Xây dựng mơ hình bảo tồn Rươi vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi bền vững

3.4.1. Xây dựng mơ hình bảo tồn Rươi vùng nghiên cứu

Với nguồn lợi Rươi ngày càng giảm, cùng với sự suy giảm, thu hẹp môi trường sống của Rươi, phương thức canh tác không phù hợp làm ảnh hưởng đến

mùa vụ và khả năng sinh trưởng phát triển vùng Rươi, hình thức khai thác hủy diệt...Chính vì vậy, cần xây dựng mơ hình bảo tồn Rươi phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên, cân bằng hài hịa lợi ích kinh tế, xã hội của người dân có diện tích thu Rươi tại xã Hồng Tiến.

Tiêu chí lựa chọn hộ gia đình tham gia mơ hình: (1). Hộ gia đình là chủ sở hữu ruộng Rươi tại xã Hồng Tiến; (2) Có diện tích ruộng 0,4 ha riêng biệt (hệ thống bờ bao, hệ thống mương dẫn nước, hệ thống cống thu Rươi); (3) Sẵn sàng, nhiệt tình tham gia mơ hình. Các hộ sau khi được chọn phải thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của mơ hình.

Trên diện tích 50 ha khu vựcngồi đê thuộc xã Hồng Tiến được giao cho 40 hộ dân. Mơ hình vùng bảo tồn Rươi được xây dựng trên diện tích 1,5 ha tại hộ anh Trần Văn Vững và 1 ruộng của anh Trần Văn Ba. Trên diện tích 1,5 ha được chia thành 3 mảnh ruộng, mỗi mảnh có bờ bao quanh và có cống điều tiết nước riêng biệt cho từng mảnh ruộng. Đề tài chọn ruộng nhà anh Vững có cấy lúa vụ hè thu và ruộng nhà anh Ba có cấy cói nhằm mục đích so sánh, đối chiếu mật độ Rươi. Ruộng có hình chữ nhật, ruộng nhà anh Vững nằm sát bờ sông Hồng và lấy nước trực tiếp từ sông, ruộng nhà anh Ba nằm phía trong và lấy nước thơng qua mương dẫn.

Hình 3.17. Ruộng Rươi nhà anh Ba

Ruộng thường được cho ngập nước 22 đến 23 ngày trong tháng, mỗi ngày cho nước vào ruộng và ruộng ngập nước khoảng 8 - 9 tiếng, nền ruộng luôn mềm xốp hơn do được thường xuyên ngâm nước. Ruộng được cấy lúa vào vụ hè thu với giống lúa bắc hương. Cống chung nối với sơng Hồng lấy nước vào ruộng có độ sâu 2 m phù hợp lấy nước vào ruộng Rươi, tại mỗi ruộng có cống điều tiết nước riêng biệt nhằm mục đích lấy nước vào ruộng và điều tiết nước thu hoạch Rươi.

Mơ hình lựa chọn ruộng anh Vững như sau:

01 ruộng (DT 01- mơ hình canh tác theo truyền thống) với diện tích 0,4 ha để tự nhiên có cấy lúa vào vụ hè thu, giống lúa sử dụng là bắc hương, ruộng được cải tạo bằng hình thức cày bừa trước khi cấy.

01 ruộng (DT 02 – mơ hình cải tiến) với diện tích 0,4 ha tiến hành cải tạo bón phân hữu cơ ủ hoai mục với lượng 10 tấn/ha tiến hành cấy lúa vụ đông xuân từ tháng 2 đến tháng 5, giống lúa sử dụng là hương thuần có khả năng chịu mặn và kháng sâu bệnh. Sau khi thu hoạch lúa sau 1 tháng tiến hành cải tạo cày bừa bón phân với định lượng 12 tấn/ha và để trắng thu hoạch Rươi.

01 ruộng (DT 03 - mơ hình cải tiến có thả thêm giống) 0,4ha tiến hành cải tạo bón phân hữu cơ ủ hoai mục với 10 tấn/ha, cấy lúa vụ đông xuân từ tháng 1 đến tháng 6, giống lúa sử dụng là hương thuần. Sau khi thu hoạch lúa sau 01 tháng tiến hành cải tạo cày bừa bón phân với định lượng 12 tấn/ha. Tiến hành thả thêm 10 vạn giống vào tháng 4//2019, thả 40 vạn giống vào tháng 6//2019 dương lịch.

Hình 3.18. Rươi giống trước khi thả

Ruộng nhà anh Ba với 01 ruộng (DT 04 – mơ hình canh tác truyền thống) 0,4 ha được cấy cói từ tháng 2/2017, khơng cải tạo để thu Rươi tự nhiên. Khu vực lựa chọn thực hiện mơ hình nằm sát sông Hồng, nằm xa khu vực có chất thải cơng nghiệp, đất khơng có tồn dư chất độc hại. Sử dụng nguồn nước trực tiếp từ sơng Hồng, vị trí lấy nước nằm xa vị trí dẫn nước vào khu vực trong đồng và khu vực có xả thải của người dân. Nguồn giống sử dụng cho canh tác là giống thuần có năng suất cao, có khả năng chụi mặn và khả năng kháng sâu bệnh.

Sử dụng phân hữu cơ từ trại gà và trại vịt có ủ vi sinh hoai mục. Phân xanh được vùi lấp theo giai đoạn tránh làm ô nhiễm nước trong ruộng cục bộ. Phân hữu cơ được bón trong thời gian cày bừa lật đất. Đếm lỗ Rươi trên ruộng tiến hành 2 tháng/lần vào lúc nước cạn vào các tháng 6, 8 bằng cách sử dụng ô tiêu chuẩn 25 cm x 25 cm đếm số lượng lỗ Rươi trong 5 ơ ngẫu nhiên tại các vị trí khác nhau trên các mơ hình thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)