Đặc điểm sinh học của Rươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rươi

3.1.1. Đặc điểm sinh học của Rươi

a) Vị trí phân loại

Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) thuộc ngành giun đốt, lớp giun nhiều tơ. Rươi sống ở vùng cửa sông ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều và sống ẩn nấp dưới đáy hay giấu mình trong cát, bùn trong suốt quá trình sinh trưởng. Rươi được khai thác rải rác quanh năm ở các vùng bãi triều. Tại xã Hồng Tiến Rươi thường xuất hiện nhiều vào tháng 5 – 6 và 9 – 11 (âm lịch), vào các kỳ con nước, Rươi nổi lên đi sinh sản và lúc này kích thước cơ thể Rươi đạt lớn nhất. Khi chưa trưởng thành Rươi sống trong môi trường đáy và đào hang sâu từ 30 đến 60 cm. Rươi chưa trưởng thành có chiều dài từ 15 đến 20 cm chia là 2 phần có màu đặc trưng, phần trên có màu đỏ sau đó nhạt dần về phía đi và chuyển dần sang màu trắng sữa. Trước khi nổi chất dinh dưỡng dồn về phần đầu và thân chiếm là 1/3 cơ thể, khi trưởng thành phần thân chuyển màu trắng sữa hay màu xanh nhạt. Đuôi dài chiếm 2/3 cơ thể có màu đen viền trắng. Gần đến chu kỳ nổi chúng chuyển dần lên sống trên mặt đất khoảng từ 5 đến 15 cm. Khi nổi lên, cơ thể chứa nhiều sản phẩm sinh dục; phần này trôi nổi trong nước, được thu gom và bán trên thị trường. Phần còn lại bị tiêu giảm và phân hủy dưới đáy. Mỗi một con Rươi chỉ sinh sản một lần trong đời, sau khi sinh sản cá thể bố mẹ thường chết, để lại sự phát triển của ấu trùng. Ấu trùng theo các dòng thủy triều vào vùng đất ngập nước, định cư ở đó để sinh trưởng đến khi trưởng thành. Rươi là một loại đặc sản có giá trị kinh tế rất cao, được dùng làm thực phẩm cho người và nuôi vỗ tôm bố mẹ. Về phân loại Rươi thuộc:

Giới: Animalia Ngành: Annelida

Lớp giun nhiều tơ: Polychaeta Bộ: Phyllodocida

Họ: Nereididae

Giống: Tylorrhynchus

Hình 3.1. Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus)

Hình 3.2. Rươi 5 tháng tuổi

Cơ thể Rươi được chia làm 2 phần: Đầu, thân và thuỳ đuôi, đầu Rươi gồm 2 phần: Thuỳ trước miệng và phần quanh miệng. Thuỳ trước miệng nhỏ dẹp theo hướng lưng bụng và có dạng hình tam giác cân, đỉnh quay về phía trước. Mặt trên của thuỳ trước miệng có hai anten ngắn gồm phần gốc và phần ngọn liên hoàn,

khơng có sự khác biệt và ngăn cách. Hai bên của thuỳ trước miệng có đơi xúc biện phân đốt rõ. Phần gốc của xúc biện phình lớn, có hình trứng, phần ngọn có dạng như bướu nhỏ, linh động. Đôi xúc biện là cơ quan cảm giác, có vai trị như mơi bên. Phía mặt lưng của phần trước miệng có 2 đơi mắt màu đen. Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn. Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu, bề mặt của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi.

Chiều dài thân Rươi từ 4 - 8cm, đường kính cơ thể từ 2 - 3mm, thân Rươi có từ 55 - 65 đốt các đốt đều ngắn. Độ dài đốt ngắn hơn chiều rộng đốt, mỗi đốt thân có một đơi chi bên, mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể và phân thành 2 nhánh, nhánh lưng và bụng, trên nhánh lưng có chi lưng, túm tơ lưng và thuỳ lưng dưới phát triển còn thuỳ lưng trên tiêu giảm. Các túm tơ ở Rươi thường có màu đen. Đến thời kỳ sinh sản (tháng 10 dương lịch hàng năm) cơ thể và chân bên Rươi có nhiều thay đổi, như: tăng về kích thước, các chi bên mập hơn, tơ lưng và bụng rất phát triển. Phía trước đốt cuối cùng là vùng sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể Rươi. Phần cuối của đốt cuối cùng có lỗ hậu mơn. Thuỳ đi có dạng hình nón, khơng có chi bên nhưng có hai vuốt nhỏ màu trắng sữa.

Thời gian sinh sản của chúng phụ thuộc vào chu kỳ lên xuống của thủy triều. Rươi thường nổi lên trước chu kỳ con nước cao nhất khoảng từ 2 đến 3 ngày, mỗi cá thể bố mẹ chỉ sinh sản 1 lần duy nhất. Rươi thường tập trung một số lượng lớn cá thể bơi lên mặt nước vào chu kỳ nước cường, khi nước rút chúng bơi theo ra phía sơng bơi lên vùng nước mặn có độ mặn cao hơn để sinh sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)