Truyền thông BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về BĐKH và truyền thông BĐKH

2.1.2. Truyền thông BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học

2.1.2.1. Nội dung của thông điệp truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục Đại học

* Nội dung của thông điệp truyền thông về BĐKH

- Thông điệp về nhận thức

Hiện nay trên thế giới, tất cả các quốc gia, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đều đang rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về BĐKH cho các nhóm đối tượng khác nhau. Điều 6 của Công ước Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về BĐKH. Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo bao gồm tăng cường năng lực quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. Điều quan trọng là cộng đồng hiểu được những bản chất có thể dự đoán được của biến đổi khí hậu và những tác động liên quan do BĐKH gây ra đến sự an toàn và sinh kế của họ (cũng như của thế hệ tương lai). Khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức trọng tâm và các hoạt động truyền thông hai chiều, giúp cho cộng đồng nhận thấy họ cần quan tâm hơn đến những thay đổi của hệ thống khí hậu. Họ cần biết rằng những hoạt động và những hành vi ứng xử của mình, trên thực tế có thể gây ra những ảnh hưởng trước những tác động của BĐKH.

Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tại có rất ít nghiên cứu về mức độ nhận thức hoặc thái độ đối với vấn đề BĐKH của người dân Việt Nam, tuy nhiên có những lý do để nhận định rằng mức độ nhận thức nói chung về BĐKH vẫn còn thấp. Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu được thực hiện bởi Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, trụ sở chính tại thành phố New York, Hoa Kỳ) năm 2007 về mối quan tâm đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu, Việt Nam là một trong những nước ít lo lắng nhất về BĐKH. Ở Việt Nam hiện chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về BĐKH, tuy nhiên, đã có một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, ví dụ như một nghiên cứu của Oxfam (liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương hiện không nhận thức đủ vấn đề biến đổi khí hậu và họ thiếu thông tin, phương pháp, công cụ và kinh nghiệm để đối phó với nó. Chính vì vậy, thông điệp về nhận thức trong truyền thông BĐKH càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Thông điệp về nhận thức cần nhấn mạnh BĐKH hiện nay là một thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khu vực và địa phương trong một thời gian dài (thập kỷ và thế kỷ). BĐKH tác động ngày càng mạnh mẽ đến các điều kiện tự nhiên, nhất là thiên tai, bão, lụt, hạn hán, các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con người hiện nay và cả các thế hệ tương lai, nhất là ở những vùng có rủi ro cao, nếu loài người không kịp thời có những giải pháp ứng phó thích hợp. Do tác động của con người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng…), qua đó thải vào khí quyển các chất khí có tác dụng làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển trái đất, gây ra sự BĐKH. Con người có khả năng ứng phó một cách hiệu quả với sự BĐKH hiện nay, dựa trên việc xem xét về kinh tế, khoa học và công nghệ thích hợp, nhằm tiến tới ổn định nồng độ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn

ngừa được sự can thiệp nguy hiểm từ các hoạt động của chính mình đối với hệ thống khí hậu thế giới, nếu có sự hợp tác rộng lớn nhất của tất cả các nước, của toàn cộng đồng và của mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, nội dung của thông điệp gắn liền với truyền tải các giải pháp chiến lược ứng phó với BĐKH. Bao gồm các giải pháp giảm nhẹ BĐKH thông qua hạn chế phát thải các chất khí có tác dụng làm tăng hiệu ứng nhà kính trong khí quyển từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tăng cường các bể hấp thụ và bể chứa các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các giải pháp thích ứng với BĐKH tập trung điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm những ảnh hưởng có hại và tận dụng được những ảnh hưởng có lợi. Các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH được lựa chọn, xác định đối với mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương, có khả năng và cần được lồng ghép có hiệu quả với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của ngành, lĩnh vực và địa phương đó, phù hợp với chính sách phát triển quốc gia. [6]

Tại Việt Nam, quan điểm của Nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH là: Ứng phó với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo. Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; đầu tư cho ứng phó với BĐKH là yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững. Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu. [8]

