Thực trạng nhận thức về BĐKH của Đoàn thanh niên Đại học Quốc tế Bắc Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 53 - 66)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhận thức về BĐKH của Đoàn thanh niên Đại học Quốc tế Bắc Hà

3.1. Thực trạng nhận thức về BĐKH của Đoàn thanh niên Đại học Quốc tế Bắc Hà Bắc Hà

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra với mẫu 475 sinh viên và cán bộ thuộc các chi đoàn của Đoàn Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà theo phương pháp ngẫu nhiên, lập bảng khảo sát và điều ra phỏng vấn sâu. Cụ thể về số lượng:

- Chi đoàn cán bộ: 25 cán bộ, giảng viên

- Chi đoàn sinh viên: 450 sinh viên (chia đều khóa 6, khóa 7, khóa 8 mỗi khóa 150 sinh viên)

- Tổng số phiếu khảo sát: 475 phiếu

- Phỏng vấn sâu: 30 bản, với đối tượng phỏng vấn là bí thư, cán bộ lớp, Ban Thường vụ Đoàn trường.

- Thời gian khảo sát: tháng 9/2014

Nhà trường không đào tạo chuyên ngành hay giảng dạy các môn học có nội dung liên quan đến vấn đề BĐKH nên với phạm vi nghiên cứu hẹp, việc lựa chọn mẫu bỏ qua sự phân chia đối tượng theo chuyên ngành đào tạo, vẫn đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Nội dung điều tra: Khái niệm BĐKH, nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH hiện đại; tác động của BĐKH; ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống; hoạt động thích ứng với BĐKH; các giải pháp ứng phó với BĐKH ở cấp vi mô; các hoạt động ứng phó, tìm hiểu về BĐKH; mức độ tiếp cận các hoạt động truyền thông về BĐKH của đoàn viên/sinh viên.

 Mức độ quan tâm, nhận thức và hiểu biết về BĐKH

Nhận thức đúng về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH là cơ sở quan trọng để đoàn viên thanh niên có các hoạt động ứng phó với BĐKH. Qua bảng 3.1 cho thấy, đoàn viên thanh niên trong nhà trường đã có những hiểu biết cơ bản về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của đoàn viên các khóa có sự khác nhau, tính

trung bình, đoàn viên thanh niên là sinh viên năm thứ ba - K6 và chi đoàn cán bộ có nhận thức cao hơn so với đoàn viên thanh niên năm nhất, năm hai. Điều này có thể lý giải là do mức độ tiếp cận với truyền thông BĐKH ở hai nhóm này khác nhau, sẽ được phân tích trong kết quả khảo sát cụ thể.

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về BĐKH

STT Nội dung Tỷ lệ Khóa 6 Khóa 7 Khóa 8 Cán bộ Trung bình 100% 100% 100% 100% 100% 1 Biết đến vấn đề BĐKH Có 97.3 94.7 90 92 93.5 Không 2.7 5.3 10 8 6.5

2 Hiểu khái niệm BĐKH

Đúng 40 31.3 18.7 60 37.5

Sai 60 68.7 81.3 40 62.5

3 Biết về biểu hiện của BĐKH

Sai

Sóng thần 67.3 63.3 67.3 76 68.5

Mưa bão 92.7 91.3 95.3 92 92.8

Động đất 55.3 60 67.3 60 60.7

Đúng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan

gia tăng 95.3 95.3 82.7 100 93.3

Băng tan - Nước biển dâng 95.3 82.7 78 100 89 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 95.3 92.7 82.7 100 92.7

Hạn hán 60 67.3 67.3 76 67.7

Bão mạnh 82.7 70.7 76 92 80.3

Lượng mưa thay đổi 30.7 36 27.3 40 33.5

Xâm nhập mặn 70.7 67.3 63.3 64 66.3

4 Biết về nguyên nhân của BĐKH hiện đại

Đúng

Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất.

