Khung tiếp cận nghiên cứu chính sách phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế (tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân); (2) Phát triển hài hịa các mặt xã hội (xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm); và (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế thiên tai,…).

Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA): Kết hợp khung khái niệm với một bộ các nguyên tắc hoạt động để cung cấp hướng dẫn về xây dựng chính sách và thực tiễn phát triển được đề xuất bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Anh Quốc (DFID) năm 2003. Cách tiếp cận này đặt các hoạt động kinh tế và xã hội của con người làm

..

Môi trường

Sử dụng TNTN Quản lý môi trường

Xã hội Mức sống,An sinh xã hội, Bình đẳng, Kinh tế Lợi nhuận Kinh tế xanh SE Tính bền vững ES SEE EE Xã hội – Môi trường

Luật môi trường Luật Thủy sản

Môi trường – Kinh tế

Hiệu quả tài nguyên

Khuyến khích sử dụng TNTN

Kinh tế - Xã hội (ES)

Thương mại, quyền lao đông

trung tâm phân tích. Tiếp cận SLA nhấn mạnh đến các chiến lược sinh kế của hộ gia đình ngư dân, sự ảnh hưởng của các thể chế chính thức và khơng chính thức về sinh kế và quản lý nguồn lợi, sự không đồng nhất về xã hội và kinh tế của các hộ gia đình tham gia đánh bắt và bản chất đa chiều của đói nghèo, tầm quan trọng của quá trình xem xét trong nỗ lực để giải quyết chúng.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rươi

3.1.1. Đặc điểm sinh học của Rươi

a) Vị trí phân loại

Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) thuộc ngành giun đốt, lớp giun nhiều tơ. Rươi sống ở vùng cửa sông ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều và sống ẩn nấp dưới đáy hay giấu mình trong cát, bùn trong suốt quá trình sinh trưởng. Rươi được khai thác rải rác quanh năm ở các vùng bãi triều. Tại xã Hồng Tiến Rươi thường xuất hiện nhiều vào tháng 5 – 6 và 9 – 11 (âm lịch), vào các kỳ con nước, Rươi nổi lên đi sinh sản và lúc này kích thước cơ thể Rươi đạt lớn nhất. Khi chưa trưởng thành Rươi sống trong môi trường đáy và đào hang sâu từ 30 đến 60 cm. Rươi chưa trưởng thành có chiều dài từ 15 đến 20 cm chia là 2 phần có màu đặc trưng, phần trên có màu đỏ sau đó nhạt dần về phía đi và chuyển dần sang màu trắng sữa. Trước khi nổi chất dinh dưỡng dồn về phần đầu và thân chiếm là 1/3 cơ thể, khi trưởng thành phần thân chuyển màu trắng sữa hay màu xanh nhạt. Đi dài chiếm 2/3 cơ thể có màu đen viền trắng. Gần đến chu kỳ nổi chúng chuyển dần lên sống trên mặt đất khoảng từ 5 đến 15 cm. Khi nổi lên, cơ thể chứa nhiều sản phẩm sinh dục; phần này trôi nổi trong nước, được thu gom và bán trên thị trường. Phần còn lại bị tiêu giảm và phân hủy dưới đáy. Mỗi một con Rươi chỉ sinh sản một lần trong đời, sau khi sinh sản cá thể bố mẹ thường chết, để lại sự phát triển của ấu trùng. Ấu trùng theo các dòng thủy triều vào vùng đất ngập nước, định cư ở đó để sinh trưởng đến khi trưởng thành. Rươi là một loại đặc sản có giá trị kinh tế rất cao, được dùng làm thực phẩm cho người và nuôi vỗ tôm bố mẹ. Về phân loại Rươi thuộc:

Giới: Animalia Ngành: Annelida

Lớp giun nhiều tơ: Polychaeta Bộ: Phyllodocida

Họ: Nereididae

Giống: Tylorrhynchus

Hình 3.1. Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)