CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hiện trạng khai thác
3.2.3. Hiện trạng mật độ lỗ Rươi và sản lượng khai thác
Tổng sản lượng Rươi ở xã Hồng Tiến năm 2014 đạt 20,14 tấn, năm 2015 đạt 17,45 tấn, năm 2016 vụ chiêm đạt 52 kg, vụ mùa đạt 11,6 tấn, năng suất khai thác đạt 233kg/ha. Năm 2017, sản lượng vụ chiêm đạt 61 kg, vụ mùa đạt 10,1 tấn, năng suất khai thác đạt 203 kg/ha. Năm 2018 sản lượng vụ chiêm đạt 49 kg, vụ mùa đạt 2,48 tấn, năng suất khai thác đạt 50kg/ha. Sản lượng năm 2018 giảm 8 lần so với năm 2014, và số liệu thống kê cho thấy Rươi giảm dần về sản lượng theo từng năm, giảm mạnh nhất từ năm 2018.
Bảng 3.1.2. Sản lượng khai thác Rươi và cáy năm 2014 đến 2018
Danh mục Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 Rươi Tấn 20,14 17,45 11,65 10,16 2,52 Giá trị Triệu đồng 8.056 6.980 4.660 4.064 1.008 Cáy Tấn 55 61 56 58 55 Giá trị Triệu đồng 4.400 4.880 4.480 4.640 4.400 Cói Tấn 202,5 199 210 209 188 Giá trị Triệu đồng 708,8 675,6 736,4 771,8 600,3 Lúa Tấn 67,5 75,4 69,8 72,3 71,5 Giá trị Triệu đồng 405 528 524 448 486
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Với diện tích 50 ha được chia cho 40 hộ dân, trung bình mỗi hộ dân năm 2014 thu từ 424 triệu đồng/năm đến 2018 thu nhập giảm xuống 162 triệu đồng/năm. Với
lao động 2 người/1 hộ, thu nhập bình quân 1 tháng năm 2014 là 17 triệu đồng/năm/hộ và năm 2018 là 8 triệu đồng/năm/hộ (Bảng 3.1.1). Thu nhập bình quân hộ dân có bãi thu Rươi cao hơn so với mặt bằng chung của xã. Theo cơ cấu nguồn thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi Rươi.
Rươi được khai thác 2 vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm khai thác vào tháng 5 âm lịch, thời gian khai thác kéo dài từ 1 đến 2, vụ mùa khai thác từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, thời gian khai thác kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Rươi thường xuất hiện vào thời gian 2 - 3 ngày trước khi nước đạt đỉnh triều cao nhất. Sản lượng Rươi chủ yếu tập trung vào vụ chiêm. Từ tháng 1 đến tháng 6 dượng lịch thủy triều cường vào ban đêm và Rươi di cư sinh sản vào ban đêm, các tháng 10 - 12 thủy triều cường vào ban ngày nên Rươi di cư sinh sản vào ban ngày.
Rươi sinh trưởng và đào hang trong nền đáy với cửa hang là lỗ hình tròn thông lên bề mặt. Thức ăn chủ yếu là các sinh vật có kích thước nhỏ như thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy bám dính trong trầm tích. Rươi thường chui lên khỏi lỗ kiếm thức ăn vào thời gian chiều tối và sáng sớm. Mật độ lỗ Rươi trên bề mặt cho biết sự giàu nghèo của quần đàn Rươi trong ruộng.
Kết quả “bói” Rươi vào các tháng năm 2019 cũng cho thấy mật độ lỗ Rươi năm 2019 tiếp tục giảm so với các năm trước và thấp hơn năm 2018. Vị trí Rươi phân bố không đồng đều trên các ruộng, Rươi tập trung tại vị trí cửa cống chủ yếu, mật độ giảm dần đến cuối ruộng nơi xa vị trí của cống do vị trí cửa cống gần nguồn nước, tại đó trao đổi chất diễn ra mạnh hơn (Bảng 3.1.2). Mật độ lỗ Rươi trên ruộng khi chưa có cải tạo ruộng bón phân hữu cơ thấp hơn so với ruộng đã có cải tạo bón phân hữu cơ (12 tấn/ha). Tuy nhiên, mật độ lỗ không tăng so với năm trước.
Bảng 3.1.3. Hiện trạng mật độ lỗ Rươi tại vùng nghiên cứu Vị trí Khi còn lúa Vị trí Khi còn lúa (m2) 10/10/2018 Sau khi gặt (m2) 8/11/2018
Sau khi cải tạo (m2) 10/6/2019
Sau khi cải tạo (m2) 10/7/2018
Cửa cống 56 56 52 55
Giữa ruộng 49 42 38 41
Cuối ruộng 28 28 25 29
Theo đánh giá của người dân có ruộng Rươi, sản lượng Rươi tự nhiên trong 2 năm gần đây giảm nhanh chóng, từ năm 2014 đến 2018 sản lượng khai thác Rươi giảm 80%, từ năm 2017 đến 2018 sản lượng khai thác Rươi giảm 35%. Điều này chứng tỏ nguồn lợi Rươi đang giảm mạnh. Nguyên nhân xu hướng giảm sút mạnh nguồn lợi này ngoài khai thác quá mức còn nguyên nhân khách quan do ô nhiễm môi trường, mất bãi sinh sản tự nhiên dẫn đến suy giảm của các nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong đó có Rươi.