43.3 34.7 38 40 39

Tăng nồng độ khí nhà kính 63.3 60 69.3 92 71.2

Sự biến đổi trong phân bố lục địa

- biển của bề mặt Trái đất 78 68.7 74 52 68.2 Sự biến đổi của các tham số quỹ

đạo Trái đất 22 16 10.7 20 17.2

Tăng các hiện tượng thời tiết cực

đoan 24 34 39.3 8 26.3

Nước biển dâng 76 76 81.3 32 66.3

Sóng thần 76 84 78 68 76.5

Tăng cường độ các cơn bão nhiệt

đới 50 34.7 38 44 41.7

Băng tan ở hai cực 74 76 74 92 79

Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu 76 74 74 88 78

Hạn hán gia tăng 38 44.7 39.3 44 41.5

5 Nhận thức về ứng phó với BĐKH

Không biết 8.7 8.7 16 16 12.3

Con người không thế thay đổi

được BĐKH 17.3 23.3 28 20 22.2

Là công việc nghiên cứu của các

nhà khoa học 33.3 33.3 26 16 27.2

Mỗi cá nhân đều có thể tham gia

hoạt động ứng phó với BĐKH 40.7 34.7 30 48 38.3

6 Sự quan tâm đến ứng phó với BĐKH

Rất quan tâm 27.3 24 22 24 24.3

Bình thường 56.7 52 45.3 60 53.5

Không quan tâm 16 24 32.7 16 22.2

Nhận xét kết quả khảo sát

1)Biết đến vấn đề BĐKH

Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình trên 93% đoàn viên là cán bộ, giảng viên, sinh viên thuộc các chi đoàn được khảo sát tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà có biết đến hoặc nghe tới vấn đề BĐKH. Đây là một tín hiệu khả quan, tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn, ta cần căn cứ vào thực tế nhận thức của nhóm khảo sát về BĐKH.

2)Hiểu khái niệm BĐKH

Với câu hỏi lựa chọn khái niệm về BĐKH, thực tế khoảng trên 60% ý kiến trả lời sai khái niệm BĐKH. Trong số đó, theo thống kê từ bảng khảo sát, sinh viên K6 (năm thứ 3) và nhóm cán bộ, giảng viên hiểu đúng hơn về BĐKH so với sinh viên K7, K8.

3)Nhận thức về biểu hiện của BĐKH hiện đại

Từ số liệu trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1a, ta thấy các đáp án là biểu hiện của BĐKH hiện đại như: Băng tan - Nước biển dâng; Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng; Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu được lựa chọn với tỷ lệ khá cao, chiếm trung bình trên 80% số lượng kết quả được khảo sát. Tuy nhiên cũng có yếu tố lại không được biết đến nhiều: Lượng mưa thay đổi - kết quả lựa chọn trung bình chiếm 33.5%.

Biểu đồ 3.1a: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH

Biểu đồ 3.1b: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát

Qua khảo sát kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.1b, các hậu quả của BĐKH và các hiện tượng thiên tai như mưa bão, sóng thần, động đất cũng bị hiểu nhầm là biểu hiện của BĐKH. Có đến hơn 92.8% kết quả khảo sát có lựa chọn phương án mưa bão là biểu hiện của BĐKH, con số này tương ứng là 60.7% với yếu tố động đất, 68.5% với yếu tố sóng thần. Nói cách khác, đa số đoàn viên thanh niên được khảo sát đã nhầm lẫn về biểu hiện của BĐKH.

Có thể nhận định, nhận thức về biểu hiện của BĐKH hiện đại của đoàn viên là sinh viên, cán bộ, giảng viên thuộc các chi đoàn được khảo sát là không chắc chắn, còn nhầm lẫn giữa các khái niệm, vì vậy cần thiết đưa nội dung biểu hiện của BĐKH vào truyền thông trong hoạt động của nhà trường và của Đoàn thanh niên Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà.

4)Nhận thức về nguyên nhân của BĐKH hiện đại

Tương tự như kết quả khảo sát nhận thức về biểu hiện của BĐKH, kết quả cho thấy đoàn viên là sinh viên, cán bộ, giảng viên thuộc các chi đoàn được khảo sát có nhận thức không chắc chắn, nhầm lẫn về nguyên nhân của BĐKH hiện đại.

