CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. xuất giải pháp bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi
3.5.1. Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế
Mơ hình bảo tồn triển khai cơ cấu lại đối tượng và phương thức canh tác truyền thống của người dân trên vùng đất ngập nước. Với việc chuyển đổi phương pháp canh tác và mùa vụ canh tác giảm đáng kể tác động đến mối trường sống và thời điểm Rươi di cư về sinh sống. Mơ hình bảo tồn đã nâng cao năng suất Rươi, tăng hiệu quả sử dụng đất và nâng cao sức cạnh tranh đối với các ngành khác.
Chuyển đổi cơ cấu, diện tích cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và các biến đổi toàn cầu; nâng cao chất lượng và sản lượng nguồn lợi Rươi, phát triển đồng bộ khai thác nguồn lợi, bảo tồn nguồn lợi và hướng tới phát triển nuôi trồng công nghệ cao.
Kết quả mơ hình nhân rộng sẽ tạo động lực cho giữ gìn và bảo vệ vùng đất ngập nước và môi trường cho Rươi phát triển và sinh trưởng, đồng thời kết quả mơ hình góp phần ổn định và nâng cao đời sống, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống quanh khu vực bảo tồn và phụ thuộc vào nguồn lợi Rươi, cung cấp nguồn thực phẩm sạch - thực phẩm hữu cơ cho thị trường.
3.5.2. Nhóm giải pháp bền vững về mơi trường
a) Giải pháp kiểm sốt mơi trường vùng bảo tồn Rươi:
Vùng bảo tồn Rươi là toàn bộ bãi, đầm, ruộng và vùng ngồi đê nơi có độ mặn từ 0,1 đến 16‰. Cần tiến hành các giải pháp bảo vệ như sau:
- Kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước: Chất lượng nước cần được kiểm soát định kỳ. Nguồn nước thải của khu dân cư cần được xử lý trước khi thải ra môi trường sông, rác thải được thu gom vào nơi xử lý theo quy định. Kiểm soát, xử lý chất thải tại các xí nghiệp trước khi thải ra môi trường. Đây là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, môi trường tại các bãi sinh sản của Rươi.
Giảm thiểu ô nhiễm vùng đất: Các bãi triều cửa sông, các ruộng ven sông không nằm gần khu vực xả thải của khu dân cư, khu công nghiệp hạn chế ngấm các chất thải độc hại.
Giảm thiểu sạt lở bãi bồi ven sơng: Kiểm sốt hoạt động khai thác cát trên các khu vực sông Hồng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến bãi bồi ven sông là nơi cư trú của ấu trùng Rươi và nơi sinh sống của Rươi.
Ngăn ngừa các hình thức khai thác hủy diệt: Cấm các hình thức khai thác bằng kích điện trong khai thác tơm cá tại các bãi, sơng, kênh mương trong khu vực có ấu trùng Rươi trú ngụ và sinh sống.
Hạn chế sử dụng thuốc hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: Tại bãi, ruộng có Rươi sinh sống, hoạt động canh tác lúa không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác cũng như trên cây nơng nghiệp. Sử dụng phân và thuốc hóa học của toàn bộ khu vực ruộng trong nội đồng khi tiến hành xả nước cần đóng cống hạn chế lấy nước theo thủy triều vào thời gian này nhằm mục đích hạn chế đưa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vào các ruộng có Rươi sinh sống.
Khơng sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ, phân chuồng chưa hoai mục: tại các ruộng và khu vực đất trồng hoa mầu trong vùng có Rươi sinh sống khơng sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ, phân chuồng chưa hoai mục bón cho cây nông nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm cục bộ nguồn nước và nền đáy nơi Rươi đào hang sinh sống.
b) Giải pháp phục hồi môi trường sống cho Rươi:
Tạo môi trường gần với môi trường sinh sống của Rươi: Rươi là động vật đáy sinh sống tại các vùng có tác động của thủy triều theo từng tháng. Đều đặn hằng tháng bị ngập nước theo triều dâng và khơ hạn theo ngày triều rút. Vì vậy tạo vùng có điều kiện môi trường gần với điều kiện tự nhiên phù hợp cho Rươi sinh trưởng và phát triển. Để tạo mơi trường phù hợp, các ruộng phải có hạ nền đáy thích hợp ngập nước khi triều cường và phơi đáy khi triều rút, tuy nhiên đáy không được quá cao, thời gian phơi đáy nhiều khiến ruộng khô bạc nứt nẻ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống Rươi trong ruộng. Nước ruộng được rút cạn phơi hoàn toàn trong mơi trường khơng khí nhưng vẫn đảm bảo có độ ẩm thích hợp cho Rươi trú ẩn.
Chất đáy nguồn gốc phù sa: Phù sa chiếm từ 65-90%, cát mịn chiếm từ 9 đến 34%, sét chỉ chiếm 0,8-0,9%. Độ mặn phù hợp cho Rươi sinh trưởng và phát triển
từ 0 đến 5 ‰. Độ pH phù hợp pH = 7,5-9. Cần bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai mục tăng độ xốp cho đất cho Rươi đào hang trú ẩn.
Điều tiết nước vào ruộng: Ruộng nuôi Rươi được ngăn cách với sông thông qua hệ thống cống điều tiết nước. Trong nước tồn tại nhiều loại động vật phù du, thực vật phù du, động vật đáy là nguồn thức ăn cho Rươi sinh trưởng và phát triển. Định kỳ hằng ngày lấy nước vào ruộng theo thủy triều sẽ cung cấp lượng thức ăn trôi nổi trong nước đồng thời cũng tiến hành lấy giống từ sông vào các ruộng.
Bổ sung phân bón hữu cơ hoai mục: Nguồn phân hữu cơ hoai mục vào phân xanh làm tơi xốp đất, tăng độ phì nhiêu cho ruộng đồng thời là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng trên ruộng. Bổ sung nguồn dinh dưỡng làm cho hệ động vật đáy phát triển nhất là các loại giun trịn có kích thước nhỏ từ 1mm là thức ăn cho Rươi. Nguồn phân hữu cơ cũng tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng và phát triển tạo nguồn thức ăn cho Rươi giống.
3.5.3. Nhóm giải pháp bền bền vững về xã hội
Nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua bài tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện và xã, các cuộc hội thảo, thảo luận giúp người dân hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và con Rươi, phương thức canh tác lúa hiệu quả không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của con Rươi.
Tuyên truyền trên đài phát thanh, cuộc hội thảo về tài nguyên đất, nước, nguồn lợi thủy sản theo Luật bảo vệ mơi trường (2014) số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Luật thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017.
Bảo tồn và duy trì nguồn lợi Rươi tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, hướng tới phát triển bền vững vùng nguyên liệu Rươi cung cấp cho sản xuất mắm Rươi mở ra hướng phát triển công nghiệp nhẹ, tạo ra sản phẩm đặc trưng cho xã góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