- Thông điệp về hành động

Thông điệp về hành động được xác định dựa trên sơ đồ tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH từ cấp trung ương đến địa phương. Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, xã hội,

môi trường (tổng thể, ngành, lĩnh vực) đều phải xem xét tới hậu quả tác động của BĐKH ở địa phương, dựa vào kết quả đánh giá tác động và các kịch bản về BĐKH được xác định (đối tượng là các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch, lãnh đạo chính quyền các địa phương). Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện. [6]

Với mỗi nhóm bên liên quan cần tiến hành xác định các nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cụ thể liên quan đến BĐKH hoặc truyền thông. Vị trí của từng nhóm đối tượng và các động lực tham gia của họ cũng được xác định, cùng với vai trò và cơ chế tham gia trong việc triển khai thực hiện hành động. Đối tượng tiếp nhận thông điệp hành động truyền thông về BĐKH có thể kể đến một số các nhóm như sau:

- Chính quyền và cơ quan quản lý các cấp: đây là các cơ quan, đơn vị và cá nhân được chỉ đạo tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện, giám sát hay điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhóm đối tượng này phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước các công việc hàng ngày có liên quan đến BĐKH (tài nguyên nước, thủy điện, giao thông thủy, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, sản xuất nông nghiệp…). Đồng thời, nhóm này có nhiệm vụ lồng ghép các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính trong các chương trình và kế hoạch phát triển của ngành mình.

- Khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong bối cảnh BĐKH, khối doanh nghiệp bao gồm cả nhà nước và tư nhân cần thiết tham gia vào các hoạt động liên quan đến BĐKH và cần được ưu tiên cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến BĐKH, các kịch bản và biện pháp ứng phó với BĐKH.

- Các tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên từ trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn là nhóm đối tượng có mạng lưới thành viên hoạt động rộng

khắp trên phạm vi cả nước, đồng thời chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động vận động cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, ví dụ như sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, nước sạch và vệ sinh nông thôn, chất lượng nước, tài nguyên nước và BĐKH. Các tổ chức chính trị xã hội vừa được xem là đối tượng cần được truyền thông về BĐKH, vừa được xem là công cụ truyền thông, khi thành viên của các tổ chức này tham gia mạng lưới báo cáo viên và cộng tác viên cơ sở về BĐKH. Vì vậy, cần cung cấp các thông tin, kiến thức cơ bản về BĐKH, các mô hình ứng phó với BĐKH, các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cũng như tăng cường năng lực truyền thông về BĐKH tới cộng đồng cho nhóm đối tượng này.

- Các tổ chức dân sự, xã hội: Tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận trong nước và quốc tế, các hội, mạng lưới, câu lạc bộ đóng trên địa bàn các tỉnh thành Việt Nam, tập trung vào các thành phố lớn. Nhóm này rất quan tâm theo dõi những thông tin mới liên quan đến khung thể chế hay định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch hành động của các cơ quan quản lý của Chính phủ. Ngược lại, các cơ quan quản lý của Chính phủ sẽ tiếp nhận những thông tin, số liệu từ nghiên cứu tại hiện trường của các tổ chức dân sự xã hội để làm cơ sở tham chiếu xây dựng văn bản chính sách pháp luật.

- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo rất cần được cung cấp đầy đủ các thông tin cập nhật liên quan đến BĐKH phục vụ công tác giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu của mình.

- Các cơ quan truyền thông: Các cơ quan truyền thông đại chúng vừa là nhóm đối tượng cần được đào tạo, nâng cao nhận thức về BĐKH; vừa là đối tác quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông của chiến lược. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài viết, phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề về BĐKH được đăng tải, phát sóng và xây dựng trên nhiều tờ báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình, cấp trung ương và địa phương. Tuy nhiên, thông tin về BĐKH mà các phóng viên, nhà báo có được và đưa tin còn tương đối chung chung, chưa có nhiều luận chứng khoa học cũng như các bài học, kinh nghiệm và nghiên cứu thực tiễn. Các cơ quan truyền thông đại chúng vẫn còn thiếu

thông tin về BĐKH để cung cấp cho khán giả và độc giả. Các cơ quan quản lý chức năng cần tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ phóng viên, nhà báo được tiếp cận, tập huấn đầy đủ các thông tin, kịch bản, các kết quả điều tra nghiên cứu, văn bản chính sách pháp luật, các tài liệu hướng dẫn, các mô hình ứng phó với về BĐKH.

- Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng nghèo sinh sống tại vùng duyên hải, vùng núi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ các ảnh hưởng của BĐKH. Tuy nhiên, không phải ai trong cộng đồng cũng có những hiểu biết về BĐKH, những nguyên nhân gây ra BĐKH và các tác động của nó. Nếu như nhận thức của người dân về BĐKH được nâng cao, con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường nước, cộng đồng có được những kỹ năng cơ bản xử lý các vấn đề liên quan đến BĐKH trong cuộc sống hàng ngày thì gánh nặng trách nhiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ không còn là của riêng những nhà quản lý nữa mà sẽ được san sẻ trong cả cộng đồng. Thông điệp truyền thông đảm bảo cộng đồng dân cư sẽ được cung cấp kiến thức, thông tin cơ bản về BĐKH, từ đó nâng cao nhận thức, hình thành ý thức, có thái độ và hành vi ứng xử thân thiện với môi trường thiên nhiên. Các hình thức truyền thông cho cộng đồng có thể là các cuộc thi tìm hiểu, mô hình trình diễn, các câu lạc bộ, tổ tự quản hay các hoạt động mang tính phong trào.

* Nội dung của thông điệp truyền thông về BĐKH trong giáo dục đại học

Thông điệp truyền thông về BĐKH trong giáo dục đại học có mối liên hệ gần nhất với nhóm đối tượng là cơ quan nghiên cứu và đào tạo, và tổ chức chính trị xã hội (Đoàn thanh niên trong nhà trường). Bên cạnh nội dung gắn với hai nhóm trên, thông điệp truyền thông về BĐKH trong giáo dục đại học phải gắn với mục tiêu giáo dục về BĐKH, trong đó bao gồm sự hiểu biết cơ bản về khí hậu và BĐKH. Cụ thể hơn, thông điệp truyền thông cần tập trung vào việc nâng cao hiểu biết về hệ thống khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu, giảm tác động hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu, và các vấn đề liên quan.

Về cơ bản, các chủ đề (thông điệp) truyền thông về BĐKH có thể được gộp lại thành hai nhóm chính sau:

- BĐKH đang xảy ra và có nhiều khả năng sẽ gây ra những tác động lớn đến quá trình phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Sinh viên có thể tham gia chương trình hành động cụ thể nhằm thích ứng với BĐKH, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Các chủ đề truyền thông có thể áp dụng:

- Thông tin chung về BĐKH và mối liên hệ giữa BĐKH tới sức khỏe, sản xuất và chất lượng cuộc sống của cộng đồng;

- Sự tham gia của mọi người (không chỉ thanh niên/sinh viên) vào chia sẻ thông tin, ứng phó với BĐKH?

- Các câu chuyện, ví dụ nghiên cứu điển hình, số liệu cụ thể liên quan đến BĐKH trong nước và quốc tế;

- Trao đổi các kinh nghiệm liên quan đến mối liên hệ giữa BĐKH với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng;

- Cộng đồng cùng quan tâm đến BĐKH;

Những thông điệp này cần đi liền với các hoạt động thực tế nhằm thúc đẩy những thay đổi trong hành vi của người tiếp nhận.

2.1.2.2. Hình thức truyền thông BĐKH trong giáo dục đại học

Trong giáo dục đại học, có thể chia các hình thức hoạt động truyền thông về BĐKH theo các nhóm như sau:

 Nghiên cứu và đào tạo

- Nhà trường tổ chức nghiên cứu về BĐKH có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ giảng viên và sinh viên.

- Nhà trường đào tạo cử nhân, thạc sĩ BĐKH.  Các khóa đào tạo tập huấn

- Đào tạo tập huấn những kiến thức cơ bản về BĐKH cho các nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên, giảng viên, sinh viên trong nhà trường. Nội dụng hướng đến: Hiện trạng BĐKH trên thế giới; BĐKH có thể ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, nghề nghiệp, sức khỏe và an ninh lương thực hiện nay và trong tương lai; Những hoạt động gì có thể làm giảm thiểu tác động tiêu cực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)