Nhận thức đúng: Yếu tố tăng nồng độ khí nhà kính được lựa chọn với tỷ lệ trung bình 71.2%; yếu tố sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất được lựa chọn với tỷ lệ trung bình 68.2%; nhưng sự biến đổi các tham số quỹ đạo Trái đất lại không được biết đến, cao nhất là 22% đoàn viên K6 lựa chọn, trong khi đoàn viên K8 lựa chọn đáp án này chỉ có 10.7%; và sự biến đổi trong tính chất phát xạ mặt trời cũng chỉ có 39% đáp án lựa chọn. Có kết quả này, có thể nhận định do trong các hoạt động truyền thông về BĐKH thường tập trung đến vấn đề khí nhà kính, nên nhận thức về nguyên nhân này tăng cao hơn hẳn. Ba nguyên nhân còn lại đòi hỏi phải tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về BĐKH, nên kết quả nhận thức không cao.

Nhận thức sai: tỷ lệ lựa chọn nguyên nhân sai lại nhiều hơn, ví dụ như yếu tố sóng thần (76.5%), nước biển dâng (66.3%), băng tan ở hai cực (79%). Đây là những hiện tượng hay được nói kèm, xuất hiện cùng khi nhắc đến BĐKH, gây ra sự nhầm lẫn đó là nguyên nhân của BĐKH. Nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai

là do các đoàn viên thanh niên được khảo sát không nắm chắc chắn về BĐKH, chủ yếu trả lời theo cảm tính.

Như vậy, hầu hết đối tượng đoàn viên thanh niên trong nhà trường được khảo sát đều không phân biệt rõ ràng giữa nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH hiện đại.

5)Nhận thức về ứng phó với BĐKH

Dựa vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.2, trung bình tỷ lệ lựa chọn phương án mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào hoạt động ứng phó với BĐKH chỉ là 38%.

Biểu đồ 3.2: Trung bình kết qủa khảo sát tỷ lệ nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về ứng phó với BĐKH

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát

Tỷ lệ này mặc dù cao hơn so với các phương án còn lại và tương ứng với 180/475 phiếu khảo sát, nhưng cũng có nghĩa rằng chỉ có 2/5 trong 475 đoàn viên nhận thức được về vai trò của cá nhân trong ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, trung bình có đến 13% số ý kiến không biết cách thức ứng phó với BĐKH, và 22% ý kiến không thể thay đổi được BĐKH. Số còn lại lựa chọn phương án đây là công việc của các nhà khoa học. Từ kết quả đó, có cơ sở để nhận định còn rất nhiều đoàn viên là cán bộ, giảng viên, sinh viên nhận thức chưa đúng, và thậm chí là không hề biết đến cách thức ứng phó BĐKH hiện đại, vì vậy, việc đưa vấn đề này vào mô hình là cần thiết.

6)Sự quan tâm đến ứng phó với BĐKH

Không chỉ khảo sát nhận thức của đoàn viên thanh niên trường đại học Quốc tế Bắc Hà, nghiên cứu còn đưa ra câu hỏi về mức độ quan tâm đến vấn đề BĐKH hiện nay. Đây là nhân tố cần thiết được đánh giá, vì một cá nhân có kiến thức về BĐKH chưa chắc đã thực sự quan tâm và hành động để ứng phó với BĐKH. Dựa trên kết quả khảo sát sẽ là cơ sở quan trọng để quyết định về nội dung truyền thông BĐKH vào hoạt động phong trào thanh niên.

Biểu đồ 3.3: Trung bình kết quả khảo sát sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà đối với BĐKH

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát

Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.3, kết quả cho thấy hơn một nửa số lượng đoàn viên thanh niên tham gia khảo sát lựa chọn mức độ quan tâm ở mức bình thường (có quan tâm, có tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH nhưng không tích cực, không thường xuyên, tham giá một cách bị động, không suy nghĩ đến ứng phó với BĐKH). Và có đến 22%, tương ứng 108/475 số phiếu lựa chọn phương án không quan tâm đến ứng phó với BĐKH. Như vậy, theo kết quả khảo sát, dù có hơn 93% đoàn viên đã nghe đến vấn đề BĐKH nhưng tỷ lệ quan tâm ứng phó lại thấp, đòi hỏi cần có sự giáo dục, tuyên truyền, hành động tích cực hơn nữa để cải thiện suy nghĩ của mỗi cá nhân.

