So sánh nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà trước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 82 - 98)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

3.3. Kiểm nghiệm mô hình

3.3.3. So sánh nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà trước và

Hà trước và sau kiểm nghiệm mô hình

Để kiểm tra hiệu quả trong ngắn hạn, trước và sau khi kiểm nghiệm mô hình, nghiên cứu đã tiến hành làm bài trắc nghiệm với nhóm đối tượng khảo sát 100 đoàn viên, thanh niên là sinh viên thuộc các chi đoàn đến từ K8 và 25 đoàn viên chi đoàn cán bộ để so sánh về sự thay đổi trong nhận thức thông qua các kiến thức về BĐKH đã được truyền thông trong các hoạt động của mô hình, kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Kết quả trắc nghiệm trước và sau khi kiểm nghiệm mô hình

STT Nội dung Kết quả trước kiểm nghiệm Kết quả sau kiểm nghiệm K8 % CB, GV % K8 % CB, GV %

1 Hiểu đúng khái niệm BĐKH 16 62.5 62 80.3

2

Nhận biết đúng, không nhầm lẫn

nguyên nhân BĐKH hiện đại 8 22.2 44 76.5

3

Nhận biết đúng, không nhầm lẫn

biểu hiện của BĐKH hiện đại 8 24 47 76.5

4

Nhận thức mỗi cá nhân đều có thể

tham gia hoạt động ứng phó BĐKH 22 48 82 100

5

Học tập, tìm hiểu về BĐKH, giải

pháp ứng phó với BĐKH 11 22.2 19 37.5

6 Nghiên cứu giải pháp ứng phó

BĐKH 2 4 5 12.3

7 Tham gia CLB hoạt động phòng

chống, giảm nhẹ BĐKH 2 4 25 45.5

8 Tham gia tuyên truyền về BĐKH 18 37.5 48 78

Theo kết quả, đã có sự thay đổi khá lớn trong nhận thức về BĐKH của 125 đoàn viên, thanh niên được khảo sát, làm trắc nghiệm.

Đoàn viên là sinh viên K8: Tỷ lệ đoàn viên, thanh niên hiểu đúng về khái niệm BĐKH, nhận thức vai trò của cá nhân trong ứng phó với BĐKH đã tăng đáng kể. Tỷ lệ nhầm lẫn về nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH cũng tăng nhưng mới chỉ đạt gần 50%. Đã có thêm nhiều sinh viên tham gia các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ, tuyên truyền về BĐKH.

Đoàn viên là cán bộ, giảng viên: đây là nhóm cơ bản đã có nhận thức cao hơn về BĐKH so với các nhóm khác được khảo sát. Đồng thời, đoàn viên thuộc chi đoàn cán bộ có ý thức tự giác, ý thức tham gia hoạt động phong trào tương đối tốt. Sau kiểm nghiệm mô hình, 100% đoàn viên chi đoàn cán bộ được khảo sát đã thấy được sự cần thiết của mỗi cá nhân trong ứng phó với BĐKH. Nhận thức về BĐKH cũng đã được cải thiện rõ ràng. Đã có thêm nhiều đoàn viên chi đoàn cán bộ tham gia các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ, tuyên truyền về BĐKH.

Như vậy, sau khi mô hình truyền thông được thực hiện tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, mặc dù số lượng đoàn viên học tập, nghiên cứu về BĐKH vẫn còn hạn chế nhưng kiến thức về BĐKH của đoàn viên, thanh niên đã thay đổi theo hướng đi lên. Điều này chứng tỏ các nội dung truyền thông BĐKH và các hoạt động truyền thông đã có hiệu quả nhất định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

- Đã xây dựng, kiểm nghiệm được mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

- Qua các điều tra, khảo sát và tổng quan tài liệu, có thể khẳng định rằng xây dựng mô hình lồng ghép truyền thông về BĐKH trong chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học tại các trường đại học, cao đẳng là hết sức cần thiết và có khả năng thành công cao, đáp ứng các mục tiều đã đề ra.

- Mô hình lồng ghép truyền thông về BĐKH vào chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trường Đại học Quốc tế Bắc Hà có sự tham gia tích cực của đoàn viên thanh niên trường và cấp lãnh đạo nhà trường từ khâu đóng góp ý kiến xây dựng mô hình để phù hợp với thời gian và không gian phù hợp công tác sinh viên trường.

- Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học tại các trường đại học, cao đẳng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần sinh viên. Qua các hoạt động thuộc chương trình này, sinh viên sẽ được giáo dục về tư tưởng, mở rộng các kiến thức bên ngoài chuyên môn của mình, chính vì vậy công tác lồng ghép truyền thông về BĐKH sẽ có tác động trực tiếp đến nhận thức của đoàn viên thanh niên.

- Mô hình là cơ sở định hướng để xây dựng chương trình truyền thông thường niên về BĐKH thông qua hoạt động đoàn thanh niên tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.

- Bộ tài liệu truyền thông bao gồm tài liệu ứng dụng, truyền thông, poster, ví dụ hình ảnh minh họa,…. dễ dàng áp dụng trong nhiều năm và cho nhiều cơ sở đoàn khác nhằm mục đích truyền thông về BĐKH.

KIẾN NGHỊ

- Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội cần có nhiều hơn các chỉ đạo, kế hoạch chương trình cụ thể hơn về truyền thông BĐKH, hằng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để phù hợp với từng trường đại học, cao đẳng trên nhiều địa bàn khác nhau, ví dụ : tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về BĐKH, các cuộc thi ảnh, tổ chức giao lưu học hỏi giữa các đoàn trường…..

- Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội, Quận Đoàn cần xem xét, đưa mô hình thành mô hình điểm để nhân rộng trong phạm vi các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

- Câu lạc bộ tình nguyện liên tục được điều chỉnh về lịch sinh hoạt, duy trì hỗ trợ và bồi dưỡng tạo mới nguồn thành viên, bên cạnh đó các cán bộ nguồn của câu lạc bộ nên thường xuyên được tổ chức tham gia các lớp tập huấn nâng cao về kiến thức, trình độ.

- Trước và sau khi tổ chức các sự kiện về môi trường, BĐKH cần gắn liền với công tác tuyên dương, khen thưởng của Đoàn trường nhằm khuyến khích và ghi nhận các những thành tích của đoàn viên trong nhà trường.

- Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí để có thể tổ chức các chương trình truyền thông với quy mô lớn hơn, đồng thời phối hợp trong công tác lập kế hoạch để đảm bảo phù hợp về mặt thời gian triển khai hoạt đông không ảnh hưởng đến thời gian học tập của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng,

chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020", Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam.

3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2013), Chương trình hành động số 12/CT/TWĐTN “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Số 24/NQ-TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến

đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

5. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên) (2008), Biến đổi khí hậu, NXB KH&KT, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Khí hậu và tài nguyên khí

hậu Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội

8. Nguyễn Đức Ngữ (2014). Giáo trình giảng dạy môn Truyền thông về Biến đổi khí hậu.

9. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó

với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định

Số 1183/2012 QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

10. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

(Ban hành kèm theo Quyết định Số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

11. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực

đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên –

Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Tiếng Anh

12.IPCC, Working Group II (2007). Impacts, Adaptation, and Vulnerability. The

Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel of Climate Change. Cambridge University Press.

13.IPCC, Working Group I (2007). The Physiccal Scientific Basis. The Fourth

Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change.

14.Yale University (2008). Americans' climate change beliefs, attitudes, policy preferences and actions. Climate Change in the American mind. USA: Yale University.

Tài liệu trên mạng Internet

15.NASA, Climate Change and Global Warming, http://climate.nasa.gov

16.Wikipedia (2014), "History of Climate Change Science", Wikipedia, 24/12/2014,

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

Để phục vụ cho việc đánh giá “Thực trạng hoạt động truyền thông ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà”, bạn hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây.

(khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không được sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác)

A.THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:……… 2. Ngày sinh:………

3. Khóa (nếu bạn là sinh viên):…… 4. Chi đoàn cơ sở:……….

B. KHẢO SÁT VỀ TRUYỀN THÔNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

B1. Đánh dấu √ vào ô đáp án lựa chọn, chỉ chọn một đáp án cho mỗi câu hỏi

1. Bạn có biết đến vấn đề BĐKH không?

Có Không

2. Theo bạn, BĐKH có nghĩa là:

Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình, sự gia tăng thiên tai, bão lũ, thay đổi nhiệt độ trái đất… BĐKH xảy ra do tác động của con người.

Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng, thay đổi môi trường sống. BĐKH do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính và do các tác động khác của con người gây ra.

