CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hiện trạng khai thác
3.2.2. Kỹ thuật khai thác
Như nói trên, ruộng có Rươi được chia thành nhiều diện tích nhỏ, mỗi diện tích được người dân đắp bờ đất vng và tương đối kiên cố. Phía đầu tại mỗi ruộng nối với hệ thống dẫn nước có cống được chắn lưới thu Rươi và để điều tiết nước.
Tất cả các ruộng đều có cống thơng với ao nhỏ hoặc mương lạch bên ngoài dẫn nước từ sơng Hồng vào ruộng.
Hình 3.14. Cống thu Rươi và điều tiết nước
Tất cả các ruộng đều có 1 cống hướng ra ao và mương dẫn nước với khẩu độ cống khác nhau. Mỗi cống có thành xây dựng bằng gạch nung, sàn đổ bê tông cốt thép và cánh phai là bê tơng hoặc tấm gỗ. Đóng mở cống thơng qua các cánh phai, sử dụng sức người để đóng mở cống. Cống đóng vai trị trao đổi nước giữa ruộng với sơng, mương góp phần thau rửa mơi trường ruộng Rươi, phân bố đều mật độ Rươi trong ruộng và thu Rươi khi đến vụ thu hoạch. Khoảng 65% ruộng có bố trí ao nhỏ trước cống, 35% số hộ bố trí trực tiếp mương dẫn nước nhỏ dài từ 80cm đến 100cm đến cống đưa nước vào ruộng. Ruộng bố trí 1 cống chiếm 79%, ruộng bố trí 2 cống chiếm 15%, ruộng bố trí 3 cống chiếm 6%.
Theo kết quả điều tra về khẩu độ cống thu Rươi, khẩu độ cống từ 80cm chiếm 37%, khẩu độ cống 100 cm chiếm khoảng 51%, khẩu độ cống từ 110 cm đến 120 cm chiếm 12 %. Độ sâu khẩu độ cống thu Rươi dưới 40cm chiến 60%, 40-80cm chiếm 40% tổng số cống của các hộ khảo sát.
Lưới thu Rươi có chiều dài từ 1-3 m được đặt tại đầu cống và phần sau lưới được thả dài theo ao hoặc mương dẫn nước. Một số hộ đào ao nhỏ lớn trước cống, một số hộ sử dụng mương dẫn nước nhỏ dài vừa với diện tích của lưới thu Rươi.
Hình 3.15. Dụng cụ khai thác Rươi của người dân xã Hồng Tiến
Đối với một số ruộng nhỏ, nhiều hộ bố trí hệ thống mương nhỏ rộng khoảng 80cm-100cm quanh bờ ruộng, nền đáy thấp hơn nền ruộng và khơng trồng cấy, để tương đối thống để thu Rươi nổi quanh bờ.
Khai thác Rươi tại các ruộng dựa vào cống tại mỗi cửa ruộng, lưới được mắc vào khung bằng các cánh phai lắp vào hai bên hèm cống, đầu còn lại của lưới được buộc để vớt Rươi và loại bỏ rác, trước miệng cống được chắn bằng thanh tre nổi nhằm mục đích chắn rác lớn như rơm rạ, cỏ,… trôi nổi trên ruộng vào lưới thu Rươi. Lưới săm đan bằng sợi gai hoặc nilon gồm hai cỡ mắt, 2/3 lưới trước được đan với cỡ mắt lưới thưa 2a = 5mm, 1/3 phía sau được đan với cỡ mắt lưới dày 2a = 1,5mm. Khi thu hoạch đụt lưới được thắt lại, khoảng 5-10 kg sẽ được kéo lên san ra chậu. Lưới được chặn ngay sau khi nước đã vào hết trong ruộng quan sát thấy có Rươi nổi bơi trên mặt nước và tiến ra phía ngồi cửa cống.
Sau khoảng thời gian từ 3 đến 4 giời nước bắt đầu rút dần từ phía cửa cống, Rươi bơi theo hướng nước chảy ra phía nước rút mạnh nhất và được thu vào lưới. Trước lưới thu Rươi người dân thường bố trí ống nứa nổi ngăn rác (bèo, gốc rạ, lá lúa,…) trôi nổi trên ruộng vào lưới thu Rươi tránh làm dập nát Rươi. Ngoài lưới thu Rươi, người dân sử dụng vợt cán dài thu Rươi nổi khi bơi ra khu vực miệng cống và thu Rươi tại bãi cói mép sơng vị trí khơng bố trí lưới thu Rươi. Thời gian thu Rươi hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian con nước lên xuống. Từ tháng 6 đến tháng
12 âm lịch Rươi chủ yếu thu vào từ sáng sớm đến chiều tối. Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch thu Rươi vào thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ sáng hơm sau.
Với hình thức khai thác Rươi này, Rươi trên ruộng sẽ được khai thác triệt để vào tất cả các tháng 9 - 12 âm lịch khi Rươi nổi lên đi sinh sản với số lượng lớn. Nên nguồn lợi Rươi quay trở lại môi trường tự nhiên để sinh sản cịn rất ít, chủ yếu Rươi từ bãi cói ven bờ sơng, khi người khai thác tự do sử dụng vợt vớt không thu giữ hết số lượng Rươi nổi. Các tháng 5 - 6 âm lịch Rươi nổi tương đối ít, mỗi ruộng từ 500g đến 2kg, có 80% số hộ khơng quan tâm đến nguồn lợi Rươi trong các tháng này, các hộ không đặt lưới thu Rươi. Có 20% số hộ cịn lại đặt lưới thu Rươi phục vụ bữa ăn gia đình.