nghề, thiệt hại kinh tế là 124 tỉ USD và gây nên cái chết cho hơn 300.000 người do biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng sa mạc hóa làm giảm diện tích canh tác và cư trú, các nạn lũ lụt gây mất mùa, tình trạng suy dinh dưỡng.

* Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong tham gia ứng phó BĐKH Theo tổng Thư ký tổ chức khí tượng thế giới (WMO), ông Michel Jarraud cho biết, cộng đồng trên thế giới đang phải vật lộn để phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, mà 90% trong số đó có liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước. “Bởi vậy, cộng đồng, nhất là giới trẻ cần phải hành động khẩn trương, kiên quyết và dũng cảm. Giới trẻ có khả năng nâng cao nhận thức về khí hậu, về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính… nhưng để phát huy hết tiềm năng của giới trẻ vào hoạt động này, chúng ta cần phải lôi kéo họ tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi các chính sách tác động đến họ hôm nay và liên quan đến họ trong tương lai”. Tại “Ngày Giới trẻ quốc tế”, năm 2008, với chủ đề "Thanh niên và Biến đổi khí hậu: Thời gian hành động", ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho biết thanh niên là những người rất giỏi trong lan truyền các thói quen và công nghệ mới, là yếu tố góp phần vào cuộc chiến chống lại

biến đổi khí hậu. Thanh niên nên được trao cơ hội để tham gia tích cực trong việc ra quyết định của các cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu về BĐKH. Vì đây là nhóm có thể tích cực hỗ trợ, đưa ra sáng kiến, chương trình hành động. Do đó, cần thiết tiến hành các nghiên cứu lớn trong giới trẻ liên quan đến nhận thức về biến đổi khí hậu cũng như vai trò của thanh niên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thanh niên là thế hệ tiếp theo và kế thừa trách nhiệm để bảo vệ trái đất, trong cuộc chiến về biến đổi khí hậu. Giáo dục thanh niên là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thích ứng với sự thay đổi khí hậu và giúp trau dồi sự hiểu biết quốc tế giữa các thành viên của thế hệ tiếp theo. Đó là một quá trình lâu dài sẽ ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai. Chính vì nhận ra được tầm quan trọng của đoàn viên thanh niên như là một phần quan trọng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, thông qua Mạng lưới các thành phố có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) và Tổ chức Challenge to Change (CtC), tại Việt Nam, Quỹ Rockefeller đã tài trợ cho đoàn viên thanh niên tại 3 thành phố Đà Nẵng, Bình Định và Cần Thơ để thực hiện các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu. Dự án có tên: Chương trình Sáng kiến thanh niên thích ứng với biến đổi khí hậu (tên viết tắt là AYIP).

Thanh niên là chủ nhân tương lai của thế giới, họ sẽ là người trực tiếp thực hiện các công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Thanh niên là lực lượng đông đảo, có tiềm năng to lớn, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước. Trong bối cảnh BĐKH, thanh niên chính là lực lượng có thể đi đầu,đảm nhận vai trò xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Lực lượng này cần được huy động, kết nối, tạo nguồn lực và thúc đẩy để có thể vững vàng tỏa sáng.

Như vậy, thanh niên là lực lượng đang chịu thiệt thòi từ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng thanh niên lại là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của xã hội nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng bởi vì họ có lý tưởng mạnh mẽ, chấp nhận rủi ro, nhiều sức sống. Nếu thiếu họ sẽ thiếu đi sức mạnh, thiếu đi sự sáng tạo và động lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)