3. Theo bạn, con người có thể làm gì để ứng phó với BĐKH?

Không biết

Con người không thể thay đổi được BĐKH Là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học

Mỗi cá nhân đều có thể tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH

4. Bạn có quan tâm đến ứng phó với BĐKH?

Rất quan tâm Bình thường Không quan tâm

B2.Đánh dấu √ vào ô đáp án lựa chọn, được chọn nhiều đáp án cho mỗi câu hỏi

5 Theo bạn, những biểu hiện của BĐKH là:

Mưa bão

Động đất

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng

Băng tan - Nước biển dâng

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng

Sóng thần

Bão mạnh

Lượng mưa thay đổi

Xâm nhập mặn

6 Theo bạn, những nguyên nhân của BĐKH hiện đại là

Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo Trái đất

Động đất

Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt Trái đất

Nước biển dâng

Sóng thần

Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất.

Tăng cường độ các cơn bão nhiệt đới

Tăng nồng độ khí nhà kính

Băng tan ở hai cực

Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu

Phụ lục 2:

Bản nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu

Đối tượng phỏng vấn:

- Các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

- Các đồng chí cán bộ, bí thư lớp.

1. Vị trí công tác, nhiệm vụ của đồng chí tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà? 2. Đồng chí có biết đến vấn đề BĐKH hiện nay?

Nếu có chuyển câu số 3, nếu không chuyển câu số 6

3. Đồng chí có biết đến chương trình ứng phó với BĐKH của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?

4. Đồng chí có tham gia vào các hoạt động ứng phó BĐKH hay không? Nếu có chuyển câu số 5, nếu không chuyển câu số 6

5. Chia sẻ kinh nghiệm của đồng chí trong tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH?

Nếu được xin đồng chí chia sẻ tình huống truyền thông thực tế trong nhà trường mà đồng chí được biết hoặc trải nghiệm

6. Suy nghĩ của đồng chí về hoạt động và phong trào thanh niên tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà hiện nay?

7. Đồng chí có đề xuất gì với nhà trường, Đoàn trường về phướng hướng, cách thức hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào thanh niên tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà?

Phụ lục 3:

Cách làm “Chai mặt trời” 1. Chuẩn bị

Vật liệu: Chai nhựa 1,5 lít chứa gần đầy nước lọc, một ít thuốc tẩy javel. Nơi lắp đặt: Mái nhà bằng tôn hoặc thép mỏng.

2. Lắp ráp

Bước 1: Cắt một mảnh tôn nhỏ có diện tích 30cmx30cm (loại tôn thẳng hay lượn

sóng tùy thuộc mái nhà nơi lắp đặt).

Bước 2: Cắt trên tấm tôn một vòng tròn nhỏ có đường kính nhỏ hơn khoảng 2cm so

với đường kính lớn nhất của chai nhựa. Để cắt chuẩn, bạn nên chuẩn bị một miếng cắt mẫu hình tròn.

Bước 3: Cắt nhiều đường rãnh dài khoảng 2mm ở phía trong vòng tròn này rồi bẻ

các mảnh (tạo từ các đường cắt) vuông góc hướng lên trên.

Bước 4: Lồng tấm tôn vào chai nhựa từ trên xuống dưới sao cho 1/3 thân chai ở

phía trên. Gắn nhựa dẻo hoặc keo chống thấm vào phần các mảnh tôn nhỏ ôm lấy thân chai.

Bước 5: Đổ nước lọc gần đầy vào chai rồi sau đó cho khoảng 10ml thuốc tẩy javel

vào. Vặn chặt nắp chai.

Bước 6: Trét keo phủ kín nắp chai để hạn chế nước bốc hơi và bảo quản nắp chai.

Cách làm chai nước phát sáng thay bóng điện - 28671

3. Gắn lên mái nhà

Bước 1: Cắt một hình vuông nhỏ trên mái tôn sao cho có thể đặt chai nhựa vào.

Hình vuông này có diện tích nhỏ hơn diện tích mảnh tôn rời có gắn chai nhựa.

Bước 2: Đặt mảnh tôn có gắn chai nhựa lên mái nhà, dùng keo dán kín để mái nhà

không bị rỉ nước khi trời mưa.

Bước 3: Dùng sáu đinh tán ghim mảnh tôn có gắn chai nhựa dính chặt vào mái nhà

Một số hình ảnh tư liệu của “ Mô hình truyền thông về Biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà”

Tham gia dọn vệ sinh môi trường quanh trường và thực hiện chương trình chai nước mặt trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)