CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi bền vững
3.4.3. Xây dựng quy trình phục hồi và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi
(i) Tên quy trình: Phục hồi và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi
(Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865)
(ii) Xuất xứ quy trình: Quy trình phục hồi kích thích sinh sản và thả giống bổ
sung Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) được xây dựng dựa trên kết quả của đề tài: Thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi tự nhiên tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, được
thực hiện từ năm 2018 - 2019.
(iii) Mơ tả, quy trình cơng nghệ, nội dung, kết quả: Phục hồi và bảo tồn bền
vững nguồn lợi Rươi a) Phạm vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng cho các khu vực ruộng có Rươi sinh sống và cư trú tại vùng cửa sơng và đất ngập nước tỉnh Thái Bình.
b) Các bước thực hiện quy trình: - Vị trí thực hiện:
Chọn vùng có hệ thống giao thơng thuận lợi, lưu thông dễ dàng, là nơi được quy hoạch bảo tồn nguồn lợi Rươi. Chọn khu vực ruộng lúa, cói, bãi đất trống có ngập nước theo lịch thủy triều, khơng chịu tác động trực tiếp của gió bão. Nguồn nước khơng bị ơ nhiễm, có nguồn nước sạch và ổn định, ít chụi tác động từ vùng nuôi trồng thủy sản và vùng trồng lúa.
- Thiết kế vùng phục hồi và kích thích sinh sản:
Hệ thống ruộng nuôi Rươi: Hệ thống ruộng thu Rươi có nền đáy phù hợp với lấy nước vào theo triều cường hàng tháng. Ruộng Rươi được thiết kế sao cho nước vào ruộng ngập từ 30-50 cm vào lúc triều cường mạnh nhất và rút cạn trong ngày. Nền đáy mềm xốp đảm bảo Rươi dễ đào hang và tìm chỗ trú ẩn. Đối với ruộng có nền đáy cao cần hạ nền đáy xuống đảm bảo ruộng không quá mực nước rút, đối với
ruộng có nền đáy thấp cần nâng độ cao nền đáy đảm bảo nước rút không bị úng nước.
Hệ thống phân phối nước: Mương nước được bố trí dẫn nước từ sơng Hồng hay mương chính vào ruộng Rươi. Tại trước cửa ruộng có cống chặn nước nhằm mục đích điều tiết nước và thu Rươi. Đối với ruộng có diện tích lớn từ 1 ha trở lên, cần thiết kế hệ thống mương nước xung quanh ruộng Rươi và hệ thống cấp nước theo hình thức mương “xương cá” nhằm mục đích cung cấp đều nước, thốt nước và cung cấp đều giống Rươi trên ruộng.
- Chuẩn bị vật liệu sản xuất và ruộng thả Rươi.
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ sử dụng là phân chuồng, phân gà, phân vịt ủ hoai mục, sử dụng vi sinh với liều lượng với liều lượng 12 tấn/ha. Tổng lượng phân cần chuẩn bị 24 tấn/năm.
Giống lúa sử dụng: Giống lúa chịu mặn, mùa vụ cấy vào mùa xuân hè. Cấy lúa HT-08 vào tháng 01 hàng năm. Lúa sau khi được gặt đến tháng 7 âm lịch tiến hành cày bừa lật đất và bón phân làm phẳng ruộng nhằm mục đích tơi xốp đất và tạo thêm thức ăn cho Rươi.
Chuẩn bị ruộng thả Rươi: Ruộng được cày bừa vào cuối tháng 12 âm lịch, bừa vùi cỏ vào chiều mát, bừa nhát bỏ nhát ngâm nước nhằm mục đích phân hủy lượng cỏ và gốc rạ trong đất. Trong quá trình bừa lại ruộng tiến hành vãi phân chuồng được ủ hoai mục trên ruộng và tiến hành bừa lật vùi phân và làm phẳng ruộng.
Thiết bị: ngoài thiết bị trên cần sử dụng các máy đo khác như máy đo độ mặn, nhiệt độ, pH, các bộ Test-kit môi trường, các loại vợt,…
Giống Rươi: Sử dụng giống Rươi có chất lượng tốt, Rươi đạt kích cỡ từ 3-5 đốt bơi khỏe mạnh. Giống được thả theo các tháng vào ruộng.
