Phân bố Rươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rươi

3.1.4. Phân bố Rươi

Kết quả nghiên cứu ấu trùng Rươi tại vùng nghiên cứu cho thấy Rươi tìm về vùng bãi triều và ruộng giai đoạn từ 3 đến 5 đốt, sau khi nở ấu trùng 3 đốt Rươi sẽ bơi dần về đầu nguồn nơi có độ mặn giảm dần. Giai đoạn phát triển 5 đốt khoảng 20 đến 25 ngày sau nở, ấu trùng Rươi chuyển màu trắng trong quay về ruộng, bãi triều đào hang và sinh sống.

Khi phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thể Rươi sử dụng đôi hàm kitin chắc khỏe của mình để đào hang và di chuyển dần lên nơi có nền đáy cứng hơn, giai đoạn đầu chúng sống ở vùng có bùn với độ dày 5 - 10 cm, sau khoảng 2 tháng chúng sống di chuyển xuống lớp bùn dày khoảng 15 - 50 cm có lỗ thơng với bề mặt đáy. Rươi có đặc tính sống cố định một chỗ và ít di chuyển từ nơi này đến nơi khác, về đêm và đến gần sáng Rươi ló đầu ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn quanh miệng hang, những người có đầm Rươi có thể căn cứ vào kích thước hình dáng của miệng hang dự đốn được giai đoạn nào Rươi dinh dưỡng và Rươi xuất hiện đi sinh sản để chủ động trong việc khai thác Rươi trong đầm.

Rươi thường sống trên nền chất đáy bùn cát thuộc các kênh mương, ruộng lúa, ruộng cói thuộc khu vực bãi triều cửa sông, nơi chịu tác động trực tiếp của thủy triều. Hàng tháng khi đến kỳ nước thuỷ triều, nước dâng lên mang theo lượng phù sa và mùn bã hữu cơ đến làm thức ăn cho Rươi. Sinh cảnh sống của Rươi phụ thuộc vào chế độ thủy triều.

Rươi tại xã Hồng Tiến phân bố tập trung tại vùng ven đê, một mặt tiếp giáp với đê một mặt tiếp giáp trực tiếp với sông Hồng. Ấu trùng Rươi di chuyển theo con nước vào các ruộng, bãi đất tìm nơi trú ẩn và sinh sống. Thành phần chính của đất bồi ven sơng gồm có cát, phù sa và sét. Trong đó đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến cát mịn và sét. Chất đáy thành phần cát chiếm 10%, bột phù sa chiếm 50%, sét chiếm 40% cùng với mùn bã hữu cơ từ canh tác lúa tạo nền đáy tơi xốp kết hợp với môi trường nước lợ phù hợp Rươi đào hang trú ẩn. Lớp bùn mỏng mềm xốp dày khoảng từ 20 - 40 phân, phía dưới lớp bùn cứng hơn. Khi ruộng khô nước lớp bùn xốp trở nên cứng hơn, nền ruộng khơng bị sụt lún. Khi có nước và thực hiện cày bừa lớp bùn trở nên mềm có hiện tượng sụt lún khi di chuyển.

Hình 3.11. Nơi cư trú của Rươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)