Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

a) Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp

Mục đích của phương pháp này là tổng quan phân tích các thơng tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài; các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố; các nguồn tài liệu, tư liệu, thông tin liên quan khác. Phương pháp này được sử dụng cho nội dung tổng quan về khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi tại Chương 1.

b) Nghiên cứu sinh học của Rươi

Sử dụng thiết bị nghiên cứu như kính hiển vi, các phương pháp thực nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh học. Với mục đích tìm hiểu về sinh sản, sinh trưởng ấu trùng Rươi, các yếu tố tác động đến quá trình sinh sản và phát triển của ấu trùng, môi trường sinh sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Phương pháp này sử dụng để cung cấp luận cứ khoa học trong nghiên cứu một phần nội dung của Chương 3.

- Các trang thiết bị bao gồm các lưới lọc có mắt lưới (200, 250, 300 và 350 mesh), máy sục khí, các bể chứa, các thiết bị bảo ôn nhiệt; các thiết bị dụng cụ đo độ mặn, pH, DO, kính hiển vi điện tử, dụng cụ y tế (găng tay và cồn sát trùng), thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, thùng, xô chậu, ủng chống thấm...

- Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (khoảng nhiệt độ, độ mặn, Ph), sinh trưởng ấu trùng Rươi: Mỗi khoảng nhiệt độ, độ mặn,

Ph được thực hiện 01 thí nghiệm. Mỗi yếu tố nghiên cứu được thí nghiệm lặp lại ít nhất 3 lần và có các lơ thí nghiệm đối chứng để có sự so sánh đánh giá. Số lượng thí nghiệm bố trí 09 thí nghiệm lặp lại 3 lần tổng 27 thí nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản sinh, đặc điểm sinh học Rươi.

Cách lấy mẫu Rươi: Rươi được lấy vào mùa sinh sản bằng cách vớt Rươi khi Rươi nổi tại các ruộng triển khai mơ hình vào tháng 5, 9, 10 âm lịch. Đối với mẫu Rươi sau khi thả giống tiến hành đào lỗ Rươi vào tháng 5, 6, 7, 8 dương lịch đo kích thước Rươi. Tổng mẫu thu thập 60 mẫu.

c) Đều tra thực địa

Chọn mẫu điều tra bảng câu hỏi cấu trúc: Cỡ mẫu điều tra được căn cứ vào số

lượng hộ gia đình có ruộng Rươi phương pháp điều tra mẫu thủy sản của FAO (2002) với độ tin cậy 90 – 95%, dung lượng mẫu khảo sát chính thức thực hiện theo các nội dung điều tra khác nhau chiếm khoảng 50-60% tổng hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

Trên cơ sở cộng đồng được lựa chọn và số mẫu cần thu thập, lập danh sách các hộ dân và chọn mẫu khảo sát hộ dân theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Khoảng cách mẫu k được xác định bởi: k = N/n với N là cỡ quần thể (cụm/chùm); n là cỡ mẫu. Tiếp đến chọn đơn vị mẫu đầu tiên nằm giữa 1 và k bằng phương pháp ngẫu nhiên. Sau đó chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu đầu tiên, tiếp tục cho đến khi đủ số mẫu: i + 1k; i + 2k; i + 3k…i + (n - 1)k. Như vậy, sẽ điều tra 25/40 hộ dân có ruộng thác Rươi tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương. Phương pháp này phục vụ nội dung nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác và tình hình nguồn lợi và thu mẫu Rươi tự nhiên tại xã Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình tại Chương 3.

d) Xử lý số liệu nghiên cứu

Sử dụng Excel để sắp xếp, phân tích dữ liệu, trình bày lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thơng kê. Các thơng tin dữ liệu được mã hóa dạng số trước khi tiến hành các phép xử lý thống kê. Số liệu từ các phiếu điều tra được số hóa và nhập trong các bảng tính và cho phép tính tốn trực tiếp ngay tại bảng tính.

Dữ liệu xử lý phục vụ nội dung đánh giá hiện trạng khai thác Rươi, phân tích đánh giá kết quả mơ hình bảo tồn và thả thêm giống.

e) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, tác động vào môi trường sống của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên. Phương pháp này thực hiện nội dung nghiên cứu xác lập mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi vùng nghiên cứu và nghiên cứu đặc điểm sinh sản của Rươi. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Mơ hình được xây dựng bằng cách chọn 04 ô ruộng tiêu chuẩn 0,4 ha thuộc 02 hộ dân tại vùng nghiên cứu. Ruộng triển khai mơ hình đáp ứng tiêu chí có nguồn nước vào riêng biệt, có cống thu Rươi riêng, thuận tiện đi chuyển cũng như tác động kỹ thuật khác trên ruộng.

Giám sát mơ hình: Sau khi triển khai mơ hình sẽ được theo dõi và giám sát tần suất 1 lần/tháng vào chu kỳ thuỷ triều) cao nhất và thấp nhất (trong khoảng từ 7-10 ngày nhằm thu thập mẫu, đo nhiệt độ, độ mặn, đánh giá về chất lượng nước, đất và mật độ lỗ Rươi trên ruộng.

Đánh giá hiệu quả mơ hình: Dựa trên kết quả số liệu quan sát mơ hình sử dụng đánh giá kết quả mơ hình.

d) Phương pháp tiến cận

Tiếp cận phát triển bền vững: là sự kết hợp nhiều ngành, các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi. Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững; xã hội ổn định, thịnh vượng, cơng bằng, văn hố đa dạng; và mơi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.

Hình 2.2. Khung tiếp cận nghiên cứu chính sách phát triển bền vững

Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế (tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân); (2) Phát triển hài hịa các mặt xã hội (xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm); và (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế thiên tai,…).

Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA): Kết hợp khung khái niệm với một bộ các nguyên tắc hoạt động để cung cấp hướng dẫn về xây dựng chính sách và thực tiễn phát triển được đề xuất bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Anh Quốc (DFID) năm 2003. Cách tiếp cận này đặt các hoạt động kinh tế và xã hội của con người làm

..

Môi trường

Sử dụng TNTN Quản lý môi trường

Xã hội Mức sống,An sinh xã hội, Bình đẳng, Kinh tế Lợi nhuận Kinh tế xanh SE Tính bền vững ES SEE EE Xã hội – Môi trường

Luật môi trường Luật Thủy sản

Môi trường – Kinh tế

Hiệu quả tài nguyên

Khuyến khích sử dụng TNTN

Kinh tế - Xã hội (ES)

Thương mại, quyền lao đơng

trung tâm phân tích. Tiếp cận SLA nhấn mạnh đến các chiến lược sinh kế của hộ gia đình ngư dân, sự ảnh hưởng của các thể chế chính thức và khơng chính thức về sinh kế và quản lý nguồn lợi, sự không đồng nhất về xã hội và kinh tế của các hộ gia đình tham gia đánh bắt và bản chất đa chiều của đói nghèo, tầm quan trọng của quá trình xem xét trong nỗ lực để giải quyết chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)