- Kỹ thuật quản lý chăm sóc ruộng Rươi:
Thả Rươi: Rươi giống được chứa trong túi có bơm ơxy, duy trì nhiệt độ nước từ 25 đến 300C. Thường vận chuyển quãng đường ngắn dưới 5 giờ để đảm bảo sức khỏe của Rươi giống. Rươi giống từ 3 đến 5 đốt.
Nguồn nước sử dụng cấp cho ruộng Rươi phải sạch, độ mặn ổn định từ 0 - 5‰, nhiệt độ trên ruộng Rươi đạt 27 - 30 oC, hàm lượng ơxy hồ tan trong nguồn nước đạt mức > 4mg/l.
Rươi chủ yếu sống trong lớp bùn, đào hang trú ẩn, mật độ Rươi tính dựa trên mật độ lỗ Rươi trên 1 diện tích. Đối với Rươi kích cỡ từ 3-5 đốt mật độ nuôi Rươi đạt 100 - 200 con/m2.
Kiểm tra mật độ tảo trên ruộng Rươi đảm bảo mật độ tảo phù hợp trong ruộng Rươi.
Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của Rươi có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.
- Thu hoạch Rươi: Sau thời gian nuôi từ 7 đến 8 tháng tùy vào kích cỡ, mật độ, kiểm tra thấy Rươi dồn chất dinh dưỡng lên phần đầu, phần đuôi chuyển dần sang màu trắng và viền đen thì chuẩn bị dụng cụ thu Rươi theo lịch thủy triểu trong tháng.
c) Các thơng số kỹ thuật của quy trình
Một số thông số kỹ thuật của quy trình phục hồi và bảo tồn bền vững Rươi được giới thiệu ở bảng 3.4.3.
Bảng 3.1.6. Một số thơng số kỹ thuật chính của quy trình
TT Thơng số kỹ thuật Đơn vị tính u cầu (≥)
1 Tỷ lệ Rươi thả giống Con 100-200
2 Tỷ lệ mật độ lỗ Rươi sau thả 1 tháng % 70
3 Tỷ lệ mật độ lỗ Rươi sau thả 2 tháng % 60
4 Tỷ lệ mật độ lỗ Rươi sau thả 2 tháng % 50
5 Kiểm tra bệnh Virus, nấm Không
d) Địa chỉ ứng dụng:
- Các hộ có diện tích ni Rươi và các hộ ni trồng thủy sản nước lợ, lợ nhạt ven sông.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHỤC HỒI KÍCH THÍCH SINH SẢN VÀ THẢ GIỐNG BỔ SUNG
Giới thiệu công nghệ
Rươi là một trong những đối tượng kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt thơm ngon, bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngồi nước.
Các thơng số kỹ thuật cần điều chỉnh:
Sử dụng phân hữu cơ hoai mục 12 tấn/ha.
Độ mặn ổn định từ 0 - 5‰.
Hàm lượng ơxy hồ tan trong nguồn nước đạt mức > 4mg/l.
Mật độ nuôi Rươi đạt 100 - 200 con/m2
Rươi giống từ tự nhiên
Rươi giống nhân tạo
Cải tạo ruộng, cày bừa lật
đất, vùi phân xanh tạo độ tơi xốp cho mặt ruộng
Bón phân hữu cơ ủ hoai mục tăng độ tơi xốp, nuôi tảo,
thức ăn mùn bã hữu cơ
Cấy thảm thực vật (lúa, cói) tạo độ che phủ và nơi trú ẩn
- Lấy giống tự nhiên theo con nước.
- Thả bù giống theo tháng.
Cày bừa lật đất đợt 2 vùi phân xanh và bổ sung phân hữu cơ
Kiểm tra mật độ lỗ Rươi theo tháng tiến hành thả bổ sung giống
đạt 200-300 lỗ/m2 pH: 7-8, độ mặn 0-3 ‰ Thức ăn hỗn hợp Thay nước định kỳ theo thủy triều