Chính phủ và các tổ chức quốc tế thường là những tổ chức tiên phong trong việc ứng phó với BĐKH. Nhưng, việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Theo kết quả điều tra khảo sát với câu hỏi nhằm đánh giá mức độ tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH, từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.4 cho thấy, đoàn viên thanh niên trong nhà trường đã ý thức được và có những hành động để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng điện, nước. Đây là nhờ tác động tích cực từ phía các hoạt động do Đoàn trường tổ chức và thực hiện.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

STT Nội dung Tỷ lệ % K6 100% K7 100% K8 100% Cán bộ 100% Trung bình 100% 1 Học tập, tìm hiểu về BĐKH, giải pháp ứng phó với BĐKH 12.7 16.0 14.0 20.0 15.7

2 Nghiên cứu giải pháp ứng phó BĐKH 2.7 1.3 2.0 4.0 2.5 3 Tham gia CLB hoạt động phòng

chống, giảm nhẹ BĐKH

4.0 3.3 2.0 4.0 3.3

4 Tham gia tuyên truyền về BĐKH 23.3 21.3 16.0 32.0 23.2 5 Tiết kiệm năng lượng điện, nước 80.0 74.7 78.7 92.0 81.3 6 Tham gia hoạt động bảo vệ môi

trường

Biểu đồ 3.4: Trung bình kết quả khảo sát mức độ tham gia ứng phó BĐKH của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát

Tuy nhiên, theo nhận xét của Ban thường vụ Đoàn trường, đa phần các cá nhân tham gia một cách bị động, khi được kêu gọi trong các chương trình cụ thể, đôi khi tham gia mang tính chất bắt buộc. Điều này cũng được thể hiện ở kết quả khảo sát, tỷ lệ đoàn viên tham gia các CLB hoạt động phòng chống, giảm nhẹ BĐKH là rất thấp (3.3%). Một phần nguyên nhân là do trong nhà trường cũng chưa có các CLB với hoạt động liên quan đến BĐKH. Cùng với đó, đoàn viên thanh niên trong nhà trường cũng chưa tham gia nhiều vào việc học tập, nghiên cứu biện pháp ứng phó với BĐKH. Tỷ lệ tham gia tuyên truyền về BĐKH là 23.2%, nhưng qua khảo sát cho thấy đây chủ yếu là các bạn bí thư, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn trường.

Từ đó cho thấy, việc tự ý thức tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà ở mức thấp. Cần thiết tăng cường tuyền truyền, nâng cao ý thức, tiến tới giúp mỗi thành viên hiểu được vai trò của bản thân và chủ động tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH.

 Nhận thức của Ban thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và bí thư chi đoàn, cán bộ các lớp tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về vấn đề BĐKH

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn trường ĐH Quốc tế Bắc Hà (9 đồng chí), là những cán bộ trực tiếp phụ trách, tổ chức thực hiện các hoạt động và phong trào thanh niên tại nhà trường và 21 đồng chí bí thư chi đoàn, cán bộ các lớp sinh viên. Các câu hỏi tập trung vào vấn đề nhận thức của Ban thường vụ, của đội ngũ đi đầu phong trào sinh viên đối với tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền về BĐKH trong bậc đại học, hướng tới đối tượng là đoàn viên thanh niên.

Đồng chí Nguyễn Xuân Quy – Bí thư Đoàn trường chia sẻ, Ban thường vụ Đoàn trường ĐH Quốc tế Bắc Hà đã được tập huấn những kiến thức cơ bản về BĐKH, đây là hoạt động thường niên được duy trì nhiều năm nay. Hiệu ứng nhà kính do tác động của con người, nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên, môi trường ngày càng ô nhiễm… là những nguyên nhân gây đẩy nhanh tốc độ BĐKH. Để hạn chế sự biến đổi của khí hậu thì trước hết Đoàn thanh niên cần có những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường sống. Đồng thời tuyên truyền cho mọi người hiểu về BĐKH, những tác động của BĐKH đối với đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của thanh niên trong công tác ứng phó BĐKH. Đồng chí cũng cho biết, thời gian qua mặc dù Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung, Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)